Coder là gì? Mức thu nhập & tiềm năng phát triển của nghề

Đánh giá post

Khi công nghệ đang ngày càng phát triển và làm chủ thế giới như hiện nay, các công việc ngành công nghệ trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút được nhiều nhân lực tham gia. Trong đó, phải kể đến ngành Code. Vậy Coder là gì? Tiềm năng phát triển của nghề như thế nào? Cùng JobsGO tham khảo kỹ hơn qua bài viết dưới đây?

1. Coder là gì?

Coder là gì? Hiểu một cách đơn giản, Coder được sử dụng để chỉ những người làm lập trình công nghệ thông tin. Họ sẽ tạo nên những đoạn code để thiết kế một chương trình, ứng dụng hay website nào đó.

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có trường Đại học, Cao đẳng nào đào chuyên sâu về chuyên ngành Code. Thế nhưng, thị trường lao động nước ta vẫn sở hữu rất nhiều nhân sự Coder giỏi, có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

coder là gì
Coder là gì?

2. Coder làm công việc gì?

Vậy, công việc cụ thể của Coder là gì? Tham khảo ngay:

  • Phát triển và triển khai các chương trình, ứng dụng, phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Phát triển các hệ thống thông tin mới.
  • Phụ trách thiết kế, xây dựng, chạy thử nghiệm chương trình và triển khai hệ thống máy tính tự động.
  • Đảm bảo hiệu suất tối ưu cho các chương trình hiện có.
  • Sau một thời gian triển khai chương trình, Coder cần kiểm tra hiệu quả hoạt động để có thể sửa đổi trình tự hoặc mã chương trình một cách phù hợp nhất.
  • Thiết kế sơ đồ kỹ thuật giúp cho hoạt động mã hóa có thể được triển khai một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
  • Nghiên cứu, phát triển tính năng mới để nâng cấp chương trình, ứng dụng hiện tại.

Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

3. Những kiến thức, kỹ năng cần có đối với Coder

Công việc Coder đòi hỏi ở người làm nhiều kiến thức, kỹ năng quan trong như:

3.1 Kiến thức chuyên môn

nghề coder là gì
Những kiến thức, kỹ năng cần có đối với Coder

Để có một nền tảng tốt khi bước chân vào ngành Code, bạn cần trang bị những kiến thức trọng tâm sau đây:

  • Mảng Mobile: Nền tảng Mobile hiện nay phổ biến với 2 hệ điều hành chính là IOS và Android. Vậy nên, bạn cần hiểu rõ về chúng, đồng thời nắm vững các ngôn ngữ lập trình như: Java, Objective-C, Swift…
  • Mảng Embedded: Mảng Embedded hay còn gọi là lập trình nhúng. Cụ thể, người làm mảng này sẽ cần lập trình cho các thiết bị gia dụng như: điều hòa, tủ lạnh, máy giặt… Hiểu rõ về các ngôn ngữ C, C++ và Java là điều cần thiết với người theo đuổi mảng này.
  • Mảng Web: Lập trình Web được coi là mảng lâu đời và phổ biến nhất. Chính vì thế, cạnh tranh trong mảng này cũng tương đối cao. Giỏi các kiến thức về HTML, Javascript, CSS,… là điều giúp bạn thành công trong mảng Web.
  • Mảng Desktop App: Với mảng Destop App, người làm sẽ phụ trách viết các phần mềm để chạy trên máy tính bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, có thể kể đến như: C#, C, C++, Python. Bên cạnh đó, nếu muốn thăng tiến nhanh trong mảng này, bạn nên học thêm về Net winform.

Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình Web

3.2 Kỹ năng ngoại ngữ

Có thể thấy, các phần mềm, ứng dụng đa phần đều được vận hành bằng tiếng Anh. Chính vì thế, thông thạo khả năng ngoại ngữ là điều cần thiết nếu bạn muốn phát triển với công việc lập trình Code. Nó sẽ giúp bạn có thể hiểu và nắm rõ các thông số kỹ thuật, hỗ trợ quá trình alfm việc diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.

3.3 Kỹ năng mềm

Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng với Coder. Cụ thể, Coder cần phải có là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích cũng như giải quyết vấn đề để có thể cùng đội nhóm của mình hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

3.4 Kỹ năng tự học

Sự thành công của Coder phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự học. Thật vậy, các trường hiện nay chưa tách riêng chuyên ngành Code mà vẫn giảng dạy chung trong các ngành Công nghệ thông tin. Vậy nên, người làm Code cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để có một nền tảng kiến thức vững vàng cũng như cập nhật được nhiều xu hướng mới của ngành.

3.5 Kỹ năng phân tích

Có thể thấy, tư duy logic cùng khả năng phân tích là điều không thể thiếu ở một Coder. Yếu tố này giúp Coder có thể tìm ra nguồn gốc cốt lõi của các vấn đề mà chương trình đang gặp phải, từ đó, đề xuất các hướng giải quyết để kịp thời khắc phục sự cố.

3.6 Khả năng thích nghi với sự đổi mới

thu nhập nghề coder
Khả năng thích nghi với sự đổi mới

Với sự phát triển nhanh như vũ bão của xã hội ngày nay, người làm Code cũng cần thích nghi với sự đổi mới và cập nhật nhanh chóng những xu hướng hiện đại để không bị tụt hậu so với xã hội. Điều này còn giúp bạn có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

3.7 Tính kiên nhẫn

Lập trình các chương trình đòi hỏi Coder một sự bình tĩnh và tập trung cao độ. Đây là một quá trình đầy thử thách, họ có sẽ thử nghiệm sai và cần sửa rất nhiều lần. Do vậy, tính kiên nhẫn, bền bỉ là yếu tố quan trọng giúp họ có thể tìm được những hướng đi và giải pháp tốt nhất cho công việc của mình.

4. Muốn làm Coder thì học ngành gì?

Nếu muốn theo đuổi công việc này, bạn có thể theo học các ngành như sau:

4.1 Ngành công nghệ phần mềm

Ngành công nghệ phần mềm được biết đến là ngành đào tạo nên đội ngũ lập trình viên với trình độ và chuyên môn cao. Tốt nghiệp ngành này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ về:

  • Quy trình xây dựng và phát triển phần mềm
  • Các nền tảng công nghệ và công cụ được ứng dụng
  • Thu thập, phân tích dữ liệu
  • Thiết kế phần mềm, lập trình, kiểm thức, vận hành và bảo trì phần mềm

4.2 Ngành khoa học máy tính

Khoa học máy tính là ngành giảng dạy chuyên sâu các kiến thức về toán học, khoa học hay máy tính… Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị một nền tảng vững vàng về trí tuệ nhân tạo (AI), cấu trúc dữ liệu máy tính, phân tích và xử lý dữ liệu… Chính vì thế, đây là một trong những ngành rất phù hợp nếu bạn muốn làm Coder.

triển vọng nghề coder
Muốn làm Coder thì học ngành gì?

4.3 Ngành hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin cũng là một trong những ngành mà JobsGO muốn gợi ý cho các bạn. Ngành học này đem đến cho bạn những hình dung về quy trình phân tích, đánh giá, quản trị thông tin, dữ liệu. Với Hệ thống thông tin, sinh viên sẽ được học về nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau như Java, PHP, C#, SQL…

4.4 Ngành kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là ngành học giảng dạy tập trung vào phần cứng và phần mềm máy tính cùng với đa dạng ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, C++,… Tuy nhiên, nếu muốn phát triển thành một Coder giỏi với chuyên môn cao, bạn vẫn nên học thêm các khóa học chuyên sâu về Code để nâng cao kỹ năng của bản thân.

Trên đây là những nội dung về Coder mà JobsGO muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua đó, bạn đã thực sự hiểu rõ Coder là gì cũng như những kiến thức, kỹ năng quan trọng của Coder. Chúc các bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển và gặt hái được vô vàn thành công rực rỡ trong ngành.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: