Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp: Lời khuyên “vàng” dành cho sinh viên

Đánh giá post

Ngay từ những ngày tháng còn đi học, rất nhiều bạn sinh viên đã có tư tưởng tiêu cực, không đặt mục tiêu, định hướng cho sự nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, sau khi ra trường, các bạn đã phải nhận hậu quả không lường, nghiêm trọng nhất là thất nghiệp. Vậy cần định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp cho sinh viên như thế nào? Làm sao để sinh viên có đủ hành trang bước vào đời? Cùng đọc và tham khảo lời khuyên từ JobsGO nhé.

Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp 1

Những yếu tố giúp định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau tốt nghiệp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng, quyết định nghề nghiệp của các bạn sinh viên trước, sau khi ra trường. Trong đó nổi bật một số yếu tố sau:

Đam mê

Những kiến thức, kỹ năng cùng trải nghiệm trong quãng thời gian học đại học chính là nền tảng để bạn xác định được đâu là sở thích, đam mê của bản thân, mình hứng thú với nghề gì? Việc có thể kiên trì theo đuổi các bài học trên giảng đường, cố gắng, khao khát được làm công việc mình yêu thích chiếm tỷ lệ khá lớn, quyết định đến sự thành công của các bạn trong tương lai.

Vậy nên, bằng việc tìm kiếm sự tương thích giữa đam mê với khả năng, các bạn sẽ dễ dàng hình dung được công việc sau này của mình.

👉 Xem thêm: Nghề nghiệp là gì? Hãy định hướng tương lai của bạn từ sớm!

Mục tiêu công việc

Mục tiêu là yếu tố rất quan trọng, nó song hành cùng đam mê. Từ việc bạn muốn mình làm gì, bạn sẽ cần vạch ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể để đạt được điều đó.

Ví dụ như “điều gì tạo động lực cho bạn trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp sau này?, “số tiền bạn muốn kiếm được hàng tháng là bao nhiêu?” hay “sứ mệnh mà bạn muốn có trong tương lai là gì?”,… Xác định được mục tiêu này, bạn sẽ có thể xây dựng lộ trình học tập phù hợp, bằng mọi giá đạt được nó.

Trải nghiệm thực tế

Trải nghiệm thực tế
Trải nghiệm thực tế rất quan trọng giúp định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Những trải nghiệm thực tế trong quá trình học đại học sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về nghề nghiệp sau này. Thật vậy, “sống” cùng với nghề chính là cách tốt nhất để bạn rèn luyện kỹ năng, quan sát công việc từ nhiều khía cạnh. Để biết mình muốn gì, thích gì, bạn sẽ cần đắm chìm vào công việc, làm nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ cho bạn những bài học hay, ý nghĩa.

Là sinh viên, các bạn hãy trân trọng thời gian khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là khoảng thời gian vô giá, thoải mái nhất để bạn lên kế hoạch cho sự nghiệp, ấp ủ các dự án, trải nghiệm thực tế, định hướng cho tương lai.

Lời khuyên từ người trong nghề

Lời khuyên từ những người trong nghề cũng là một cách giúp định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Để biết mình phù hợp với nghề gì, bao nhiêu phần trăm thành công khi theo đuổi nghề thì hãy nhìn và xin lời khuyên từ “tiền bối” đi trước.

Hiện nay, có rất nhiều website, diễn đàn online về định hướng nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo, tìm kiếm những chia sẻ về công việc, áp lực bạn có thể gặp phải, khó khăn, thử thách trong nghề,…

👉 Xem thêm: Mất phương hướng nghề nghiệp, bạn nên làm gì lúc này?

Tham gia các diễn đàn định hướng nghề nghiệp

“Hướng nghiệp” là một trong những đề tài rất quan thuộc được nhiều chuyên gia, diễn giả chia sẻ trong các buổi diễn đàn. Tại đây, các bạn sẽ được gặp gỡ, trò chuyện với các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, người thành công,… Họ sẽ trả lời các câu hỏi, thắc mắc, chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm từng trải, bài học quý giá,… dành cho các bạn.

Do đó, khi còn là sinh viên, các bạn hãy tận dụng cơ hội này, thời gian rảnh có thể tham gia các buổi hội thảo về “định hướng nghề nghiệp” để không mất phương hướng sau khi tốt nghiệp nhé.

Xu hướng xã hội

Xu hướng xã hội
Xu hướng xã hội ảnh hưởng đến lựa chon nghề nghiệp

Xu hướng xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nghề nghiệp của các bạn trẻ, nhất là sinh viên hiện nay. Dù đang ngồi trên ghế đại học, các bạn vẫn có thể được nghe nhiều ý kiến khác nhau về xu hướng tuyển dụng của xã hội, các ngành hot, ngành dễ xin việc, lương cao,…

Thực tế, nếu bạn đang học ngành thuộc xu hướng, đó là may mắn và hãy cố gắng để phát triển. Tuy nhiên, nếu đó không phải là ngành bạn yêu thích, theo đuổi thì cũng đừng lo lắng, hãy cứ nỗ lực, chỉ cần bạn giỏi, bạn đam mê, cơ hội vẫn sẽ mỉm cười với bạn.

👉 Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp: chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?

Lời khuyên dành cho sinh viên: loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Ngoài việc xác định, nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng trên, lời khuyên từ JobsGO dành cho các bạn sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp đó là cần loại bỏ những suy nghĩ, quan điểm tiêu cực. Bởi nó có thể khiến các bạn mất đi ý chí, quyết tâm, muốn buông xuôi và phải trả giá bằng thất bại trong tương lai.

Tư tưởng học chỉ để lấy bằng

Lời khuyên dành cho sinh viên: loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
Lời khuyên dành cho sinh viên: loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Không ít sinh viên có suy nghĩ sai lầm “cứ học đi, miễn sao có bằng đại học là được”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tấm bằng đại học không phải là điều mà nhà tuyển dụng quá quan tâm. Hầu hết các công ty tư nhân, doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đa quốc gia đều chú trọng đến trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng trong công việc như thế nào? Chỉ trừ các ngành trong nhà nước họ mới yêu cầu yếu tố bằng cấp. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc xem nhẹ giá trị của bằng đại học. Vấn đề các bạn cần phải hiểu ở đây chính là khi so sánh giữa một người có năng lực và một người chỉ có bằng cấp, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có thể làm việc, mang lại giá trị cho doanh nghiệp của họ thay vì tờ giấy A4 mang tên “Bằng đại học”.

Chính vì vậy, các bạn hãy loại bỏ ngay suy nghĩ sai lầm này. Cố gắng, nỗ lực học tập thực sự, tiếp thu kiến thức chính là điều mà các bạn nên làm để không phải hối hận về sau.

👉 Xem thêm: 7 điều sinh viên mới ra trường nên làm ngay!

Tư tưởng sinh viên mới tốt nghiệp không được trọng dụng

Theo một thống kê, có đến 94% sinh viên mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa,…

Điều đáng nói ở đây là trong quá trình tuyển dụng, nhiều nhà tuyển dụng gặp phải sinh viên, ngay cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn rất kém. Có những sinh viên còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp, mơ hồ về khả năng, không biết bản thân có phù hợp với công việc không?,… Và cũng bởi những thực tế trên mà hình thành nên suy nghĩ “các bạn sinh viên mới tốt nghiệp thường khó xin việc làm”. Song, đó không phải là tất cả, không phải ai cũng yếu kém và thất bại khi đi xin việc. Vậy nên, các bạn cần bỏ suy nghĩ “mới ra trường không xin được việc” và cố gắng trau dồi kỹ năng, kiến thức thật tốt. Chỉ cần bạn có thể làm được việc thì sẽ không có lý do gì nhà tuyển dụng từ chối cả.

Tư tưởng sinh viên mới tốt nghiệp không được trọng dụng
Tư tưởng sinh viên mới tốt nghiệp không được trọng dụng

Có thể thấy, định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bạn sinh viên, giúp các bạn xác định đúng nghề và mở rộng cơ hội thành công trong tương lai. Hy vọng qua những chia sẻ, lời khuyên trên của JobsGO, các bạn sinh viên sẽ có những suy nghĩ, cách nhìn đúng đắn hơn về công việc, sự nghiệp của mình sau này nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy để lại bình luận phía dưới, JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: