Công nhân có tay nghề là lực lượng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, giúp quá trình sản xuất đạt chất hiệu quả, chất lượng cao. Vậy đánh giá tay nghề của công nhân qua những yếu tố nào? Làm sao để nâng cao trình độ cho đội ngũ này? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Công nhân có tay nghề là gì?
“Tay nghề” là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, chỉ những người có năng lực, khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực nào đó. Và công nhân có tay nghề cũng có thể hiểu theo cách này.
Đây là những người công nhân có kỹ năng tốt, tay chân khéo léo để làm các công việc, nghề có tính chất kỹ thuật nhiều hơn. Với những công nhân được đánh giá là có tay nghề thì thường là kinh nghiệm nhiều năm, làm việc thường xuyên, thành thạo với máy móc, dây chuyền sản xuất tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp,…
👉 Xem thêm: Công nhân là gì? Có hay không cơ hội thăng tiến sự nghiệp?
Đánh giá tay nghề công nhân qua những yếu tố nào?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất ngày càng gia tăng, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề. Vậy tiêu chí nào được đưa ra để đánh giá, lựa chọn công nhân có tay nghề?
- Thứ nhất, đánh giá qua khả năng tiếp nhận, nhận biết yêu cầu công việc, các vấn đề liên quan đến quá trình làm việc.
- Thứ hai, đánh giá qua khả năng xử lý các tình huống trong thời gian làm việc. Những người công nhân này sẽ nhanh nhạy, nắm bắt tốt các vấn đề và xử lý tốt, không để ảnh hưởng đến thời gian cũng như kết quả làm việc.
- Thứ ba, đánh giá qua khả năng truyền đạt, phối hợp với các động nghiệp khác hoặc hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên chưa có kinh nghiệm. Thường những người có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm sẽ rất nhanh chóng phối hợp được với các bộ phận để hoàn thành công việc. Ngoài ra, họ cũng có kiến thức, khả năng để chỉ dẫn cho những người chưa biết.
- Thứ tư, công nhân có tay nghề giỏi còn có khả năng nhận ra các vấn đề bất cập trong quá trình làm việc, họ sẽ biết đưa ra các ý kiến, quan điểm và giải pháp để khắc phục những vấn đề đó. Cũng bởi vậy mà rất nhiều người xuất phát điểm chỉ là công nhân trong nhà máy nhưng sau thời gian làm việc có thể được thăng tiến lên quản lý, tổ trưởng,…
👉 Xem thêm: Những lưu ý và quy định không thể bỏ qua khi làm công nhân thời vụ
Trình độ tay nghề của công nhân hiện nay ra sao?
Số lượng các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, mở rộng quy mô. Điều này đặt ra nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực rất lớn, bao gồm cả bộ phận chuyên môn văn phòng và công nhân sản xuất. Có những thời điểm, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tuyển dụng công nhân ồ ạt, mỗi đợt lên đến cả trăm, ngàn người nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.
Tuy nhiên, số lượng lao động chưa qua đào tạo tại các đơn vị còn chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhân thức của doanh nghiệp về đào tạo tay nghề cho công nhân vẫn khá hạn chế, mọi công tác chuẩn bị chưa đầy đủ, chất lượng chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với một số doanh nghiệp quy mô nhỏ thì không tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho công nhân nâng cao tay nghề. Điều này khiến họ không bắt kịp những thay đổi trong thời kỳ mới, đi lùi lại phía sau và dần dần bị đào thải vì không thể đảm bảo cho công việc.
Cách để nâng cao tay nghề cho công nhân
Có thể thấy, với thực trạng trên, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân là vô cùng cần thiết. Đội ngũ công nhân phát triển và có trình độ, tay nghề cao hơn không chỉ giúp nâng cao chất lượng lao động mà còn mang đến kết quả tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cụ thể, công nhân giỏi, làm việc chuyên nghiệp, thành thạo sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình sản xuất, các sản phẩm tạo ra sẽ đảm bảo chất lượng và nhận được sự ủng hộ tốt hơn từ thị trường. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này?
- Trước hết, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công nhân về việc phải thay đổi tư duy làm việc, để họ thấy sự cần thiết của việc học hỏi, nâng cao tay nghề.
- Tạo điều kiện về thời gian, không gian,… để công nhân có thể tự học, tự phát triển về năng lực, tay nghề của mình.
- Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo, các chương trình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm dành cho công nhân. Đây là hoạt động ý nghĩa, giúp họ có thể phát triển tay nghề hơn.
- Các đơn vị có thể triển khai các phong trào thi đua như “lao động giỏi”, “lao động sáng tạo”,… để đội ngũ công nhân tích cực tham gia, từ đó góp phần thay đổi nhận thức cùng các kỹ năng, trình độ của mình.
👉 Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Cơ hội cho người làm lao động phổ thông
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ các vấn đề liên quan đến công nhân tay nghề. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp tốt nhất để nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao chất lượng sản xuất cho đơn vị của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)