Ngành kinh tế phát triển là gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

Đánh giá post

Ngành kinh tế phát triển là một trong số những ngành học Hot được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không chỉ có triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn, theo học ngành kinh tế phát triển còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến với các vị trí việc làm có mức lương hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này để xem bản thân phù hợp để theo học hay không nhé.

ngành kinh tế phát triển
Những điều cần biết về ngành kinh tế phát triển

1. Tìm hiểu chung về ngành kinh tế phát triển

Ngành kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics. Đây là ngành mà người học sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội,… Ngành học tập trung vào nghiên cứu và khám phá, giải thích sự tăng trưởng và xu hướng phát triển kinh tế thế giới.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, ngành nghề sẽ giúp các bạn sinh viên biết được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển kinh tế quốc tế, điều mà các quốc gia đang trên đà phát triển có thể nhìn vào để cải thiện những gì mình còn thiếu sót. Từ đó tìm ra đúng lối đi riêng giúp kinh tế nước mình phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2. Ngành kinh tế phát triển học những gì?

Theo học ngành kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được tiếp cận, mở rộng kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành trong lĩnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế tài nguyên và môi trường, chính sách công,… Đặc biệt, các bạn sẽ nắm được hệ thống lý thuyết về kinh tế, phương pháp khai phá dữ liệu, hoạch định chính sách,… để áp dụng giải quyết những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trên hành trình phát triển của mình.

Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn được bổ sung kỹ năng mềm như khả năng ngoại ngữ, đàm phán, lên kế hoạch, giao tiếp tốt,… để sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh công việc.

3. Ngành kinh tế phát triển có được ưa chuộng?

Trong những năm vừa qua, ngành kinh tế phát triển thu hút đông đảo sinh viên theo học. Số lượng sinh viên theo thống kê tại các trường luôn đáp ứng chỉ tiêu. Điều này cho thấy đây là ngành rất được ưa chuộng hiện nay.

Ngành kinh tế phát triển có cơ hội việc làm được các chuyên gia dự đoán tăng trưởng mạnh. Nắm được yếu tố cốt lõi, các bạn sinh viên muốn phát triển bản thân, có nguồn thu nhập ổn định đã kịp nắm bắt cơ hội để theo học và trau dồi kiến thức ngành nghề.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế phát triển

Xác định bản thân có phù hợp với ngành kinh tế phát triển hay không, các bạn cần dựa vào một số yếu tố nhất định. Để thành công trên con đường sự nghiệp với ngành kinh tế phát triển, các bạn cần có những tố chất riêng.

4.1 Là người năng động, tư duy nhanh nhạy

Lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành kinh tế phát triển nói riêng luôn không ngừng thay đổi. Do đó, muốn đi xa trong nghề, bạn phải là người có óc sáng tạo, năng động, nhanh nhạy để theo kịp thời đại và đưa ra những quyết định có tính bứt phá.

4.2 Khả năng chịu áp lực công việc cao

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Sự biến động trong các kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc. Nếu bạn có khả năng chịu áp lực cao, tinh thần mạnh mẽ, xử lý mọi việc mới đảm bảo nhanh chóng, đạt hiệu quả.

kinh tế phát triển
Tố chất quan trọng để theo đuổi ngành kinh tế phát triển

4.3 Khả năng phân tích dữ liệu, thu thập thông tin nhanh

Các số liệu, báo cáo kinh tế đòi hỏi người đảm nhận phải có khả năng thu thập, trí nhớ tốt để phân tích, làm rõ, từ đó có phương hướng triển khai một cách thông minh, chính xác.

4.4 Đam mê học hỏi, nghiên cứu

Nền kinh tế luôn có sự biến động chứ không bao giờ “giậm chân tại chỗ”. Một người đam mê nghiên cứu, tìm tòi sẽ tự trau dồi cho mình nhiều kiến thức, áp dụng vào công việc để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

4.5 Tinh thần trách nhiệm với công việc

Với sự đam mê, có trách nhiệm với công việc, dù ứng tuyển vị trí nào trong ngành kinh tế phát triển, bạn cũng có những thành công nhất định.

4.6 Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo

Trong thời kỳ đại công nghệ 4.0 cùng với xu hướng toàn cầu hóa, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp của mình. Việc tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nước ngoài cũng sẽ giúp cho bạn hoàn thành công việc đơn giản hơn.

5. Ngành kinh tế phát triển thi khối gì?

Các trường đào tạo ngành kinh tế phát triển hiện nay tuyển sinh tập trung vào tổ hợp môn bao gồm khối A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).

Ngoài xét theo tổ hợp môn điểm thi tốt nghiệp THPT, một số trường tuyến sinh ngành kinh tế phát triển cũng có thể căn cứ vào học bạ, xét trúng tuyển thẳng.

6. Học kinh tế phát triển tại trường nào?

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế phát triển. Dưới đây là tổng hợp những trường hot kèm tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn các năm gần nhất. Các bạn hãy tham khảo nhé.

Khu vực Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm thi năm 2022 Điểm thi năm 2021 Điểm thi 2020
Miền Bắc Học viện Chính sách và Phát triển A00, A01, C02, D01 24,45 24,85 19,0
Đại học Kinh tế, ĐHQGHN A01, D01, D09, D10 33,05 (thang điểm 40) 35.57 (thang điểm 40) 31.73 (thang điểm 40)
Đại học Kinh tế Quốc dân A00, A01, D01, D07 27.5 27.5 26,75
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên A00, A01, C04, D01 16 16 15,5
Miền Trung Đại học Nha Trang A01, D01, D07, D96 18 20 19
Đại học Phạm Văn Đồng A00, A01, D01 15 15 15

7. Học ngành kinh tế phát triển ra trường làm gì?

Nhiều bạn sinh viên theo học ngành kinh tế phát triển vẫn khá mông lung vì không biết cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường ra sao, có thể xin vào những đơn vị nào? Có nhiều cơ hội cho các bạn lựa chọn việc làm như ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, nghiên cứu, làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nước ngoài hoặc kinh doanh tự do.

kinh tế phát triển là gì
Các vị trí việc làm sinh viên có thể ứng tuyển sau khi ra trường ngành kinh tế phát triển
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học: Với những bạn học sinh có thành tích cao trong quá trình học tập, đủ tiêu chuẩn để trở thành giảng viên có thể sẽ được trường giữ lại công tác, đào tạo thế hệ sau.
  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Nếu bạn muốn ứng tuyển làm trong nhà nước, có thể thi tuyển công chức vào các phòng ban tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… Tại đây, bạn sẽ được tham gia vào việc xác định thực trạng nền kinh tế, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế khu vực và quốc gia,…
  • Chuyên viên/nhân viên phân tích đầu tư: Có kiến thức kinh tế vững chắc, công việc của một chuyên viên/nhân viên phân tích đầu tư cũng rất phù hợp cho bạn. Nhiệm vụ chính của công việc này là phân tích tài chính, nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư,…
  • Nhân viên dự án, kế hoạch: Với kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá vấn đề trong doanh nghiệp sát sao, bạn có thể đảm nhận tốt công việc của nhân viên dự án, nhân viên kế hoạch.
  • Nhân viên kinh doanh: Trở thành nhân viên kinh doanh là vị trí phổ biến cho những bạn học ngành kinh tế phát triển. Công việc này không đòi hỏi yêu cầu quá cao, chỉ cần kỹ năng mềm cơ bản là bạn có thể làm tốt ở các doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực.

8. Mức lương dành cho ngành kinh tế phát triển

Mỗi vị trí việc làm trong ngành kinh tế phát triển đều có những yêu cầu riêng nên mức lương cũng sẽ chênh lệch. Hơn nữa, còn tùy vào kinh nghiệm làm việc của người đảm nhận mà mức lương vị trí cao hay thấp.

Trung bình mức lương của ngành kinh tế phát triển sẽ dao động trong khoảng từ 3 – 11 triệu đồng/tháng đối với các vị trí phổ biến như giảng viên, nhân viên dự án, nhân viên kế hoạch,… Mức lương sẽ cao hơn dao động trong khoảng từ 45 – 50 triệu đồng/tháng dành cho những ai có năng lực chuyên môn cao, đảm nhận trọng trách quan trọng như nhân viên phân tích đầu tư, nhân viên kinh doanh dự án,…

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, các bạn học sinh quan tâm đã biết ngành kinh tế phát triển có triển vọng nghề nghiệp ra sao, cơ hội việc làm tốt không để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với năng lực. Đặc biệt, nếu yêu thích ngành này, việc có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả rất quan trọng bởi sẽ giúp đảm bảo chất lượng đầu ra, từ đó gia tăng cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp, được nhiều nhà tuyển dụng “săn đón”.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: