5 câu nói dối “vô hại” nơi công sở nhưng lại giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp

Đánh giá post

Trong công việc hay cuộc sống, con người luôn được khuyến khích trung thực và nói dối là điều không nên. Thế nhưng, đôi khi những lời nói dối “vô hại”, không gây ảnh hưởng đến ai lại có thể giúp chúng ta thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Vậy những câu nói dối nơi công sở đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tổng hợp chi tiết.

Tôi có thể làm được

Tôi có thể làm được – top 1 những câu nói dối nơi công sở

Trường hợp này thường là bạn được giao một nhiệm vụ, một dự án lớn nhưng chưa thực sự tự tin 100%. Lúc này, thay vì nói “tôi không biết làm”, bạn hãy mạnh dạn khẳng định “tôi có thể làm được” hoặc “tôi sẽ cố gắng”. Mặc dù bạn đang khá lo lắng về chuyên môn, kinh nghiệm nhưng đừng vì thế mà nói thẳng với sếp mà đánh mất cơ hội của mình.

Vì thực tế, trong một tập thể nhiều người, không phải lúc nào cơ hội cũng được trao cho bạn. Một lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này đó là hãy kiềm chế cảm xúc, có thể nói dối và sau đó cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nỗ lực hết mình cho nhiệm vụ được giao. Biết đâu sau dự án này, bạn lại trở nên nổi bật, xuất sắc trong mắt sếp thì sao?

👉 Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ anh/chị ấy

Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ anh/chị ấy

Thường thì câu nói dối này sẽ liên quan đến sếp cũ của bạn. Khi được hỏi về nguyên nhân nghỉ việc trước đó, dù bạn thực sự không thích, thậm chí là từng có mâu thuẫn với họ nhưng cũng tuyệt đối không được đề cập đến các vấn đề tiêu cực. Thay vào đó, bạn hãy nói tránh đi, bày tỏ sự biết ơn vì nhờ họ mà bạn học hỏi được rất nhiều điều bổ ích.

Bởi bất cứ ai cũng không muốn tiếp nhận hay làm việc chung với một người hay đi nói xấu sau lưng sếp, vô ơn, không tôn trọng người khác. Do đó, bạn đừng bao giờ để lời nói thật không cần thiết làm hại sự nghiệp của mình. Bạn cần giữ cái đầu lạnh, thật tỉnh táo để không rơi vào bẫy mà người khác đặt ra. Và trong tình huống này, lời nói dối “vô hại” có thể sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp đó.

Tôi rất hào hứng với công việc này

Tôi rất hào hứng với công việc này

Bạn đang chán nản với công việc hiện tại của mình? Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà thể hiện điều đó ra cho cấp trên biết. Việc bạn “show” ra gương mặt mệt mỏi, thiếu sức sống, động lực làm việc không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bản thân mà còn khiến tâm trạng của động nghiệp cũng vô tình đi xuống. Chưa kể, khi thấy bạn có thái độ làm việc không tốt, sếp sẽ đánh giá thấp và không hài lòng.

Hãy thử tưởng tượng rằng, nếu bạn là một người quản lý, nhìn thấy nhân viên của mình đang làm việc chểnh mảng, hời hợt với dự án quan trọng thì phản ứng của bạn sẽ ra sao? Nếu không muốn sự nghiệp đi xuống, bạn buộc phải nói dối là “tôi rất hào hứng”, phải tỏ ra thích thú, vui vẻ khi nhận được nhiệm vụ.

👉 Xem thêm: Động lực làm việc là gì? Cách tạo động lực để làm việc hiệu quả nhất

Đây là lỗi của tôi

Trong công việc, chắc chắn chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những sai sót ảnh hưởng chất tiến độ, hiệu quả. Và đứng trước lời khiển trách từ sếp, bạn sẽ phản ứng ra sao? Liệu bạn có sẵn sàng nhận lỗi hay đổ cho người khác?

Đây là lỗi của tôi

Thực tế, dù mọi chuyện hoàn toàn không phải do bạn gây ra thì trong một số trường hợp, bạn nên tiết chế cảm xúc và nói dối “lỗi là của tôi”. Việc đổ cho hoàn cảnh hay hạ bệ người khác trước đám đông, nâng cao trách nhiệm của mình lên là điều tối kỵ. Nó có thể chính là con dao 2 lưỡi khiến sếp có cái nhìn xấu về bạn. Chính vì vậy, những lời nói thiện chí sẽ khiến cho sếp hay đồng nghiệp yêu quý, tôn trọng cũng như đánh giá cao hơn về trách nhiệm của bạn trong công việc.

Tôi không phiền khi giúp đỡ đồng nghiệp

Mỗi người sẽ có nhiệm vụ riêng và thực tế, bạn đã có quá nhiều điều phải làm hàng ngày. Do đó, gánh thêm công việc của đồng nghiệp khác chắc chắn sẽ không thoải mái. Tuy nhiên, nếu sếp hay đồng nghiệp nhờ hỗ trợ, bạn vẫn cần tỏ thái độ vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ.

Bởi nếu bạn thể hiện sự không hài lòng, phiền hà, gay gắt trước lời đề nghị thì mọi người xung quanh cũng như sếp sẽ thất vọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến con đường phát triển sự nghiệp mà bạn đang đi. Trong trường hợp này, thay vì tỏ thái độ thật, bạn nên sử dụng lời nói dối “tôi không phiền”. Nếu mọi thứ chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng đến công việc của bạn thì đây là điều nên làm phải không?

👉 Xem thêm: Bí quyết công sở: Đồng nghiệp nhờ vả, làm thế nào để từ chối?

Tôi không phiền khi giúp đỡ đồng nghiệp

Có thể thấy, đôi khi lời nói dối “vô hại” lại được xem là cách ứng xử khéo léo, khôn ngoan nơi công sở. Thậm chí, nó còn vừa giúp bạn được đồng nghiệp, sếp yêu quý, vừa tạo bước đệm cho sự nghiệp thăng tiến trong tương lai. Thế nhưng, bạn hãy nhớ rằng, mọi thứ nên có giới hạn và không được phép dùng lời nói dối để biện minh cho những sai lầm mình gây ra nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: