Core banking là gì? Vai trò của core banking với ngân hàng

Đánh giá post

Core banking là gì? Nó có vai trò như thế nào với lĩnh vực ngân hàng? Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về vấn đề này? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau đây.

Core banking là gì?

Góc nhìn CBS của hệ thống core banking là ngân hàng lõi, nó không phải một ứng dụng mà là một hệ thống ứng dụng. Bên trong nó tích hợp thêm nhiều ứng dụng để tư vấn quản lý thông tin, thông tin giao dịch, tư vấn thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc, tư vấn quản lý rủi ro. Đặc biệt, core banking còn có thể dự đoán rủi ro trong tương lai.

core banking là gì
Core banking là gì?

Core banking làm việc cùng toàn bộ thông tin tại ngân hàng như: Tiền gửi, thế chấp, giấy tờ, sổ sách, bảng tính, dữ liệu điện tử số hoá,…

Hệ thống core banking Flexcube có chức năng vừa xử lý thông tin vừa thực hiện giao dịch. Chính nhờ ưu điểm vượt trội này đã làm cho hiệu suất công việc ở ngân hàng cải thiện đáng kể.

Silverlake là gì? Nó cũng giống như hệ thống core banking và được nhiều ngân hàng mua bản quyền về sử dụng.

👉 Xem thêm: Các vị trí làm việc trong ngân hàng hot nhất 2021

Vai trò của core banking là gì?

Giúp khai thác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn

Trước đây khi chưa áp dụng core-banking vietvictory vào quá trình làm việc, hầu hết ngân hàng đều sử dụng hệ thống thông tin cũ, không hiệu quả. Nhân viên làm việc với bảng tính tần suất liên tục, sai sót là điều khó tránh.

core banking là gì
Giúp khai thác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn

Với core banking, tất cả giao dịch đều được tự động. Khách hàng chỉ cần một mã duy nhất là có thể thực hiện toàn bộ giao dịch cùng lúc ở các chi nhánh khác nhau. Đặc biệt, với internet banking, bạn ngồi tại nhà cũng hoàn thành xong giao dịch của mình. Những điều bạn cần làm đó là điền đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu.

Các chuyên gia cho rằng, trong 1 giây T24 core banking có thể thực hiện đến 1000 giao dịch và có thể tư vấn ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Khi các ngân hàng áp dụng nó vào hoạt động sẽ giúp giao dịch nhanh hơn, tiện lợi hơn cho khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ yêu thích và gắn bó hơn.

Giúp tư vấn quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả cao

Nếu không áp dụng core banking các giao dịch, quản lý khách hàng đều làm thủ công mất thời gian, kém hiệu quả. Chắc hẳn bạn còn nhớ khoảng thời gian gửi tiền ở chi nhánh nào thì chỉ được rút hoặc thực hiện giao dịch ngay tại đó. Hay có những thời điểm thực hiện mỗi giao dịch phải sử dụng nhiều tài khoản khác nhau. Điều này khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu, bất tiện.

core banking là gì
Giúp tư vấn quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả cao

Từ khi áp dụng hệ thống core banking mới những bất tiện được loại bỏ, đồng nhất dữ liệu và giao dịch hơn. Hiệu suất làm việc cũng đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt việc quản lý thông tin của khách hàng được thực hiện quy trình, chuyên nghiệp hơn, nhất là với những ngân hàng lớn, số lượng khách hàng đông như: BIDV, Techcombank, Vietcombank,…

Tư vấn cho ngân hàng quản trị rủi ro

Một lợi ích không thể không nhắc đến của core banking đó là xử lý thông tin khách hàng. Riêng một hệ thống của nó quản lý tối đa lên đến 50 triệu khách. Nhờ vào chức năng như: sắp xếp, phân loại,… đã giúp ngân hàng quản lý rủi ro, nợ xấu rất hiệu quả. Cụ thể, nó có thể dự đoán khách hàng nợ xấu, khách hàng có khả năng chi trả. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra được phương án xử lý thích hợp.

👉 Xem thêm: RM trong ngân hàng là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về RM

Một số vấn đề liên quan đến core banking

Core banking được coi như một trái tim của các ngân hàng và đem lại nhiều lợi ích cho họ. Thế nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng gặp phải không ít rắc rối. Ở nước ta hiện nay hầu hết các ngân hàng đều mua bản quyền core banking tại nước ngoài chứ không trực tiếp tạo ra. Tại sao lại như vậy? 

Nguyên nhân chính là do hệ thống của nó rất phức tạp. Cho dù có tạo ra được thì cũng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí cho nó, chưa kể các vấn đề phát sinh thêm, đặc biệt là bảo mật.

core banking là gì
Một số vấn đề liên quan đến core banking

Chính vì vậy, mua bản quyền nước ngoài sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn có thể áp dụng nó ngay lập tức vào hệ thống và chỉ cần đồng bộ hoá hoạt động. Đặc biệt, phiên bản nước ngoài đã được tối ưu hoá nhiều lần, vì thế nó cũng đem lại ít rủi ro hơn. 

Cũng bởi những lý do trên mà các ngân hàng Việt Nam lựa chọn mua bản quyền, sau đó lập trình thêm, kết nối hệ thống vào core banking có sẵn. Ví dụ: Core Banking BIDV, Core Banking Vietcombank.

👉 Xem thêm: Tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản hiện nay

Bài viết mà JobsGO chia sẻ trên đây cho bạn thấy hệ thống core banking là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của nhiều ngân hàng. Rất mong nội dung này đã giúp bạn hiểu rõ core banking là gì? Hy vọng bạn sẽ đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại trang web của jobsgo.vn.

👉 Xem thêm: Việc làm ngân hàng được cập nhật mới nhất tại JobsGo

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: