Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng mà bạn cần biết

Đánh giá post

Kế toán xây dựng là bộ phận rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí, tài chính,…. Vậy hiểu cụ thể kế toán xây dựng là gì? Quy trình làm việc của bộ phận này như thế nào? Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng ra sao? JobsGO sẽ giúp các bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Kế toán xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng là người thực hiện nhiệm vụ ghi chép, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận này giúp cho chủ doanh nghiệp có thể quản lý tài chính, đồng thời đề ra các phương hướng giải quyết phù hợp, tối đa hóa chi phí, đảm bảo các dự án được thành công.

Khối lượng cũng như tính chất của công việc này đòi hỏi các kế toán xây dựng phải có nhiều kỹ năng, bỏ ra nhiều công sức hơn so với kế toán thương mại.

>> Xem thêm: Kế toán công là gì?

Kế toán xây dựng
Kế toán xây dựng là gì?

2. Đặc thù của kế toán xây dựng

Kế toán xây dựng có tính chất khá đặc thù. Cụ thể, điều đó thể hiện ở những điểm sau:

  • Với một công trình đã được định sẵn khối lượng, giá trị, kế toán xây dựng sẽ tiến hành bóc tách chi phí, hạch toán dựa vào dự toán đã trúng thầu. Mục đích của việc này là để hiểu rõ về chi phí trong dự án và định khoản chính xác hơn.
  • Với lĩnh vực xây dựng, mỗi hạng mục đi kèm đều có dự toán biệt lập. Do đó, kế toán sẽ bóc tách chi phí cũng như tập kết vào giá trị của từng công trình, dự án.
  • Với mỗi công trình, kế toán sẽ tập hợp các loại chi phí, đưa ra giá thầu bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán. Dựa vào đó, kế toán sẽ xác định được giá vốn và đưa vào hạch toán theo từng khoản mục như chi phí công trình, mua nguyên vật liệu, máy thi công, nhân công,…
  • Vì xây dựng phụ thuộc vào địa điểm nên giá thành của mỗi nơi sẽ khác nhau. Chính vì vậy, kế toán sẽ phải làm sao để đưa ra mức giá hợp lý cho mỗi công trình và xác định được tiêu hao vật tư, ngày công,…
  • Một dự án có thể phải thực hiện trong thời gian dài. Theo đó, bộ phận kế toán cần phải chú ý thời điểm tập hợp chi phí, theo dõi sát sao chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của từng dự án.
  • Trường hợp có vật tư, kế toán xây dựng sẽ phải xem xét, cân đối sao cho phù hợp với định mức yêu cầu theo dự toán của các dự án.
  • Kế toán xây dựng là người lập biên bản để nghiệm thu các hạng mục, công trình sau khi hoàn thành dự án.
  • Kế toán xây dựng cần xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu theo từng dự án khi đã có biên bản nghiệm thu.

>> Xem thêm: Bookkeeping là gì?

kế toán công ty xây dựng
Đặc điểm của kế toán xây dựng

3. Quy trình làm việc của kế toán xây dựng

Với kế toán xây dựng, quy trình làm việc sẽ gồm các bước như sau:

3.1 Đọc, phân tích và bóc tách dự toán tính chi phí các công trình

Trước hết, kế toán xây dựng sẽ phải đọc kỹ, phân tích và bóc tách dự toán chi phí của các công trình. Điều này sẽ giúp họ nắm bắt được các vấn đề liên quan đến tổng giá trị, thời hạn thi công, bảo hành, phương thức thanh toán,… công trình.

Đối với việc bóc tách chi phí, kế toán xây dựng sẽ dựa theo các chỉ tiêu cụ thể:

  • Chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí thuê nhân công trực tiếp.
  • Chi phí cho hoạt động quản lý chung.

>> Xem thêm: Kế toán công trình là gì?

3.2 Hạch toán các chi phí phát sinh

Sau khi đã bóc tách, kế toán xây dựng sẽ cần tiến hành hạch toán toàn bộ các chi phí phát sinh gồm:

Chi phí nguyên liệu:

    • Kế toán xây dựng phải theo dõi và nắm bắt việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có đảm bảo đúng mức quy định hay không?
    • Cần xuất hóa đơn cho các chi phí phát sinh đã được nghiệm thu.
    • Sự chênh lệch về số lượng nguyên vật liệu khi xuất hóa đơn không được quá lớn, nếu không sẽ bị loại.
    • Khi hạch toán chi phí nguyên liệu, kế toán nên áp dụng phương pháp phù hợp.

Chi phí thuê nhân công trực tiếp:

    • Kế toán xây dựng sẽ chuẩn bị các hợp đồng để thuê nhân công như thuê khoán, thời vụ,…
    • Kế toán lập, theo dõi bảng chấm công của nhân công, xuất bảng lương dựa theo tiến độ công trình.
    • Việc hạch toán chi phí thuê nhân công sẽ cần phân chia theo từng công trình cụ thể.

Chi phí quản lý chung:

    • Chi phí phục vụ cho toàn bộ hoạt động xây lắp của công trình. Dựa vào đây, kế toán xây dựng sẽ hạch toán chi tiết.
    • Chi phí mua, thuê máy thi công cho công trình.
    • Tập hợp các chi phí và tính giá thành của công trình.

3.3 Công việc của kế toán xây dựng giai đoạn cuối kỳ

Vào cuối kỳ, kế toán xây dựng sẽ thực hiện các nhiệm vụ như sau:

  • Lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo theo tháng, quý, năm và tính thu nhập ròng của mỗi công trình.
  • Lập báo cáo tài chính nội bộ theo yêu cầu từ cấp trên.
  • Sắp xếp, lưu trữ toàn bộ hóa đơn, chứng từ, hồ sơ của các công trình, dự án.
  • Xử lý các công việc liên quan đến tài chính.
  • Giải trình các số liệu tài chính với cơ quan thuế nếu như được yêu cầu.

>> Xem thêm: Kế toán thuế là gì?

kế toán xây dựng cơ bản
Quy trình làm kế toán xây dựng

4. Kế toán xây dựng cần có những kỹ năng gì?

Để có thể làm công việc kế toán xây dựng, bạn sẽ cần đảm bảo có những kỹ năng cơ bản đó là:

  • Nghiệp vụ kế toán tốt, am hiểu sâu các kiến thức chuyên môn, hiểu về lĩnh vực xây dựng.
  • Sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng cùng các phần mềm phục vụ cho kế toán.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt, có thể làm việc, trao đổi với đối tác, khách hàng là người nước ngoài.
  • Giao tiếp tốt, có bản lĩnh đối thoại với những người thuộc cơ quan thuế, cán bộ quản lý,…
  • Luôn chủ động, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng.

5. Mức lương nghề kế toán xây dựng

Có thể nói, kế toán xây dựng khó hơn so với các công việc kế toán thương mại, do đó mức lương cũng sẽ khá tốt.

Sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm ít thì mức lương sẽ dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Còn những ai đã có kinh nghiệm, chuyên môn tốt thì lương sẽ từ 9 – 15 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, cơ hội phát triển, thăng tiến của nghề này cũng rất tốt. Chỉ cần bạn cố gắng, nỗ lực thì sẽ có thể đạt được vị trí cao trong phòng kế toán. Từ đó, mức lương cũng sẽ tăng lên, thậm chí là đến mức hơn 20 triệu đồng/tháng.

6. Cơ hội việc làm kế toán xây dựng

Hiện nay, kế toán xây dựng được đánh giá là nghề có rất nhiều cơ hội phát triển, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang không ngừng đi lên. Các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của các công ty xây dựng trong, ngoài nước. Điều này cho thấy cơ hội việc làm của kế toán xây dựng là vô cùng lớn và rộng mở.

kế toán công trình
Cơ hội việc làm kế toán xây dựng rộng mở

Tuy nghề này cũng được đánh giá là có tính cạnh tranh khá cao vì số lượng nhân viên kế toán cần cho một công ty không nhiều như các mảng bán lẻ, sản xuất. Chính vì vậy, muốn có được công việc tốt, các bạn sẽ phải liên tục trau dồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân mình.

7. Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

Muốn trở thành kế toán xây dựng giỏi, chuyên nghiệp, các bạn hãy tham khảo ngay 5 bí quyết dưới đây:

Phải đọc và hiểu được hợp đồng xây dựng: tính chất công việc yêu cầu bạn cần nắm bắt trực tiếp những dự toán của công trình, xác định các vấn đề như thời hạn, giá trị thi công công trình, phương thức thanh toán,… Vì thế, việc đọc, hiểu những nội dung có trong hợp đồng xây dựng là điều bắt buộc.

Nắm vững các chi phí của tổng dự án theo từng giai đoạn như:

  • Tổng hợp khoản chi phí
  • Bảng dự toán chi phí
  • Bảng phân tích đơn giản
  • Nhân công

Biết cách bóc tách chi phí dự toán: kế toán xây dựng sẽ cần nắm được những chi phí nào phải bóc tách, sau đó tính chi phí dự toán cho từng khoản cụ thể.

Nắm vững các hồ sơ, chứng từ liên quan đến xây dựng: thường các công tình sẽ thi công trong thời gian khá dài và nghiệm thu ở từng giai đoạn. Bởi vậy, kế toán sẽ phải biết các thủ tục cần thiết, chứng từ cho từng giai đoạn để thực hiện theo đúng yêu cầu, quy định của nhà nước.

Luôn phải nhạy bén trong xử lý tình huống phát sinh: chắc chắn trong quá trình thi công các công trình sẽ không tránh khỏi sự cố, tình huống bất ngờ. Kế toán sẽ phải linh hoạt, làm sao để giải quyết, đảm bảo tiến độ công trình, mang lại lợi ích cho công ty.

kế toán xây lắp
Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng

Trên đây là tổng hợp thông tin về kế toán xây dựng. Hy vọng rằng qua đây, các bạn sẽ hiểu rõ “kế toán xây dựng là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh vị trí này. Để tìm việc làm nhanh nhất, các bạn hãy truy cập vào website JobsGO.vn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: