Học điện lạnh ra làm gì? Cơ hội việc làm hiện nay như thế nào?

Đánh giá post

Điện lạnh là nghề học ứng dụng cao và cần nguồn nhân lực lớn. Bạn đang định hướng theo học nghề điện lạnh nhưng chưa có hiểu biết sâu về công việc này? Đọc ngay những thông tin dưới đây để nắm bắt được công việc và biết được “học điện lạnh ra làm gì?” bạn nhé.

1. Ngành điện lạnh là gì? Học có khó không?

học điện lạnh ra làm gì
Ngành điện lạnh là gì?

Ngành điện lạnh là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc cài đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện lạnh được sử dụng trong gia đình, nhà máy,… Các thiết bị điện lạnh phổ biến bao gồm máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng, lò vi sóng,…

Ngành điện lạnh yêu cầu kiến thức về cơ điện tử, cơ khí, điện tử và các phương pháp kỹ thuật khác. Các chuyên gia điện lạnh cần hiểu về nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện lạnh và biết cách xử lý các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra.

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị điện lạnh khác, ngành điện lạnh đã trở thành một ngành có nhu cầu công việc cao và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Vậy học điện lạnh có khó không? Thật ra, không có một đáp án cụ thể, rõ ràng nào cho câu hỏi này. Học điện lạnh dễ hay khó còn tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Đối với những ai yêu thích kỹ thuật, đủ bản lĩnh, đủ quyết tâm thì công việc ngành điện lạnh dù khó, dù khổ cũng không thể khiến họ chùn bước. Ngược lại, đối với những người không có đam mê, mà chỉ theo học vì nghĩ rằng nghề điện lạnh “có tương lai”, “thu nhập tốt”, học điện lạnh thực sự không đơn giản, làm trong lĩnh vực này lại càng khó khăn hơn. Vì khi đó, họ sẽ phải thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, bị ảnh hưởng nhiều bởi tiết trời.

Nếu bạn đang có ý định theo học ngành điện máy, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự yêu thích và sẵn sàng vượt qua khó khăn hay không. Đừng theo đuổi một công việc mà bạn không yêu thích chỉ vì người khác nói rằng công việc đó “có tương lai”.

Xem thêm: Nghề cơ khí là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?

2. Ngành điện lạnh học gì?

Ngành điện lạnh cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đa dạng để trở thành chuyên gia trong lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện lạnh và thiết bị liên quan.

2.1 Kiến thức chuyên môn

Về chuyên môn, sinh viên ngành điện lạnh sẽ được trang bị các kiến thức như:

  • Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện lạnh gia đình, hệ thống điện lạnh công nghiệp,…
  • Cấu tạo của các thiết bị điện lạnh và cách lắp đặt, sử dụng các thiết bị.
  • Nguyên nhân khiến các thiết bị điện lạnh gặp sự cố và biện pháp khắc phục.

2.2 Kỹ năng chuyên môn

Ngoài kỹ năng chuyên môn, sinh viên ngành điện lạnh còn được trang bị các kỹ năng:

  • Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống lạnh, điều hòa không khí, hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh;
  • Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, máy lạnh ô tô;
  • Thiết kế, lắp đặt hệ thống tự động điều khiển trong hệ thống lạnh công nghiệp;
  • Ứng dụng toán học, khoa học, kỹ thuật vào lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện lạnh;
  • Thiết kế, thực nghiệm, phân tích, giải thích dữ liệu, kết quả liên quan đến lĩnh vực điện lạnh;
  • Sử dụng các phần mềm: Autocad, Visual Basic, Matlab,…
  • Xác định, tính toán, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nhiệt lạnh;
  • Nghiên cứu, sáng tạo để đưa ra các giải pháp mới, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện lạnh;
  • Xác định nguyên nhân gây hỏng hóc các thiết bị trong hệ thống nhiệt lạnh và cách bảo trì, sửa chữa các thiết bị,…
Kỹ thuật điện lạnh là gì
Ngành điện lạnh học gì?

2.3 Kỹ năng mềm

Sinh viên theo học ngành điện lạnh tại các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam cũng sẽ được trang bị các kỹ năng mềm như:

  • Ngoại ngữ
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết tình huống
  • Kỹ năng học tập, nghiên cứu
  • Kỹ năng sắp xếp thời gian…

3. Cơ hội việc làm ngành điện lạnh như thế nào?

Học điện lạnh ra làm gì?” là băn khoăn của không ít bạn hiện nay. Cùng JobsGO tìm hiểu để có những hình dung rõ nét về cơ hội việc làm của ngành sau khi ra trường nhé!

3.1 Nhu cầu tuyển dụng lớn

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Chính vì thế, các trang thiết bị điện lạnh ngày càng được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện lạnh có kinh nghiệm và chuyên môn luôn ở mức rất cao để có thể phục vụ tốt cho cuộc sống người dân.

3.2 Mức thu nhập hấp dẫn

Nhân viên, kỹ sư ngành điện lạnh có cơ hội làm việc rất lớn với mức lương khá tốt. Với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì mức lương khởi điểm dao động từ 6 – 8 triệu đồng. Sau khi có kinh nghiệm và tay nghề, thì mức thu nhập của công việc này lên đến từ 10 – 15 triệu đồng.

Thu nhập cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của người kỹ sư điện lạnh. Vì vậy, hãy không ngừng “nâng cấp” để đưa bản thân trở thành kỹ sư điện lạnh giỏi nhất. Nó chính là bí quyết để tạo ra thu nhập hấp dẫn với nghề. Đặc biệt, trong thời tiết ngày hè nóng nực, nhiệt độ ngày càng tăng cao như hiện nay, thu nhập mỗi ngày của người làm nghề điện lạnh có thể lên đến vài triệu đồng/ngày.

Cơ hội việc làm nghề điện lạnh
Học điện lạnh ra làm gì? Khám phá cơ hội việc làm hấp dẫn

3.3 Công việc phù hợp với nhiều đối tượng

Ngành điện lạnh có khả năng phù hợp với đa dạng các đối tượng khác nhau. Chỉ cần bạn sở hữu kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt về điện lạnh thì cơ hội việc làm cũng như mức lương, chế độ đãi ngộ sẽ vô cùng rộng mở với bạn. Ngoài việc học điện điện lạnh tại các trường Đại học, Cao đẳng, bạn hoàn toàn có thể theo nghề bằng cách tham gia các khóa học nghề, các trường nghề. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các công việc thực tiễn trong quá trình học.

Xem thêm: Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu công nghiệp hóa ở Việt Nam

3.4 Môi trường làm việc đa dạng

Một kỹ sư điện lạnh có thể làm việc trong nhiều môi trường, đơn vị, tổ chức khác nhau. Đặc biệt nếu bạn có kinh nghiệm càng cao, cơ hội vào các doanh nghiệp lớn cũng cao hơn. Cụ thể như:

  • Các doanh nghiệp sản xuất
  • Các cơ quan nhà nước
  • Các tòa nhà chung cư
  • Khách sạn, Bệnh viện, Trường học

Làm việc ở môi trường kỹ thuật, phải sử dụng thể lực nhiều nên kỹ thuật viên/ kỹ sư điện lạnh cần có sức khỏe tốt, chịu được công việc vất vả. Ngoài ra, bạn luôn phải đảm bảo chuyên môn để sửa chữa điện lạnh đúng chuẩn, cung cấp thiết bị an toàn cho người dùng.

4. Học điện lạnh ra làm gì?

Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành điện lạnh:

  • Kỹ thuật viên điện lạnh: Bạn có thể làm việc trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì và lắp đặt các hệ thống điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp,…
  • Kỹ sư thiết kế điện lạnh: Với kiến thức về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các hệ thống điện lạnh, bạn có thể tham gia vào việc thiết kế các hệ thống điện lạnh cho các công trình xây dựng, nhà ở, công nghiệp và giao thông.
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Bạn có thể làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc các công ty công nghệ để đưa ra các giải pháp và sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực này.
  • Chuyên viên kỹ thuật trong ngành ôtô: Với kiến thức về máy lạnh ô tô, bạn có thể làm việc trong ngành công nghiệp ô tô như các nhà sản xuất ô tô, đại lý hoặc các trung tâm dịch vụ ô tô để cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống máy lạnh ô tô.
  • Giảng dạy và đào tạo: Nếu bạn có đam mê chia sẻ kiến thức, bạn có thể trở thành giảng viên trong các trường đại học, trung học nghề ngành điện lạnh.
  • Khởi nghiệp: Kiến thức và kỹ năng trong ngành điện lạnh cũng cung cấp cho bạn cơ hội khởi nghiệp và thành lập công ty riêng trong lĩnh vực điện lạnh.

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2023

Học nghề điện lạnh làm gì
Học điện lạnh ra làm gì?

5. Học ngành điện lạnh ở đâu tốt?

Bạn muốn theo học ngành điện lạnh, có nhiều sự lựa chọn trường đại học đào tạo khác nhau, đặc biệt là các trường thiên về kỹ thuật thì ngành điện lạnh không thể thiếu. Dưới đây là danh sách các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành điện lạnh và điểm tuyển sinh 3 năm gần nhất của từng trường.

Trường đại học Tên ngành Khối thi Điểm tuyển sinh
2020 2021 2022
Đại học Bách khoa Hà Nội Kỹ thuật nhiệt A00; A01: A19 19 – 25.8 24.5 23.26
Đại học Điện lực Kỹ thuật nhiệt (Gồm 3 chuyên ngành: Nhiệt điện; Điện lạnh; Nhiệt công nghiệp) A00; A01; D01; D07 15 16.5 18.5
Đại học Công nghiệp Hà Nội Công nghệ kỹ thuật nhiệt A00; A01 22.45 23.9 20
Đại học Giao thông Vận tải Kỹ thuật nhiệt (gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh, Điều hòa không khí và thông gió công trình xây dựng) A00; A01; D01; D07 21.05 23.75 21.25
Đại học Nha Trang Kỹ thuật nhiệt (3 chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh, Máy lạnh, điều hòa không khí và thông gió, Máy lạnh và thiết bị nhiệt thực phẩm) A00; A01; C01; D07 15 15.5 15.5
Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Kỹ thuật nhiệt A00; A01 25.25 23 57.79 (Phương thức kết hợp)
Đại học Công nghiệp TPHCM Công nghệ kỹ thuật nhiệt A00; A01; C01; D90 17 19 19.5
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Công nghệ kỹ thuật nhiệt A00; A01; D01; D90 24.25 20.25 – 25.65 17 – 18.7

6. Tìm việc làm điện lạnh như thế nào?

Một kỹ sư điện lạnh tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Nhưng muốn nắm bắt nhanh chóng những vị trí tuyển dụng hấp dẫn để có thu nhập tốt, các bạn nên bỏ túi 1 trong các cách tìm việc dưới đây:

  • Cách 1: Tìm việc qua giới thiệu của người thân, bạn bè, người quen.
  • Cách 2: Tìm việc qua website tuyển dụng – việc làm chuyên nghiệp. Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ bạn tìm việc làm miễn phí, chẳng hạn như JobsGo.vn.
  • Cách 3: Tìm việc làm trong các hội nhóm trên mạng xã hội.

Xem thêm: Lao động phổ thông có làm được nghề kỹ thuật điện?

Như vậy, bài viết trên của JobsGo đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Học điện lạnh ra làm gì?”. Không những vậy các bạn còn có rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến ngành học này. Nó chính là một gợi ý ngành kỹ thuật cực hay cho nam giới. Các bạn hãy tìm hiểu và chọn lựa theo học nó để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn và ổn định sau khi tốt nghiệp nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: