Kế toán là gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán

Đánh giá post

Kế toán là một trong những ngành được ưa chuộng hàng đầu hiện nay bởi cơ hội việc làm rộng mở. Vậy học ngành kế toán ở đâu? Ra trường làm những công việc gì? Mức lương có hấp dẫn không? Câu trả lời sẽ được JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về ngành kế toán

Kế toán là ngành được đào tạo để làm các công việc liên quan đến ghi chép, thu nhận, xử lý số liệu, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Đối tượng của kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

kế toán
Tìm hiểu chung về ngành kế toán

Ngành kế toán hiện nay được chia thành 2 mảng:

  • Kế toán công: kế toán tại những đơn vị không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động (chủ yếu là các tổ chức đoàn thể xã hội, nhà nước,…).
  • Kế toán doanh nghiệp: kế toán tại những đơn vị hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh – sinh lời.

Theo học ngành kế toán, các bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức từ cơ sở đến chuyên môn như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí,…, phục vụ cho công việc trong các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sau này.

Ngành kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và hỗ trợ các quyết định kinh doanh. Để phục vụ hiệu quả, các công ty kế toán cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu là gì – nhóm khách hàng mà dịch vụ của họ hướng đến. Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và cung cấp giải pháp tài chính phù hợp.

2. Thông tin tuyển sinh ngành kế toán

Nắm bắt thông tin tuyển sinh ngành kế toán sẽ giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp, đúng đắn cho bản thân. Vậy hãy theo dõi thông tin được JobsGO cập nhật dưới đây nhé.

2.1 Các chuyên ngành của kế toán

Kế toán là một ngành lớn với những chuyên ngành nhỏ là:

  • Kế toán doanh nghiệp: đào tạo các kiến thức liên quan đến kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, thuế – tài chính doanh nghiệp, chuẩn mực, chế độ kế toán,…
  • Kế toán công: đào tạo các kiến thức về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tổ chức được nhà nước thành lập.
  • Kiểm toán: trang bị những kỹ năng thực hiện công việc kiểm toán, môn học chuyên sâu như kế toán tài chính, kế toán chi phí, hệ thống thông tin kế toán, đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ,…
  • Kế toán tài chính: tập trung vào các kiến thức, kỹ năng soạn thảo báo cáo hàng năm cho doanh nghiệp, kiến thức kinh tế – xã hội, kế toán tài chính – quản trị, thuế, chuẩn mực kế toán,…

2.2 Chương trình đào tạo ngành kế toán

ngành kế toán
Chương trình đào tạo ngành kế toán

Chương trình đào tạo ngành kế toán được chia thành 4 khối kiến thức như sau:

I Khối kiến thức chung

(Không tính các môn học 9 – 11)

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin  2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 2
6 Tiếng Anh A1
7 Tiếng Anh A2
8 Tiếng Anh B1
9 Giáo dục thể chất
10 Giáo dục quốc phòng-an ninh
11 Kỹ năng mềm
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
12 Toán cao cấp
13 Xác suất thống kê
14 Toán kinh tế
III Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Các môn học bắt buộc
15 Nhà nước và pháp luật đại cương
16 Kinh tế vi mô
17 Kinh tế vĩ mô
18 Nguyên lý thống kê kinh tế
19 Kinh tế lượng
III.2 Các môn học tự chọn
20 Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
21 Lịch sử văn minh thế giới
22 Xã hội học đại cương
23 Logic học
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các môn học bắt buộc
24 Luật kinh tế
25 Nguyên lý quản trị kinh doanh
26 Kinh tế tiền tệ – ngân hàng
27 Tài chính doanh nghiệp 1
28 Nguyên lý kế toán
29 Nguyên lý marketing
IV.2 Các môn học tự chọn
30 Định giá doanh nghiệp
31 Đầu tư tài chính
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các môn học bắt buộc
32 Kế toán tài chính 1
33 Kế toán tài chính 2
34 Kế toán tài chính 3
35 Kế toán quản trị
36 Tài chính doanh nghiệp 2
37 Thuế
38 Hệ thống thông tin kế toán
39 Quản trị tài chính quốc tế
40 Phân tích tài chính
41 Kiểm toán căn bản
42 Phân tích hoạt động kinh doanh.
V.2 Các môn học tự chọn
V.2.1 Các môn học chuyên sâu
V.2.1.1 Các môn học chuyên sâu về Kế toán
43 Kế toán quốc tế
44 Kế toán thuế
45 Thực hành kế toán tài chính
V.2.1.2 Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán
46 Kiểm toán tài chính
47 Kiểm toán nội bộ
48 Thực hành kiểm toán tài chính
V.2.2 Các môn học bổ tự chọn chung
49 Kế toán doanh nghiệp dịch vụ
50 Kế toán ngân hàng thương mại
51 Những vấn đề hiện tại của kế toán
52 Đàm phán trong kinh doanh
53 Các thị trường và định chế tài chính
V.3 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
V.3.1 Thực tập và niên luận
54 Thực tập thực tế 1
55 Thực tập thực tế 2
56 Niên luận
V.3.2 Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
57 Khóa luận tốt nghiệp
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
58 Kế toán công
59 Kiểm toán dự án

(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội)

2.3 Khối thi vào ngành kế toán

Có rất nhiều khối thi vào ngành kế toán để các bạn lựa chọn đó là:

  • A00 – Toán, Lý, Hóa
  • A01 – Toán, Lý, Anh
  • A04 – Toán, Lý, Địa
  • A07 – Toán, Sử, Địa
  • A16 – Toán, Văn, KHTN
  • B00 – Toán, Hóa Sinh
  • C01 – Toán, Văn, Lý
  • D01 – Toán, Văn, Anh
  • D07 – Toán, Hóa, Anh
  • D09 – Toán, Sử, Anh
  • D10 – Toán, Địa, Anh
  • D90 – Toán, KHTN, Anh
  • D96 – Toán, Anh, KHXH

2.4 Trường đào tạo & điểm chuẩn ngành kế toán mới nhất

Accountant
Trường đào tạo & điểm chuẩn ngành kế toán mới nhất

Ngoài thông tin về chuyên ngành, khối thi, các bạn cũng cần tìm hiểu về các trường, điểm chuẩn ngành kế toán như thế nào, từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là tổng hợp 1 số trường cùng điểm chuẩn mới nhất xét theo kết quả kỳ thi THPTQG, bạn hãy tham khảo nhé.

Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
2022 2021 2020
Miền Bắc
Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội A01; D01; D09; D10 33,7 35,55 32,6
Đại học Hà Nội D01 32,27 35,12 31,48
Đại học Ngoại Thương A00; A01; D01; D07 27,8 24 27,35 – 27,65
Đại học Kinh Tế Quốc Dân A00; A01; D01; D07 27,40 27,65 27,55
Học viện Tài Chính A00; A01; D07, D01 26,20 26,55 – 26,95 26,2
Đại học Thương Mại A00; A01; D01; D07 25,8 – 26,2 26,2 – 26,55 24,9 – 26,0
Đại học Bách Khoa Hà Nội A00; A01; D01, A19 15,3 – 25,0 25,76 19,29 – 25,3
Học Viện Ngân Hàng A00; A01; D01; D07 25,8 26,4 25,6
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông A00; A01; D01 25,35 25,75 24,35
Viện Đại học Mở Hà Nội A00; A01; D01 23,8 24,9 23,2
Đại học Công Nghiệp Hà Nội A00; A01; D01 23,95 24,75 22,75
Đại học Giao Thông Vận Tải A00; A01; D01; D07 22,65 23,3 19,6
Đại học Thủy Lợi A00; A01; D01; D07 24,95 19,7 21,7
Đại học Điện Lực A00; A01; D01; D07 23,4 22 17
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội A00; A01; D01; D07 25,25 24,25 19
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội A00; A08; C03; D01 26 24,9 16
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp A00; A01; C01; D01 22,5 17,25 17
Đại học Mỏ Địa Chất A00; A01; D01; D07 22 18 16
Miền Trung
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng A00; A01; D01; D90 23,75 25,5 24,25
Đại học Kinh Tế – Đại học Huế A00; A01; D01; C15 20,5 20 18
Đại học Nha Trang A01; D01; D07; D96 18 20 21,5
Đại học Kinh Tế Nghệ An A00; A01; B00; D01 15 14 14
Miền Nam
Đại học Kinh Tế TP.HCM A00; A01; D01; D07 25,8 22 25,8
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông A00; A01; D01 25,35 23,95 21,7
Đại học Ngân Hàng TP.HCM A00; A01; D01; D07 25,15 25,55 24,91
Đại học Tài Chính Marketing A00; A01; D01; D96 25,2 25,3 25
Đại học Sài Gòn C01; D01 22,65 – 23,65 23,5 – 24,5 22,48 – 23,48
Đại học Mở TP.HCM A00; A01; D01; D07 23,3 25,7 24
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh A00; A01; D01 23 24,25 23,3
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM A00; A01; D01; D10 23,5 22,75 20
Đại học Công Nghệ TP.HCM A00; A01; C01; D01 17 18 18
Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM A00; A01; D01; C01 17 19 19
Đại học Hoa Sen A00; A01; D01; D03; D09 16 16 16
Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00; A01; D90; D01 15 15 15

>>>Xem thêm: Các trường đại học kế toán Hà Nội nên học

3. Cơ hội việc làm ngành kế toán

Là một ngành quan trọng nên nhu cầu nguồn nhân lực kế toán luôn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho những bạn tốt nghiệp ngành kế toán. Cụ thể, sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch, thuế, tư vấn tài chính,… trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, quản lý dự án, giao dịch.
  • Kế toán trưởng, quản lý tài chính doanh nghiệp.
  • Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính.
  • Giảng viên giảng dạy ngành kế toán trong các trường cao đẳng, đại học.

Với những công việc trên, các bạn có thể làm việc tại:

  • Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động vì mục đích kinh doanh – thu lợi nhuận.
  • Các đơn vị công, hoạt động không vì lợi nhuận (bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước).
  • Các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư.
  • Trường cao đẳng, đại học, trung tâm đào tạo kế toán.

4. Mức lương ngành kế toán

ke toan
Mức lương ngành kế toán

Mức lương ngành kế toán được đánh giá là khá tốt. Mức này có thể khác nhau tùy vào vị trí, doanh nghiệp, năng lực của mỗi người.

  • Với những bạn ít kinh nghiệm, lương khởi điểm có thể từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.
  • Với những bạn có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương sẽ từ 9 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Với các vị trí kế toán tổng hợp thì lương sẽ từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Kế toán trưởng có thể đạt mức lương 20 – 30 triệu đồng/tháng.

5. Tố chất cần có để theo đuổi ngành kế toán

Để theo đuổi và phát triển được trong ngành kế toán, các bạn sẽ cần hội tụ những tố chất, kỹ năng dưới đây:

5.1 Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp

Công việc kế toán luôn phải tiếp xúc với những con số như: Thu thập chứng từ, nhập liệu, thu giữ hóa đơn, quan sát tình hình tài chính – kinh tế, lên danh sách thu chi, làm báo cáo tài chính, tính lương bổng…Những việc này đòi hỏi nhân viên kế toán phải có con mắt quan sát tình hình thực tế, nhận định những sự việc phát sinh từ đó phân tích, tổng hợp những công việc một cách kịp thời và đảm bảo tuân thủ quy trình kiểm toán nhằm tăng độ chính xác và minh bạch trong báo cáo.

5.2 Kỹ năng tin học văn phòng

Đây là điều kiện không thể thiếu của mọi ngành nghề, không phải chỉ riêng ngành kế toán. Đặc biệt, nhân viên kế toán phải thật thành thạo Excel để tính toán các số liệu, Word để làm báo cáo các số liệu, thống kê định kỳ và Powerpoint để thuyết trình. Ngoài ra, có nhiều phần mềm chuyên về kế toán để hỗ trợ trong công việc.

5.3 Kỹ năng mềm tốt

Kế toán là bộ phận liên quan trực tiếp đến việc thu chi của các hoạt động của doanh nghiệp nên kết nối rất nhiều với các bộ phận khác. Những kỹ năng mềm cần có của một nhân viên kế toán như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm…

Những kỹ năng mềm sẽ giúp công việc của các nhân viên kế toán diễn ra suôn sẻ và giữ được mối quan hệ tốt với phòng ban khác trong công ty.

Ngành kế toán yêu cầu sự chính xác, kỷ luật và tuân thủ các quy trình, điều rất phù hợp với những người thuộc nhóm tính cách ISTJ. Với đặc điểm đáng tin cậy, tổ chức tốt và tập trung vào chi tiết, ISTJ thường xuất sắc trong việc quản lý sổ sách, phân tích tài chính và đảm bảo tuân thủ quy định, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và minh bạch.

5.4 Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian tốt cũng là một kỹ năng mà bất cứ nhân viên thuộc tính cách kế toán hay ngành nghề nào cũng cần có.

Chúng ta cần quản lý tốt thời gian để hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không mất nhiều công sức, không để thời gian vô ích. Đồng thời, sắp xếp công việc một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta tận dụng được nhiều thời gian để giải quyết nhiều việc hơn, từ đó nâng cao năng suất làm việc, khẳng định giá trị bản thân, tăng cơ hội thăng tiến.

5.5 Trung thực, cẩn thận

nganh ke toan
Tố chất cần có để theo đuổi ngành kế toán

Công việc kế toán luôn gắn liền với số liệu, giấy tờ, sổ sách. Do vậy, nhân viên kế toán phải là người cẩn thận, biết sắp xếp công việc một cách khoa học. Phải luôn đảm bảo sự chính xác, tài liệu phải dễ dàng tìm kiếm. Chỉ cần mắc sai lầm ở đâu là lỗi trên toàn hệ thống.

Ngoài ra, trung thực cũng là một trong những tiêu chí của một nhân viên kế toán mà các công ty quan tâm nhất khi tuyển dụng. Trung thực còn có nghĩa là các thông tin đưa ra phải phản ánh đúng các con số, tình hình tài chính thực tế để giúp công ty giải quyết các vấn đề phát sinh sắp tới.

>> Xem thêm: Tuyển dụng kế toán trưởng

5.6 Chịu áp lực tốt

Đối mặt hằng ngày với giấy tờ, số liệu nên để có thể tránh được những sai lầm và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc, các nhân viên kế toán cần rèn luyện cho mình tinh thần cứng rắn, khả năng xử lý và chịu được áp lực công việc cao. Đừng trì trệ và dồn việc nhiều quá, sẽ khiến chúng ta thêm áp lực, dễ phạm sai sót không cần thiết. Làm trắc nghiệm tính cách miễn phí để xem bạn có phù hợp với công việc này không.

JobsGO hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về ngành kế toán. Hãy theo dõi kênh JobsGO blog để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình tìm việc làm kế toán viên các bạn nhé. Chúc các bạn thành công.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: