Chứng chỉ CPA là gì? Chứng chỉ CPA trên thực tế được ví như tấm vé thông hành, là chìa khóa giúp những người hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có thêm cơ hội phát triển trong nghề nghiệp. Trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ đặc biệt này.
Mục lục
1. Tìm Hiểu Chung Về Chứng Chỉ CPA
Để hiểu hơn về chứng chỉ CPA, bạn không nên bỏ qua những thông tin sau đây:
1.1. Chứng Chỉ CPA Là Gì?
CPA là chứng chỉ gì? Bằng CPA là gì? CPA là viết tắt của cụm từ Certified Public Accounts, là loại chứng chỉ nghề nghiệp đặc biệt dành cho những kế toán viên và kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp. Với chứng chỉ CPA, kế toán, kiểm toán viên được công nhận khả năng và được hành nghề độc lập cho cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Chứng chỉ này rất cần thiết đối với những người làm trong nghề kế toán, kiểm toán hay tài chính. Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới còn có những chứng chỉ khác tương đương với CPA, ví dụ như là chứng chỉ kế toán “Chartered Accountant – CA”.
Ngoài chứng chỉ CPA, một kế toán, kiểm toán viên giỏi cũng cần phải có thêm một số những chứng chỉ khác, có thể kể đến như chứng chỉ CFA. Một trong những chứng chỉ cao cấp nhất dành cho cá nhân làm việc trong giới phân tích đầu tư và cố vấn tài chính.
1.2 Thời Hạn Của Chứng Chỉ CPA Là Bao Lâu?
Đối với chứng chỉ kiểm toán CPA thì sẽ được quy định về thời hạn sử dụng. Theo thông tư số 202/2012/TT – BTC thì thời hạn của chứng chỉ này tối đa là 5 năm (60 tháng). Tuy nhiên, thời hạn này sẽ không được quá ngày 31/12 của năm thứ 5 kể từ khi bắt đầu có hiệu lực sử dụng. Chính vì vậy, những ai làm kế toán, kiểm toán đang sở hữu chứng chỉ này sẽ cần hết sức lưu ý để thi lấy lại chứng chỉ, sử dụng cho trường hợp cần thiết nhé.
Xem thêm: Chứng chỉ ACCA là gì? Học chứng chỉ ACCA có lợi ích gì?
2. Tầm Quan Trọng Của Chứng Chỉ CPA Với Dân Kế – Kiểm
Chứng chỉ Certified Public Accounts có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với những người làm trong nghề kế toán, kiểm toán tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Nó sẽ chứng minh cho kỹ năng, trình độ chuyên môn trong công việc. Khi có chứng chỉ này, các cá nhân không chỉ tự do hơn trong lựa chọn công việc mà còn có thêm bằng chứng giúp đơn vị tuyển dụng tin tưởng, đánh giá cao khả năng của bạn. Ví dụ như là:
- Đăng ký thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kế toán.
- Tư vấn, quản lý các vấn đề tài chính cá nhân/công ty/doanh nghiệp (phân tích kế toán, quản lý đầu tư, sổ sách kế toán,…).
- Chứng chỉ kế toán cũng là điều kiện giúp cho các bạn thăng tiến nhanh hơn lên các vị trí như trưởng phòng, giám đốc,…
Với những người sở hữu chứng chỉ Certified Public Accounts thì cơ hội nghề nghiệp sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, mức thu nhập của họ có thể đạt đến 1000 – 2000 USD/tháng hoặc cao hơn dựa vào kinh nghiệm và năng lực của mình. Không chỉ có ý nghĩa với các cá nhân mà chứng chỉ kiểm toán CPA còn là văn bằng giúp cho nhà nước có thể quản lý các hoạt động kế toán Việt Nam một cách dễ dàng hơn.
Riêng với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng kế toán thì dựa vào chứng chỉ CPA, họ có thể nhanh chóng sàng lọc ứng viên, đưa ra những tiêu chí tuyển dụng phù hợp cho các vị trí kế toán.
Xem thêm: Thông tin chi tiết về điều kiện học và nhận Chứng chỉ Kế toán trưởng
3. Một Số Thông Tin Về Dự Thi Chứng Chỉ CPA
Khi dự thi chứng chỉ CPA, bạn cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau đây:
3.1 Đối Tượng Dự Thi Chứng Chỉ CPA
Toàn bộ người Việt Nam hoặc nước ngoài có nhu cầu hành nghề kế toán, kiểm toán (trừ các đối tượng không được làm kế toán) theo quy định tại đều được phép thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA. Như vậy, đối tượng dự thi là khá rộng và tạo điều kiện cho tất cả mọi người. Do đó, những ai đang làm trong ngành kế toán, kiểm toán muốn phát triển sự nghiệp thì nên đăng ký để thi chứng chỉ CPA nhé.
3.2 Điều Kiện Thi Chứng Chỉ CPA
Để sở hữu trong tay chứng chỉ CPA giá trị, người học cần đáp ứng những điều kiện khắt khe như sau:
3.2.1 Về Trình Độ Học Vấn
Ứng viên tham gia thi chứng chỉ CPA cần đạt trình độ Đại học ở thời điểm đăng ký với các chuyên ngành như Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng. Bên cạnh đó, các ứng viên học chuyên ngành khác nhưng có môn học Kế toán, Tài chính, Kiểm toán, Thuế,… trong chương trình học cũng được chấp nhận đăng ký dự thi.
3.2.2 Về Kinh Nghiệm Thực Tế
Ứng viên tham gia thi chứng chỉ CPA không chỉ yêu cầu đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn mà còn cần cả kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trên thực tế. Cụ thể, ứng viên sẽ phải đạt đủ:
- 36 tháng làm việc thực tế trong các lĩnh vực như Tài chính, Kế toán kể từ thời điểm hoàn thành chương trình học hoặc có quyết định tốt nghiệp (tạm thời hoặc chính thức) đến khi dự thi.
- 48 tháng làm trợ lý kiểm toán, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiểm toán từ thời điểm tốt nghiệp hoặc có quyết định tốt nghiệp (tạm thời hoặc chính thức) đến thời điểm dự thi.
3.2.3 Yêu Cầu Khác
Ứng viên tham gia thi lấy chứng chỉ kiểm toán CPA cũng cần đảm bảo quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật và không có vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, pháp luật tính đến thời điểm dự thi. Các loại giấy tờ và lệ phí niêm yết trước mỗi kỳ thi không thay đổi và không có trường hợp ngoại lệ trong việc sai sót thông tin, thiếu giấy tờ hay chậm lệ phí. Do vậy, thí sinh cần lưu ý để đảm bảo tư cách dự thi trên thực tế.
Xem thêm: Chứng chỉ tin học IC3 là gì? Nghề nào cần có chứng chỉ IC3?
3.3 Hồ Sơ Dự Thi Chứng Chỉ CPA Gồm Những Gì?
Việc dự thi chứng chỉ CPA yêu cầu rất nhiều giai đoạn cũng như các bài thi khác nhau. Cụ thể, hồ sơ mà các bạn cần chuẩn bị để tham gia kỳ thi chứng chỉ này bao gồm: Phiếu dự thi: phiếu này cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân của thí sinh, có dấu xác nhận của đơn vị công tác. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chuẩn bị giấy xác nhận về thời gian làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan về kế toán, kiểm toán.
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu có công chứng/chứng thực.
- Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của các đơn vị, cơ quan công tác.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ có xác nhận từ đơn vị, cơ quan cấp. Các bạn cũng cần nộp thêm bảng điểm các môn học, điểm trung bình cuối cấp để đối chiếu thông tin.
- Nộp ảnh chân dung màu, kích thước 3×4 và có thời hạn 6 tháng trở lại.
- Có phong bì dán tem, ghi rõ thông tin theo yêu cầu.
Với một số trường hợp thí sinh đã có chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán nhưng muốn thi thêm chứng chỉ kiểm toán viên CPA thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Phiếu đăng ký dự thi có điền đầy đủ thông tin cá nhân, có dấu xác nhận của đơn vị công tác.
- Bản sao chứng minh/căn cước công dân/hộ chiếu có chứng thực/ công chứng.
- Bản sơ yếu lý lịch đã được xác nhận từ cơ quan, đơn vị công tác.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề kế toán đã có kèm xác thực.
- Nộp ảnh chân dung màu, kích thước 3×4 và có thời hạn 6 tháng trở lại.
Một điều các bạn cần lưu ý đó là chứng chỉ CPA do hội đồng thi phát hành theo mẫu và đã được thống nhất. Người đăng ký dự thi sẽ cần phải nộp đầy đủ hồ sơ cho hội đồng trong thời hạn được thông báo. Các đơn vị nhận hồ sơ sẽ chỉ nhận khi người đăng ký cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu kèm theo phí dự thi. Chi phí cho các thí sinh thi lấy chứng chỉ CPA sẽ được hoàn trả lại nếu như không đáp ứng đủ các điều kiện dự thi hoặc không tham gia thi trong 10 ngày.
Xem thêm: Chứng chỉ ISO là gì? Cơ hội việc làm của nhân viên ISO
3.4 Nội Dung Bài Thi Chứng Chỉ CPA
Bài thi chứng chỉ CPA trên thực tế sở hữu dung lượng kiến thức cực rộng lớn, đòi hỏi người học phải có khả năng bao quát, phân tích và tổng hợp. Tùy vào mục đích, nội dung bài thi cũng có sự khác nhau. Cụ thể là:
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên
- Đối với người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, nội dung bài thi sẽ gồm:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ trình độ C với Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức hoặc Trung Quốc.
Người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán
Còn nội dung bài thi đối với người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán là:
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ trình độ C của với Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức hoặc Trung Quốc.
3.5 Điều Kiện Đủ Nhận Chứng Chỉ CPA
Trung bình mỗi năm có khoảng 4000 – 5000 người đăng ký thi chứng chỉ CPA. Trong số đó, chỉ khoảng 10% đạt tiêu chuẩn. Điều này có lẽ do điều kiện khắt khe của cuộc thi chứng chỉ CPA. Cụ thể:
- Người đủ điều kiện nhận chứng chỉ CPA phải đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn ngoại ngữ).
- Các môn thi đạt phải đạt từ 5 điểm trở lên.
4. Học Chứng Chỉ CPA Ở Đâu Tốt?
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán CPA, ứng viên cần trải qua quá trình học tập, trau dồi, rèn luyện về cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Cùng với đó, việc tìm kiếm cơ sở đào tạo chất lượng cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp bạn có được kết quả tốt trong kỳ thi. Dưới đây là một số trung tâm đào tạo CPA uy tín bạn có thể tham khảo trước kỳ thi bắt đầu:
- Học viện TACA (Địa chỉ: 170 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
- Khóa đào tạo CPA của Học viện Tài chính (Địa chỉ: Học viện Tài chính, 53E Phan Phù Tiên, Đống Đa, Hà Nội).
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) (Địa chỉ: Phòng 304, Tòa nhà Dự án, Số 4, Ngõ Hàng Chuối 1, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
5. So Sánh Chứng Chỉ CPA Việt Nam Và CPA Úc
Tiêu chí | CPA Việt Nam | CPA Úc (CPA Australia) |
Tổ chức cấp | Bộ Tài chính Việt Nam | CPA Australia |
Chương trình học |
Gồm 7 môn học gồm:
|
2 cấp độ với 12 môn học:
|
Thời gian học (dự kiến) | 4 năm | 1,5 – 3 năm |
Hình thức thi |
Thi tự luận trên giấy trong vòng 180 phút/môn (riêng ngoại ngữ thi trong vòng 120 phút) | Thi trên giấy hoặc máy tính:
|
Ngôn ngữ thi | Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Tần suất thi | 2 lần/năm vào quý III hoặc quý IV | 4 năm/1 lần |
Lệ phí |
|
|
Tỷ lệ đỗ | 15 – 20% | 45 – 55% |
Giá trị | Chủ yếu chỉ có giá trị tại Việt Nam | Được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới |
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ | 5 năm | 2 năm |
Lợi ích |
|
|
6. Hướng Dẫn Cách Học CPA Hiệu Quả
6.1. Lập Kế Hoạch Học Tập Chi Tiết
Lập kế hoạch học tập chi tiết là bước đầu tiên và quan trọng nhất để học CPA hiệu quả. Bạn nên xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn học tập và phân chia thời gian học tập một cách hợp lý dựa trên số lượng môn. Việc lập kế hoạch hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng sẽ giúp bạn duy trì tiến độ và không bị bỏ sót kiến thức quan trọng. Đừng quên dành thời gian cho các buổi ôn tập định kỳ để củng cố những gì đã học và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.
6.2. Chọn Tài Liệu Học Tập Phù Hợp
Sử dụng tài liệu học tập phù hợp là yếu tố then chốt trong quá trình ôn thi CPA. Bắt đầu với các sách giáo khoa và tài liệu chính thức do tổ chức CPA khuyến nghị để đảm bảo bạn nắm vững kiến thức nền tảng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm các sách bổ trợ, video giảng dạy và các bài tập từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác để có cái nhìn toàn diện hơn về từng chủ đề.
6.3. Làm Bài Tập, Luyện Đề Thi Thử Thường Xuyên
Làm bài tập và đề thi thử thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen với cấu trúc đề thi, cách thức ra đề và thời gian làm bài. Hơn nữa, việc phân tích các lỗi sai trong quá trình làm bài tập và đề thi thử sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu của mình, từ đó cải thiện chúng.
6.4. Nghỉ Ngơi Và Ăn Uống Khoa Học
Tinh thần của bạn chỉ có thể duy trì được sự minh mẫn khi bạn ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn uống lành mạnh và việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung. Đừng để việc học làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, vì một cơ thể khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập.
6.5. Sử Dụng Công Nghệ Hỗ Trợ
Ngày càng có nhiều ứng dụng học tập hữu ích được phát triển. Và bạn đừng quên tận dụng chúng để quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn. Các ứng dụng này có thể giúp bạn sắp xếp lịch học, quản lý thời gian và theo dõi tiến độ học của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các video bài giảng, podcast và các tài liệu trực tuyến để làm giàu thêm hiểu biết của mình. Công nghệ cũng giúp bạn tiếp cận với các nguồn tài liệu phong phú và cập nhật, giúp việc học trở nên linh hoạt hơn.
Xem thêm: CFS là gì trong xuất nhập khẩu?
6.6. Giữ Vững Tinh Thần Và Động Lực
Giữ vững tinh thần và động lực là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong quá trình học CPA. Hãy luôn nhớ lý do bạn bắt đầu và những lợi ích mà chứng chỉ CPA sẽ mang lại cho sự nghiệp của bạn. Bạn hãy đặt ra mục tiêu học tập cụ thể (bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn) để nhận rõ con đường mình cần đi. Đừng quên tự thưởng cho bản thân mỗi khi đạt được một mục tiêu nhỏ; điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục tiến bước.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ CPA là gì để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho công việc trong tương lai. Để tham khảo các công việc hấp dẫn liên quan đến chứng chỉ CPA như kế toán viên, kiểm toán viên,… bạn có thể truy cập Website tuyển dụng của JobsGO để biết thêm chi tiết. Và đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Thi CPA Có Khó Không?
Ở Việt Nam, chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) do Bộ Tài chính cấp và được coi là một trong những kỳ thi khó khăn nhất trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Để đạt được chứng chỉ này, bạn phải vượt qua các kỳ thi với nội dung phong phú và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về:
- Kế toán tài chính
- Kiểm toán
- Luật và thuế
- Quản lý tài chính
- Ngoại ngữ
Quá trình học, ôn thi đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức (thời gian học dự kiến 4 năm) và tỷ lệ đậu thường không cao (chỉ khoảng 15 - 20% thí sinh vượt qua kỳ thi và nhận được chứng chỉ).
2. Kiểm Toán Viên Nhà Nước Bắt Buộc Phải Có Chứng Chỉ CPA Không?
Có, kiểm toán viên Nhà nước bắt buộc phải có chứng chỉ CPA. Theo Điểm d, Mục 1, Điều 13, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên Nhà nước phải sở hữu chứng chỉ CPA để đáp ứng yêu cầu pháp luật và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc.
3. Kiểm Toán Viên Dịch Vụ Bắt Buộc Phải Có Chứng Chỉ CPA Không?
Không phải tất cả các kiểm toán viên dịch vụ đều phải có chứng chỉ CPA. Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể yêu cầu chứng chỉ CPA:
- Người đại diện pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Thành viên góp vốn trong công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kế toán có từ hai thành viên trở lên.
- Kiểm toán viên tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty hợp danh.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)