Định nghĩa về Neuromarketing là gì? Neuromarketing có tác dụng như thế nào đối với doanh nghiệp và các chiến dịch Marketing. Trong bài viết này JobsGO sẽ phân tích về ý nghĩa Neuromarketing và ứng dụng của nó trong việc tiếp thị.
Mục lục
Tìm hiểu về Neuromarketing
Neuromarketing dịch sang tiếng việt là tiếp thị thần kinh. Ý nghĩa của cụm từ này là phương pháp ứng dụng khoa học thần kinh và khoa học nhận thức trong lĩnh vực Marketing. Khi hành vi và sở thích của người tiêu dùng phát triển, thay đổi từng ngày khiến cho các doanh nghiệp khó để tiếp cận người tiêu dùng đúng cách. Chính vì thế, ngày nay các công ty cần thu thập lượng dữ liệu khổng lồ (big data) để có thể đánh giá và tìm ra insight của khách hàng. Nhưng chỉ dựa vào những chỉ số đánh giá thôi là chưa đủ, có nhiều dữ liệu không chính xác do phương pháp nghiên cứu không đánh giá đúng.
Ví dụ như phương pháp khảo sát bảng hỏi hoặc phỏng vấn nhóm được cho là không thể đánh giá toàn diện vấn đề. Vậy giải pháp là gì? Đó chính là dựa vào Neuromarketing. Doanh nghiệp sẽ đánh giá trực tiếp cảm xúc và ý định của khách hàng dựa trên cảm xúc của họ. Để thực hiện điều này, một số doanh nghiệp đã phát triển công nghệ đánh giá các phản ứng sinh lý và hóa thần kinh nhất định của con người. Bản báo cáo sẽ cho ra kết quả là cảm xúc của khách hàng khi họ xem chiến dịch Marketing.
Theo phân tích khoa học của Immersion Neuroscience chỉ ra rằng cách bộ não của chúng ta phản ứng và cảm nhận với một vấn đề rất khác khi chúng ta nói ra. Đó là lý do nhiều phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn trực tiếp không đúng sự thật. Đặc biệt là phỏng vấn nhóm không đem lại hiệu quả cao vì người tham gia có xu hướng cuốn theo đám đông và che giấu cảm nhận thật sự của họ.
Phương pháp nghiên cứu Neuromarketing
Nghiên cứu Neuromarketing thường sử dụng công nghệ quét não bộ, hoặc dùng phép đo sinh lý để chấm điểm cảm xúc trong tiềm thức của người tiêu dùng. Neuromarketing được thực hiện bằng việc áp dụng công nghệ fMRI/ EEG để quét não bộ. Công nghệ fMRI được ứng dụng để đo phản ứng của con người trước các kích thích tĩnh như banner quảng cáo, khẩu hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm, hình ảnh của sản phẩm.
Ngược lại công nghệ EEG được dùng để đánh giá phản ứng con người trước những kích thích động như TVC quảng cáo, dạng video ngắn, chương trình ti vi hoặc trải nghiệm người dùng qua công nghệ thực tế ảo. Còn đối với việc theo dõi sinh lý sẽ dùng cách thức như: đo chuyển động của mắt, đo nhịp tim và nhiệt độ cơ thể, mã hóa cảm xúc khuôn mặt. Các doanh nghiệp thường lựa chọn cách đo lường sinh lý vì nó thực hiện dễ hơn và không tốn quá nhiều chi phí. Nhiều phần mềm sẵn có trên thị trường để đo lường sinh lý như FaceReader của Noldus và các phần mềm theo dõi chuyển động của mắt.
👉 Xem thêm: Digital Marketing là gì? Những kiến thức về Digital Marketing bạn cần biết!
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Neuromarketing?
Có rất nhiều lý do để thuyết phục doanh nghiệp lựa chọn Neuromarketing. Dưới đây là một vài điểm sáng của hình thức marketing này.
Kể câu chuyện thu hút và chân thật hơn
Một nghiên cứu về Neuromarketing đã chỉ ra rằng: Khi con người nghe những câu chuyện mang yếu tố xung đột, bất ngờ và xúc động, bộ não của họ sẽ tự sản sinh ra Oxytocin. Đây là loại hooc môn tình yêu được tiết ra từ não bộ. Chính điều này sẽ giúp thương hiệu thu hút khán giả, truyền tải thông điệp chạm tới cảm xúc của họ. Từ đó, khách hàng sẽ có tình yêu tự nhiên đối với thương hiệu. Ví dụ cho điều này là rất nhiều nhãn hàng luôn chú trọng xây dựng câu chuyện về thương hiệu.
Tiết kiệm ngân sách chi cho quảng cáo
Nghiên cứu SuperBowl năm 2018, Quảng cáo của nhãn hàng M&M’s đứng thứ hai trong danh sách các quảng cáo thu hút người xem nhất. Đoạn quảng cáo đã tạo ra tương tác về mặt xúc cảm ở đoạn đỉnh điểm nhưng chỉ sau vài giây, mức độ tương tác của mọi người với quảng cáo này giảm mạnh. Nếu sử dụng Neuromarketing trong trường hợp này, M&M’s hoàn toàn có thể cắt bỏ 10s cuối của đoạn quảng cáo và tiết kiệm ngân sách lên đến 1.5 triệu đô.
Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn
Mục tiêu chính của Neuromarketing là tìm ra được cách thức xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Nhà nghiên cứu Roger Dooley đã sử dụng Neuromarketing để theo dõi hành vi khách hàng đối với ấn phẩm quảng cáo dành đồ trẻ em.
Để đánh giá mức độ hiệu quả của một quảng cáo, Dooley đã sử dụng một bản đồ nhiệt, để theo dõi người xem đang chú ý vào phần nào, họ đang đọc văn bản hay chỉ nhìn vào hình ảnh.
Trong ví dụ về hình ảnh quảng cáo dưới đây, diễn viên nhí đang hướng thẳng về phía người xem. Kết quả từ bản đồ nhiệt đã chỉ ra rằng, hầu hết mọi tập trung tới hình ảnh của em bé nhiều hơn hẳn so với nội dung đặt ngay bên cạnh. Tuy nhiên, thật bất ngờ với hình ảnh ngược lại, diễn viên nhí được chỉnh ánh nhìn về phái nội dung bên cạnh. Khi đó, người xem chuyển sang chú ý đến nội dung nhiều hơn. Điều này xảy ra bởi vì mọi người sẽ tập trung nhìn vào cùng một thứ mà nhân vật trong hình đang hướng tới.
Từ nghiên cứu này, các nhà quảng cáo đã nghiệm ra phương pháp sắp xếp bố cục quảng cáo hiệu quả hơn.
👉 Xem thêm: Trade Marketing là gì? Tự học có làm được Trade Marketing?
Hội chứng FOMO – nỗi ám ảnh sợ bỏ bị bỏ lỡ
FOMO là một chiến thuật được áp dụng rộng rãi trong marketing và bán hàng. Nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, hội chứng này ngày càng gia tăng.
Một nghiên cứu từ Stern School of Business cho thấy con người phản ứng với sự mất mát nhiều gấp 2 lần so sánh với việc được nhận. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng điều này trong marketing. Hãy đề cập đến nỗi sợ khi khách không mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ vô tình bỏ lỡ cơ hội gì. Áp dụng hiệu quả bí quyết này sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.
Dễ dàng đo lường sức hút của bao bì sản phẩm
Các thương hiệu nên cân nhắc ứng dụng Neuromarketing trong việc đánh giá phản ứng về mặt cảm xúc của người tiêu dùng khi họ nhìn thấy các bao bì sản phẩm khác nhau. Từ đó lựa chọn mẫu thiết kế tác động nhiều đến cảm xúc khách hàng nhất và vị trí đặt thông tin sản phẩm.
Nhãn hàng Frito-Lay đã khéo léo áp dụng Neuromarketing để tìm kiếm bao bì thu hút phái nữ nhất. Công ty đã đi đến kết luận rằng bao bì với các thành phần lành mạnh ở mặt trước gợi lên phản ứng tốt hơn từ nhóm đối tượng này. Kết quả là, toàn bộ bao bì được đổi mới hoàn toàn, hiển thị hình ảnh của quần áo hoặc gia vị, làm nổi bật các thành phần tự nhiên trong đồ ăn nhẹ của Frito-Lay.
Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm phù hợp
Sự khác biệt của mức giá 99k và 100k là gì? 2 mức giá này tác động như thế nào tới quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng?
Một loạt các nghiên cứu về Neuromarketing cho thấy những con số làm tròn ảnh hưởng lớn tới các quyết định dựa trên cảm xúc. Ngược lại, các số lẻ kích thích con người phải suy nghĩ logic và dần bị thuyết phục rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn sau khi cân nhắc.
Đánh giá mức độ hiệu quả của website
Các thương hiệu có thể sử dụng bản đồ nhiệt để đánh giá mức độ hiệu quả của một trang web, tương tự như ví dụ về hình ảnh em bé.
Bên cạnh đó, các thương hiệu có thể xem xét việc sử dụng công nghệ tính toán chuyển động giác mạc để phân tích hành vi người tiêu dùng khi thăm quan một website bất kỳ.
👉 Xem thêm: Lý Giải Cơn Sốt Nghề Nghiệp Marketing Hiện Nay Trong Giới Trẻ
Bài viết trên nói về Neuromarketing và ứng dụng của nó trong việc đánh giá hành vi của khách đối với các chiến dịch marketing, quảng cáo. Để theo dõi thêm thông tin thú vị về công việc, chuyện nghề nghiệp, chuyện nơi công sở, bạn tìm đọc tại blog JobsGO.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)