Đơn xin kết thúc ủy quyền trình bày thế nào? Tải miễn phí mẫu mới nhất

Đánh giá post

Đơn xin kết thúc ủy quyền hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng ủy quyền được sử dụng khi một trong 2 bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) muốn chấm dứt hợp đồng, không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trong bài viết này, JobsGO sẽ gửi tới bạn mẫu đơn kết thúc ủy quyền kèm link tải; đồng thời cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn đề đơn phương kết thúc hợp đồng ủy quyền.

Ủy quyền là gì?

đơn xin kết thúc ủy quyền
Ủy quyền là gì? Đơn xin kết thúc ủy quyền trình bày như thế nào?

Ủy quyền là quá trình một người hay một tổ chức (người ủy quyền) ủy thác quyền lực, trách nhiệm và quyền hạn cho một người hay một tổ chức khác (người được ủy quyền). Theo đó, người được ủy quyền có thể đại diện ra quyết định, thực hiện công việc thay cho người ủy quyền trong một số trường hợp nhất định.

Việc ủy quyền thường được thực hiện trong các tình huống khi người ủy quyền không có thời gian, kiến thức hoặc kỹ năng để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc quyết định cụ thể.

TẢI MẨU GIẤY ỦY QUYỀN

Kết thúc ủy quyền là gì?

Kết thúc ủy quyền là việc chấm dứt mối quan hệ ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết thúc ủy quyền, ví dụ như:

  • Thời gian ủy quyền đã hết hạn: Người ủy quyền và người được ủy quyền có thể thống nhất về thời gian ủy quyền. Khi thời hạn đã kết thúc, mối quan hệ ủy quyền sẽ kết thúc.
  • Nhiệm vụ đã hoàn thành: Người được ủy quyền có thể kết thúc ủy quyền sớm khi hoàn thành nhiệm vụ được giao và không cần tiếp tục đại diện cho người ủy quyền trong các hoạt động tiếp theo.
  • Công việc ủy quyền trái với pháp luật: Người được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi những công việc được ủy quyền trái với quy định pháp luật Việt Nam.
  • Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền qua đời hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã qua đời, đã mất tính hoặc mất/hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
  • Đình chỉ hoặc hủy bỏ ủy quyền: Người ủy quyền có thể đình chỉ hoặc hủy bỏ ủy quyền trước thời hạn nếu người được ủy quyền không thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn hoặc vi phạm các quy định, điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.

Khi kết thúc ủy quyền, người được ủy quyền sẽ không còn có quyền đại diện và hành động thay mặt cho người ủy quyền. Việc kết thúc ủy quyền thường được thực hiện thông qua việc thông báo và thỏa thuận giữa hai bên.

Đơn xin kết thúc ủy quyền gồm những nội dung nào?

Đơn xin kết thúc ủy quyền thường gồm các thông tin cơ bản như:

  • Thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
  • Ngày bắt đầu và kết thúc ủy quyền.
  • Lý do kết thúc ủy quyền, ví dụ như hoàn thành nhiệm vụ, hết hạn, hoặc đình chỉ, hủy bỏ.
  • Thông tin về việc trả lại các tài liệu, tài sản hoặc giấy tờ liên quan đến ủy quyền (nếu có).
  • Yêu cầu người được ủy quyền hoàn tất các thủ tục hoặc thực hiện các hoạt động còn lại liên quan đến ủy quyền trước khi kết thúc (nếu có).
  • Thù lao bên nhận ủy quyền được hưởng/ bồi thường bên ủy quyền/ bên được ủy quyền phải trả (nếu có).
  • Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có).
  • Chữ ký và ngày tháng ghi danh của người ký đơn xin kết thúc ủy quyền.

Ngoài ra, nội dung cụ thể của đơn xin kết thúc ủy quyền có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Download miễn phí đơn xin kết thúc ủy quyền

Dưới đây là mẫu đơn xin kết thúc ủy quyền được áp dụng cho các loại ủy quyền giữa cá nhân và cá nhân kèm link tải miễn phí:

TẢI ĐƠN XIN KẾT THÚC ỦY QUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày [..] tháng [..] năm [..], tại địa chỉ: [..], chúng tôi gồm:

BÊN ỦY QUYỀN:

1. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

2. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

(Dưới đây, Bên ủy quyền được gọi tắt là “Bên A”)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

1. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

2. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

(Dưới đây, Bên được ủy quyền được gọi tắt là “Bên B”)

Chúng tôi cùng nhau lập Văn bản này để thoả thuận chấm dứt “Hợp đồng ủy quyền” số [..] ngày [..]/[..]/[..] với các nội dung cụ thể sau đây:

1. Ngày [..]/[..]/[..], chúng tôi đã cùng nhau lập và ký “Hợp đồng ủy quyền” số: [..] tại [..] để thực hiện các công việc có liên quan đến [..]. Nội dung ủy quyền được ghi nhận cụ thể tại Hợp đồng ủy quyền trên.

2. Thời hạn ủy quyền trong Hợp đồng ủy quyền nêu trên là “[..]”. Nay chúng tôi thỏa thuận và thống nhất chấm dứt Hợp đồng ủy quyền trước thời hạn.

3. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên theo Hợp đồng ủy quyền tính đến ngày [..]/[..]/[..] đã được hai bên tự thực hiện và giải quyết xong, không còn vướng mắc gì.

4. Hai bên cam kết thông báo cho bên thứ ba có liên quan (nếu có) biết về việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền này.

5. Bằng việc lập và ký Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: “Hợp đồng ủy quyền” số [..]sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi Văn bản này được ký kết.

6. Hai bên cam kết: Việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào. Nếu có điều gì sai trái, cả hai bên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Hai bên đã tự đọc lại Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng này, đều hiểu rõ nội dung, không còn điều gì vướng mắc.

Văn bản này có [..] ([..]) tờ, [..] ([..]) trang, được lập thành 02 (hai) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cùng ký tên (điểm chỉ) và/hoặc đóng dấu dưới đây để làm bằng chứng./.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

Đơn xin kết thúc ủy quyền có cần công chứng không?

Chỉ những hợp đồng ủy quyền nào ký công chứng thì văn bản chấm dứt ủy quyền mới cần công chứng. Nếu đơn ủy quyền không công chứng thì đơn xin kết thúc ủy quyền cũng không cần công chứng.

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Căn cứ theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, việc đơn phương chấm dứt ủy quyền cần đảm bảo những điều kiện như sau:

  • Một bên tham gia trong quan hệ hợp đồng ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên tham gia ký kết có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng. Trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường.
  • Khi hợp đồng bị một bên đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng đó chấm dứt kể từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng. Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về vi phạm, bồi thường thiệt hại, tranh chấp.
  • Người được bồi thường là bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo quy định của pháp luật thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là bên vi phạm nghĩa vụ.

Thủ tục đơn phương chấm dứt giấy ủy quyền

Bước 1: Các bên thực hiện hủy giấy ủy quyền

Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”

Bước 2: Thanh lý giấy ủy quyền hay hủy giấy ủy quyền gốc

Trên đây là link tải mẫu đơn xin kết thúc ủy quyền kèm thông tin chi tiết về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền mà JobsGO muốn cung cấp cho bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết cách kết thúc hợp đồng ủy quyền đúng pháp luật.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: