Ngành An Toàn Thông Tin: Học Gì? Học Ở Đâu? Ra Trường Làm Gì?

4.5/5 - (4 votes)

An toàn thông tin là một ngành học hấp dẫn và đầy hứa hẹn trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng khi học ngành An toàn thông tin, chúng ta sẽ học những gì? Nên học An toàn thông tin ở đâu để có một nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc? Và sau khi ra trường, chúng ta có thể làm gì? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay câu trả lời cho những câu hỏi này bằng cách đọc bài viết này nhé.

1. Ngành An Toàn Thông Tin Là Gì?

ngành an toàn thông tin
An Toàn Thông Tin Là Gì?

An toàn thông tin được hiểu là một hành động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc ngăn cản sự truy cập, sử dụng, chia sẻ thông tin, tiết lộ, phát tán, phá hủy hoặc ghi lại những thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu.

Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về mạng máy tính và hệ thống thông tin. Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, an toàn trong các ứng dụng web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, cùng với mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập,…

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc cung cấp thông tin là rất quan trọng để tham gia mạng xã hội và sử dụng các dịch vụ trực tuyến như mua sắm, di chuyển, thanh toán và điện toán đám mây. Tuy nhiên, việc này cũng mang lại nhiều rủi ro bảo mật thông tin.

Theo thống kê của BKAV, số lượng các cuộc tấn công gián điệp APT tại Việt Nam trong năm 2023 tăng 55% so với 2022, nhắm vào hơn 280.000 máy tính. Đặc biệt, có rất nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan đã bị tấn công, gây ra thiệt hại lớn và làm đình trệ hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tạo ra cơ hội cho các hacker xâm nhập hệ thống dữ liệu thông qua các lỗ hổng như phần mềm cũ và thiết bị không bảo mật. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tấn công vào hệ thống thương mại điện tử, tài chính và ngân hàng để đánh cắp thông tin người dùng. Vì vậy, mối đe dọa đến bảo mật thông tin ngày càng tăng, đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực An toàn thông tin.

An toàn thông tin đảm bảo bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu khỏi các tấn công như virus, mã độc, truy cập trái phép, sửa đổi trái phép, phát tán trái phép và phá hoại dữ liệu. Nó đảm bảo rằng các hệ thống thông tin hoạt động đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và đáng tin cậy.

>> Xem thêm: Ngành quản lý thông tin là gì?

2. Tầm Quan Trọng Của Ngành An Toàn Thông Tin

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc truyền tải thông tin qua mạng, mối đe dọa đến tính bảo mật và sự riêng tư của thông tin đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngành An toàn thông tin giúp bảo vệ thông tin cá nhân của mỗi người, ngăn chặn việc, lộ thông tin và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân.

Đối với doanh nghiệp và tổ chức, An toàn thông tin càng trở nên cấp bách. Thông tin về sản phẩm, khách hàng, giao dịch tài chính và các dữ liệu quan trọng khác là tài sản vô cùng quý giá. Một việc mất mát hay rò rỉ thông tin có thể gây thiệt hại lớn về uy tín, tài chính,… Ngành An toàn thông tin giúp giảm thiểu rủi ro bảo mật thông tin, đảm bảo rằng các hệ thống và dữ liệu quan trọng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Ngoài ra, ngành này còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới điện, giao thông, y tế,… Các cuộc tấn công vào những hệ thống này có thể gây hủy diệt và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Vì vậy, việc có chuyên gia và nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực An toàn thông tin là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế trong thời đại số.

3. Ngành An Toàn Thông Tin Học Những Gì?

các môn học ngành an toàn thông tin
Học An toàn Thông Tin Là Học Gì?

Ngành An toàn thông tin bao gồm những chuyên ngành nào? Ngành An toàn thông tin học những gì? Ngành An toàn thông tin bao gồm nhiều chuyên ngành như: chuyên ngành An toàn thông tin, chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin, chuyên ngành Bảo mật mạng, chuyên ngành Bảo mật ứng dụng, chuyên ngành Điều tra và Phân tích tội phạm mạng,…

Thông thường, ngành An toàn thông tin có chương trình đào tạo từ 3 – 4,5 năm tùy theo quy định của từng trường đại học. Về cơ bản, sinh viên sẽ được trang bị các nhóm kiến thức bao gồm:

  • Kiến thức chung với các môn Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng, Tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…),…
  • Kiến thức cơ bản nhóm ngành gồm các môn học như Giải tích, Đại số, Vật lý, Xác suất thống kê,…
  • Kiến thức cơ sở ngành An toàn thông tin để người học hiểu được cấu trúc hoạt động của các hệ thống công nghệ thông tin. Các môn học ngành An toàn thông tin thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành gồm: Kỹ thuật số, Toán rời rạc, Ngôn ngữ lập trình C++, Cơ sở dữ liệu, Kiến trúc máy tính,…
  • Kiến thức ngành với các môn học Lập trình mạng, Kiểm thử xâm nhập, An toàn mạng, An toàn hệ điều hành, Quản lý An toàn thông tin, An toàn ứng dụng web và CSDL, An toàn mạng nâng cao,… Khối kiến thức này giúp sinh viên nắm bắt được các hiểm họa an toàn đối với hệ thống tin thông; cũng như các phương pháp để phòng chống các hiểm họa đó.

Ngoài ra, khi theo học ngành An toàn thông tin, sinh viên sẽ được đăng ký học các học phần tự chọn như Mật mã học nâng cao, Phát triển phần mềm an toàn, Khoa học pháp lý số, Các kỹ thuật giấu tin.

Tham khảo: Khung chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin của trường Học viện Kỹ thuật mật mã

>> Xem thêm: Lập trình viên là gì?

4. Ngành An Toàn Thông Tin Thi Khối Nào?

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi ngành học có thể xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn. Theo đó có trường đại học dành từ 1 đến 2 tổ hợp môn xét tuyển ngành An toàn thông tin. Tuy nhiên, một số trường xét tuyển đến 4 tổ hợp môn cho ngành này để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh.

Ngành An toàn thông tin cho phép các thí sinh đăng ký dự thi khối A, khối B, khối C hoặc khối D, tùy thuộc vào phương án tuyển sinh của từng trường. Các tổ hợp môn xét tuyển thông thường gồm:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D11: Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học

>> Xem thêm: Lập trình hướng đối tượng OOP là gì? Tổng quan về OOP

5. Ngành An Toàn Thông Tin Có Được Ưa Chuộng Không?

Ngành An toàn thông tin hiện nay rất được ưa chuộng và ngày càng trở nên quan trọng. Với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng, tấn công công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia an toàn thông tin trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ đều cần bảo vệ dữ liệu, hệ thống của họ khỏi các cuộc tấn công mạng, lỗ hổng bảo mật. Do đó, nghề nghiệp trong lĩnh vực này không chỉ đa dạng mà còn được đánh giá là có thu nhập hấp dẫn và nhiều cơ hội phát triển.

6. Điểm Chuẩn Và Trường Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin

Bạn có thể theo học ngành An toàn thông tin tại một trong các trường đại học sau:

Khu vực Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2024
Miền Bắc Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên A00; A10; C01; D01 19.3
Học Viện An Ninh Nhân Dân A01 17.95 – 21.93
Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã A00, A01,D90 25.95
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc) A00, A01 25.85
Miền Nam Đại học Công Nghệ TPHCM A00, A01, C01, D01 18
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM A00, A01, D01, D07 22
Đại Học Cần Thơ A00, A01 23.75
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (phía Nam) A00, A01 24.68
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM A00, A01, D01, D90 24.89
Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM A00, A01, D01 26.77

7. Học Ngành An Toàn Thông Tin Ra Trường Làm Gì?

Theo báo cáo của tổ chức ISC2, toàn cầu hiện thiếu khoảng ba triệu chuyên gia An toàn thông tin, trong đó riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần thêm hai triệu chuyên gia mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn chấp nhận trả đãi ngộ cao, nhưng vẫn không thu hút đủ nhân lực ngành này. Vì vậy, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin. Theo đó, bạn có thể làm việc tại cơ quan – tổ chức nhà nước, doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài tại các vị trí:

7.1 Chuyên Viên An Toàn Thông Tin (Information Security Specialist)

Chuyên viên An toàn thông tin chịu trách nhiệm đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và khả dụng của các hệ thống thông tin trong tổ chức. Công việc của chuyên viên An toàn thông tin bao gồm việc thiết kế, triển khai các biện pháp bảo mật, giám sát hệ thống để phát hiện các mối đe dọa,đồng thời cập nhật các chính sách an ninh để bảo vệ tổ chức khỏi các cuộc tấn công mạng. Đây là một vị trí quan trọng, yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các công nghệ, giải pháp bảo mật.

7.2 Chuyên Viên Quản Trị Hệ Thống Mạng (Network Security Administrator)

Chuyên viên Quản trị hệ thống mạng là người phụ trách bảo vệ hệ thống mạng của tổ chức khỏi các cuộc tấn công và xâm nhập trái phép. Trong vai trò này, bạn cần thực hiện cài đặt, cấu hình, duy trì các thiết bị bảo mật mạng như tường lửa (firewall), VPN và IDS/IPS. Ngoài ra, bạn còn phải giám sát hoạt động mạng, phát hiện các dấu hiệu bất thường, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống.

7.3 Chuyên Viên Phân Tích Bảo Mật (Security Analyst)

Vị trí chuyên viên Phân tích bảo mật tập trung vào việc phân tích, đánh giá các mối đe dọa đối với hệ thống thông tin của tổ chức. Thông qua quá trình thu thập dữ liệu từ các hệ thống giám sát an ninh, bạn sẽ xác định các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phân tích cao, sự nhạy bén trong việc nhận diện các dấu hiệu bất thường cùng khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng để ngăn chặn các cuộc tấn công.

7.4 Chuyên Viên Đánh Giá Lỗ Hổng Và Kiểm Thử Thâm Nhập (Vulnerability Assessment And Penetration Tester)

Chuyên viên Đánh giá lỗ hổng và Kiểm thử thâm nhập chuyên về việc tìm kiếm và khai thác các lỗ hổng trong hệ thống. Nhiệm vụ của bạn là thực hiện các cuộc kiểm thử thâm nhập (penetration testing) nhằm đánh giá về độ bảo mật của hệ thống, đưa ra các đề xuất cải thiện. Vị trí này đòi hỏi ở người làm kỹ năng kỹ thuật cao, sự hiểu biết về các phương thức tấn công và khả năng tư duy sáng tạo để tìm ra các lỗ hổng bảo mật tiềm tàng.

7.5 Chuyên Viên Điều Tra Tội Phạm Mạng (Cyber Forensics Investigator)

Chuyên viên Điều tra tội phạm là người điều tra các vụ tấn công mạng, thu thập và phân tích bằng chứng số để xác định nguồn gốc, phương thức tấn công. Bạn cần phải làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật và sử dụng các công cụ phân tích số để theo dõi, phục hồi dữ liệu. Công việc này đòi hỏi ở bạn kiến thức sâu rộng về pháp lý, công nghệ, kỹ năng phân tích tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác trong quá trình điều tra.

7.6 Chuyên Viên Quản Lý Rủi Ro Thông Tin (Information Risk Manager)

Chuyên viên Quản lý rủi ro cũng là một vị trí việc làm hấp dẫn trong ngành An toàn thông tin, chịu trách nhiệm xác định, đánh giá, quản lý các rủi ro liên quan đến thông tin, dữ liệu của tổ chức. Trở thành chuyên viên Quản lý rủi ro thông tin, bạn sẽ phát triển các chiến lược quản lý rủi ro, đưa ra các chính sách và quy trình để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo mật. Để hoàn thành tốt công việc thì bạn cần có khả năng lãnh đạo, quản lý dự án và tư duy chiến lược để bảo vệ tài sản thông tin của tổ chức.

7.7 Chuyên Viên Tư Vấn Bảo Mật (Security Consultant)

Một vị trí khác mà bạn có thể theo đuổi trong ngành An toàn thông tin là chuyên viên Tư vấn bảo mật. Vai trò của vị trí này là cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, giúp xây dựng và triển khai các chiến lược bảo mật hiệu quả. Bạn cần thực hiện đánh giá hiện trạng bảo mật của tổ chức, đưa ra các khuyến nghị về cải thiện hệ thống, hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp bảo mật mới. Vai trò này yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các công nghệ bảo mật và khả năng giao tiếp tốt để làm việc với khách hàng.

Ngoài ra, cử nhân ngành An toàn thông tin có thể học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.

>> Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì? Học Hệ thống thông tin ra làm gì?

8. Tố Chất Phù Hợp Với Ngành An Toàn Thông Tin

học an toàn thông tin cần những tố chất gì
Bạn Có Phù Hợp Với Ngành An Toàn Thông Tin Không?

Để có thể học tốt ngành An toàn thông tin, bạn nên sở hữu những tố chất dưới đây:

8.1 Đam Mê Lĩnh Vực Máy Tính, Yêu Thích Công Nghệ

Niềm yêu thích, đam mê công nghệ sẽ giúp bạn có thêm động lực học hỏi, khám phá những điều mới trong ngành. Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy bạn vượt qua khó khăn, thách thức trong quá trình học tập, làm việc.

8.2 Khả Năng Tư Duy Độc Lập Và Logic

An toàn thông tin là ngăn chặn và giải quyết vấn đề. Vì vậy nó yêu cầu người học phải có khả năng tư duy độc lập, khả năng phân tích và xử lý tốt công việc. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận, phát hiện vấn đề kịp thời, từ đó đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.

8.3 Chủ Động Học Hỏi, Trau Dồi Kiến Thức

Lĩnh vực An toàn thông tin liên tục tiến bộ, phát triển theo sự thay đổi của công nghệ. Các phương pháp tấn công, mã độc ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Do đó, việc chủ động học hỏi, cập nhật kiến thức mới là cực kỳ quan trọng để hiểu, đối phó với các mối đe dọa mới.

8.4 Thận Trọng, Cần Mẫn

Công việc của chuyên viên An toàn thông tin là tạo “hàng rào” chống lại các sự xâm nhập. Nếu bạn không cẩn thận, hàng rào có thể xuất hiện lỗ hổng, cho phép các tác nhân gây hại tấn công ảnh hưởng nghiêm trọng tới dữ liệu. Do đó, bạn cần có sự cẩn trọng, chính xác trong từng hành động.

8.5 Chịu Được Áp Lực Công Việc

Trong lĩnh vực An toàn thông tin, vấn đề có thể phát sinh liên tục. Chính vì vậy, những người làm trong lĩnh vực An toàn thông tin cần có tinh thần vững chãi, năng lượng tích cực để vượt qua các thử thách.

8.6 Sắp Xếp Thời Gian

Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian là yếu tố cần thiết với những ai theo đuổi ngành An toàn thông tin. Tố chất này giúp bạn biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc để hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

8.7 Trí Thông Minh Cao

Những người có trí thông minh cao thường có khả năng phân tích và tư duy sáng tạo để tìm ra các phương pháp bảo vệ hiệu quả và đưa ra các giải pháp đột phá trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công.

8.8 Khả Năng Ngoại Ngữ Tốt

Khả năng ngoại ngữ giúp bạn tiếp cận được nguồn thông tin quốc tế và nắm vững các kiến thức, phương pháp bảo mật thông tin mới nhất. Tố chất này cũng giúp bạn dễ dàng trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, hợp tác với các đối tác quốc tế, làm việc trong môi trường đa văn hóa và đảm bảo rằng thông điệp của bạn được hiểu chính xác.

9. Lương Ngành An Toàn Thông Tin

mức lương ngành an toàn thông tin là bao nhiêu
Mức Lương Chuyên Viên An Toàn Thông Tin Theo Thống Kê Của JobsGO

Ngành An toàn thông tin được đánh giá là một lĩnh vực có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các ngành khác trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Theo số liệu thống kê từ JobsGO, mức lương của các Chuyên viên An toàn thông tin dưới 3 năm kinh nghiệm phổ biến trong khoảng 18 – 21 triệu/tháng. Điều này đảm bảo cho bạn mức thu nhập ổn định và hấp dẫn từ khi bắt đầu sự nghiệp.

Mức lương có thể tăng lên đáng kể sau khi bạn tích lũy được kinh nghiệm và nắm vững các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Theo đó, sau một vài năm làm việc, mức lương mà bạn nhận được có thể lên tới hàng ngàn đô la Mỹ.

Click ngay để tìm kiếm các cơ hội việc làm ngành An toàn thông tin có sẵn trên JobsGO tháng này: Việc làm An toàn thông tin.

Câu hỏi thường gặp

1. Ngành An Toàn Thông Tin Có Dễ Xin Việc Không?

Ngành An toàn thông tin hiện đang rất dễ xin việc do nhu cầu bảo mật dữ liệu ngày càng tăng cao trong bối cảnh số hóa và các mối đe dọa mạng liên tục gia tăng. Các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, công ty công nghệ đều cần những chuyên gia An toàn thông tin để đảm bảo an ninh mạng, quản lý rủi ro, bảo vệ hệ thống thông tin của họ.

2. Tìm Việc Làm Ngành An Toàn Thông Tin Ở Đâu?

Bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành An toàn thông tin trên JobsGO. Bạn hãy truy cập trang web JobsGO và sử dụng các bộ lọc để tìm kiếm theo vị trí địa lý, mức độ kinh nghiệm, các tiêu chí khác để được JobsGO gợi ý những công việc phù hợp nhất với trình độ, mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành An toàn thông tin ngày một cao. Do đó, sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn sẽ nhận được rất nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời với mức đãi ngộ hấp dẫn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *