Chứng chỉ IC3 là gì? Lợi ích và thời hạn sử dụng chứng chỉ IC3

Đánh giá post

Trong thời buổi công nghệ số, để có công việc tốt, lương cao thì chắc chắn bạn sẽ cần thành thạo tin học văn phòng, thậm chí một số đơn vị còn yêu cầu chứng chỉ IC3. Vậy chứng chỉ IC3 là gì? Học chứng chỉ này ở đâu uy tín? Cùng tìm hiểu với JobsGO qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Chứng chỉ IC3 là gì? Đối tượng thi chứng chỉ IC3

Chứng chỉ IC3 có tên tiếng Anh là The Internet and Computing Core Certification, do tập đoàn Microsoft sáng lập. Đây là bài thi quốc tế, đánh giá về kiến thức, khả năng sử dụng máy tính, phầm mềm và Internet.

Chứng chỉ IC3 phản ánh đầy đủ kỹ năng nền tảng cần thiết, giúp bạn thành công trong hầu hết các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp, xã hội,… Bài thi này được thực hiện trực tuyến trên 25 ngôn ngữ và đã được Việt hóa.

chứng chỉ ic3
Chứng chỉ IC3 là gì? Đối tượng thi chứng chỉ IC3

Hiện nay, chứng chỉ IC3 áp dụng phổ biến trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới. Trung bình có khoảng 2 triệu người thi mỗi năm, tổ chức qua hơn 12.000 trung tâm được ủy quyền chính thức của Certiport. Đây là chứng chỉ Quốc tế có hiệu lực không giới hạn thời gian trên toàn thế giới. Bạn chỉ cần vượt qua kỳ thi và đạt được chứng chỉ một lần, thì không cần phải thực hiện được lần nào nữa.

Đối tượng thi cần thi chứng chỉ tin học IC3 gồm:

  • Cán bộ công chức, viên chức muốn hoàn thiện hồ sơ, nâng lương, nâng ngạch.
  • Những người chuẩn bị hồ sơ để thi công chức.
  • Người đi làm cần sử dụng thành thạo tin học.
  • Sinh viên chuẩn bị ra trường.

👉  Xem thêm: Chứng chỉ tin học là gì? Có chứng chỉ tin học lương có tăng không?

Các phiên bản chứng chỉ tin học IC3

Chứng chỉ IC3 hiện đang triển khai 2 phiên bản là IC3 GS5 và IC3 GS6. 2 phiên bản này có điểm khác nhau mà bạn cần phân biệt đó là:

IC3 GS5
IC3 GS6
Bài thi Xây dựng trên chuẩn kỹ năng GS5. Xây dựng trên chuẩn kỹ năng GS6.
Nội dung thi Thi trên nền tảng Windows 10 – Office 2016. Thi trên nền tảng Windows 10 – Office 365. Cập nhật thêm nội dung hiểu biết nâng cao năng lực kỹ thuật số.

Trong đó, chứng chỉ IC3 GS6 là tiêu chuẩn toàn cầu về năng lực sử dụng ứng dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật số mới nhất, được công nhận bởi các tổ chức uy tín toàn thế giới. Đây cũng là phiên bản mới nhất trong hệ thống chứng chỉ IC3.

👉  Xem thêm: Chứng chỉ CCNA là gì?

Cấu trúc & nội dung của chứng chỉ IC3 mới nhất

Để thi chứng chỉ tin học IC3, bạn sẽ cần nắm rõ cấu trúc cũng như nội dung của chứng chỉ này.

Cấu trúc

Bài thi IC3 GS6 được chia thành 3 cấp độ tương ứng với 3 cấp độ chứng chỉ là:

  • Cấp độ 1: các khái niệm cơ bản, thành phần thiết yếu.
  • Cấp độ 2: kiến thức thực hành về kỹ năng cốt lõi.
  • Cấp độ 3: hiểu biết nâng cao về năng lực kỹ thuật số.

Nội dung

chứng chỉ tin học ic3
Cấu trúc & nội dung của chứng chỉ IC3 mới nhất

Về nội dung của bài thi chứng chỉ IC3 GS6 thì sẽ gồm 7 chuyên đề. Mỗi chuyên đề cũng sẽ tăng dần cấp độ của từng bài thi.

  • Chuyên đề 1: Công nghệ thông tin
  • Cấp độ 1: trình bày các khái niệm về phần mềm cơ bản.
  • Cấp độ 2: tùy chỉnh môi trường kỹ thuật số.
  • Cấp độ 3: xác định, khắc phục sự cố, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
  • Chuyên đề 2: Công dân kỷ nguyên số
  • Cấp độ 1: trau dồi, quản lý và bảo vệ danh tiếng kỹ thuật số.
  • Cấp độ 2: áp dụng các tiêu chuẩn về nghi thức kỹ thuật số.
  • Cấp độ 3: trình bày các phương pháp tốt nhất cho công dân kỹ thuật số.
  • Chuyên đề 3: Quản lý thông tin
  • Cấp độ 1: sử dụng, tinh chỉnh các tiêu chí trong tìm kiếm trực tuyến.
  • Cấp độ 2: quản lý thu thập, lưu trữ, truy xuất dữ liệu trực tuyến.
  • Cấp độ 3: đánh giá nguồn thông tin kỹ thuật số từ các kết quả tìm kiếm.
  • Chuyên đề 4: Sáng tạo nội dung
  • Cấp độ 1: tạo nội dung kỹ thuật số cơ bản.
  • Cấp độ 2: sử dụng lại tài nguyên kỹ thuật số có trách nhiệm.
  • Cấp độ 3: tạo, chỉnh sửa, xuất bản hoặc trình bày nội dung phương tiện kỹ thuật số cho đối tượng cụ thể.
  • Chuyên đề 5: Giao tiếp/truyền thông
  • Cấp độ 1: diễn tả mình thông qua phương tiện kỹ thuật số.
  • Cấp độ 2: tương tác với mọi người trong môi trường kỹ thuật số.
  • Cấp độ 3: tùy chỉnh tin nhắn, phương tiện cho đối tượng cụ thể.
  • Chuyên đề 6: Cộng tác
  • Cấp độ 1: xác định tiêu chuẩn nghi thức kỹ thuật số cho quá trình cộng tác.
  • Cấp độ 2: sử dụng công cụ, công nghệ kỹ thuật số để cộng tác trong việc tạo nội dung.
  • Cấp độ 3: sử dụng công cụ cộng tác để làm việc với người khác, kiểm tra các vấn đề, sự cố.
  • Chuyên đề 7: An toàn và an ninh
  • Cấp độ 1: xác định các mối đe dọa, các biện pháp an ninh trong môi trường kỹ thuật số.
  • Cấp độ 2: tránh các mối đe dọa về sức khỏe tâm lý trong quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
  • Cấp độ 3: quản lý bảo mật thiết bị.

Đặc điểm bài thi chứng chỉ IC3

Một bài thi chứng chỉ IC3 sẽ có đặc điểm như sau:

Nội dung thi
Số lượng câu hỏi
Thời gian
Điểm tối đa
Điểm đạt
Cấp độ 1
45
50 phút
1000
700
Cấp độ 2
45
50 phút
1000
700
Cấp độ 3
40
50 phút
1000
700

Tại sao cần có chứng chỉ tin học IC3?

chứng chỉ ic3 là gì
Tại sao cần có chứng chỉ tin học IC3?

Chứng chỉ tin học IC3 đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh/sinh viên cũng như người đi làm. Cụ thể, lợi ích của nó gồm:

  • Với học sinh/sinh viên:
  • Chứng thực kỹ năng tin học.
  • Trang bị công cụ hỗ trợ hiệu quả trong học tập.
  • Giúp làm chủ những kỹ năng cần thiết, phát triển bản thân tốt hơn trong thời đại công nghệ số.
  • Chuẩn bị hành trang tốt cho các bậc học tiếp theo.
  • Với người đi làm:
  • Chứng minh về kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, mạng Internet.
  • Tăng năng suất, hiệu quả công việc.
  • Nâng cao sự chuyên nghiệp, sự tự tin trước đồng nghiệp, cấp trên, nhà tuyển dụng.
  • Đánh giá khả năng hiện tại của bản thân về công nghệ thông tin, tin học văn phòng.
  • Làm nổi bật CV xin việc.

So sánh chứng chỉ IC3 và MOS

Nhiều người thắc mắc nên học và thi chứng chỉ tin học IC3 hay MOS? Vậy thì hãy cùng JobsGO so sánh 2 loại chứng chỉ ngành CNTT này để đưa ra sự lựa chọn phù hợp bạn nhé!

Phân biệt 2 chứng chỉ 

IC3
MOS
Tính chất Chứng chỉ công nhận những kỹ năng máy tính và mạng cần thiết trong thế giới số. IC3 tập trung vào nhận biết kỹ năng, hiểu biết cơ bản về phần cứng, phần mềm và sử dụng Internet. Chứng chỉ duy nhất xác nhận kỹ năng tin học văn phòng. MOS gồm những kiến thức chuyên sâu về tin học văn phòng và quản lý tài nguyên máy tính.
Thời gian làm bài
45 phút
50 phút
Điểm tối đa
  • Các kiến thức máy tính căn bản: 710 điểm.
  • Các ứng dụng chính: 680 điểm.
  • Kết nối trực tuyến: 660 điểm.
100 điểm
Chứng chỉ cấp Hoàn thành 3 bài mới được cấp chứng chỉ. Hoàn thành bài thi nào sẽ cấp chứng chỉ bài thi đó.
Độ phổ biến Là chứng chỉ phổ biến thứ 2 trên thế giới. Là chứng chỉ phổ biến bậc nhất trên thế giới.

Nên học chứng chỉ IC3 hay MOS?

Thực tế, việc lựa chọn chứng chỉ IC3 hay MOS còn phụ thuộc vào mục đích công việc, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Nếu bạn chỉ là học sinh, sinh viên, người làm văn phòng với công việc đơn giản thì bạn có thể thi chứng chỉ IC3. Còn nếu công việc của bạn đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, chuyên môn sâu liên quan đến tin học thì nên thi chứng chỉ MOS. Dù nó khó hơn IC3 nhưng sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, có nhiều lợi thế trong quá trình tìm việc, phát triển sự nghiệp.

👉 Xem thêm: Chứng chỉ MOS là gì? Tại sao bạn nên sở hữu chứng chỉ MOS?

Chứng chỉ tin học IC3 là gì
So sánh chứng chỉ IC3 và MOS

Thi chứng chỉ IC3 ở đâu uy tín?

Để thi chứng chỉ IC3, các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín cũng như các thủ tục như sau:

Các văn phòng thi chứng chỉ IC3

  • Văn phòng Hà Nội:
  • Địa chỉ: số 75 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
  • SĐT: Tel: (04) 3773 2411/3773 2602/3773 2603
  • Fax: (04) 38359 418
  • Email: info@iigvietnam.com
  • Văn phòng TPHCM:
  • Lầu 8, tòa nhà số 538, đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3, TPHCM
  • Tel: (08)3990 5888
  • Fax: (08) 3990 5999
  • Email: saigon@iigvietnam.com
  • Văn phòng Đà Nẵng:
  • Số 268 đường Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
  • Tel: (0511)3565 888
  • Fax: (0511)3565 154
  • Email: danang@iigvietnam.com

Thủ tục thi chứng chỉ

Thủ tục thi chứng chỉ IC3 với từng đối tượng sẽ có sự khác nhau:

  • Với thí sinh Việt Nam: thí sinh cần sử dụng căn cước công dân hợp lệ, còn hạn sử dụng, không được ép dẻo, có ảnh và chữ ký đầy đủ. Nếu căn cước có dấu hiệu tẩy xóa, mất góc, đặc điểm nhận dạng không rõ ràng thì sẽ không được chấp nhận.
  • Với thí sinh nước ngoài: thí sinh cần sử dụng hộ chiếu để đăng ký, nếu không sẽ không được chấp nhận thi chứng chỉ IC3 tại Việt Nam. Nếu hộ chiếu không được viết bằng tiếng Anh thì thí sinh phải bổ sung giấy chứng nhận thay thế khác có ảnh chụp trong 6 tháng.
Học chứng chỉ IC3
Thi chứng chỉ IC3 ở đâu uy tín?

Đăng ký thi chứng chỉ

Muốn đăng ký thi chứng chỉ IC3, thí sinh sẽ phải đến trực tiếp tổ chức IIG Việt Nam để làm thủ tục đăng ký:

  • Thí sinh phải xuất trình căn cước công dân/hộ chiếu bản chính.
  • 2 ảnh 3x4cm, phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh.
  • Thời hạn đăng ký: muộn nhất là 5 ngày làm việc trước khi thi.

*Lưu ý: Trong trường hợp thí sinh chuyển thi hay hủy thi thì cần đăng ký muộn nhất 3 giờ chiều của ngày trước thi hoặc 9 giờ sáng thứ 7 với lịch thi của tuần sau. Phí chuyển thi với lần thứ 2 trở đi sẽ là 50.000đ/lần. Còn nếu hủy thi đúng quy định thì bạn sẽ được hoàn lại ½ lệ phí đăng ký.

Chứng chỉ IC3 rất quan trọng với tất cả chúng ta. Nếu muốn có cơ hội việc làm, thăng tiến sự nghiệp cao, các bạn nên đăng ký thi và lấy chứng chỉ này càng sớm càng tốt nhé. Hy vọng những thông tin JobsGO cung cấp trên đây sẽ hữu ích với các bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: