Chiến lược tiếp thị là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược tiếp thị?

Đánh giá post

Đối với doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp doanh công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nếu bạn đang làm trong ngành marketing thì hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé.

1. Chiến lược tiếp thị là gì?

chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì chiến lược tiếp thị là quá trình cho phép đơn vị, doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để đầu tư vào cơ hội mới. Mục đích chính của nó chính là tăng lợi nhuận, tăng doanh thu và thu hút khách hàng tiềm năng.

2. Tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị

Như đã nói, chiến lược tiếp thị có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, quyết định phần lớn đến doanh thu. Để nắm rõ hơn thì bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu tiếp nhé.

Giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu

Ở bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu là yếu tố cực kỳ cần thiết. Khi bắt tay xây dựng chiến lược marketing bạn cần phải xác định được đối tượng tiềm năng, mong muốn và nhu cầu của họ, cách để tiếp cận họ,… Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng hướng đến và tìm cách kết nối với đối tượng đó.

Riêng với bộ phận bán hàng, những hoạt động trên sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.

Sử dụng ngân sách hợp lý, tiết kiệm

chiến lược tiếp thị là gì
Tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị

Trên thực tế, các chi phí cho hoạt động marketing của một doanh nghiệp là không nhỏ. (VD như: Trả lương nhân viên, quà tặng cho khách, đầu tư quảng cáo, các chiến dịch,…). Khi có chiến lược marketing cụ thể sẽ dẫn dắt bạn lên kế hoạch chi tiết, chi tiêu đúng chỗ, không lãng phí. Từ đó, mọi hoạt động của marketing sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Tạo sự thống nhất

Mọi kế hoạch như: Tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu, thông điệp truyền thông, quan hệ công chúng, bán hàng, hình ảnh,… đều phải có sự thống nhất, liên kết nhất định. Và chiến lược tiếp thị có vai trò tạo ra sự thống nhất đó.

Từ đây, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, xác định nhu cầu của thị trường, khách hàng và đưa ra các đề xuất về kế hoạch để thực hiện sản phẩm, dự án phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách hàng.

Mức độ hiệu quả

Để đánh giá hoạt động marketing nào đó có hiệu quả hay không cần phải có mục tiêu cụ thể. Từ đó bạn sẽ thấy được thông số dễ dàng hơn như: ROI, mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng,…

Có bản phác thảo và hướng dẫn cụ thể

Chiến lược tiếp thị sẽ có vai trò giống như bản hướng dẫn công việc, hành động tiếp theo của doanh nghiệp để đi đúng hướng trong suốt quá trình. Không chỉ vậy nó còn giúp công ty định hướng, tính toán được kết quả.

Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing hiệu quả cho người mới

3. Cách xây dựng chiến lược tiếp thị

Tùy vào từng công ty mà có thể xây dựng chiến lược khác nhau. Để có được một chiến lược tiếp thị đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn hãy tham khảo nhanh các bước sau nhé!

chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp
Cách xây dựng chiến lược tiếp thị

Bước 1 – Xác định mục tiêu

Dựa vào từng kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp mình mà bạn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ. Một vài mục tiêu tiếp thị điển hình như:

  • Tăng doanh số
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Tăng lượng tiêu thụ

Bước 2 – Phân tích sơ bộ

Bạn cần tiến hành phân tích, tìm hiểu thị trường mục tiêu mà công ty mình hướng đến. Tiếp theo sẽ phân tích Swot để tìm thấy điểm mạnh, điểm yếu, xu hướng mới của thị trường,… để lên kế hoạch chi tiết hơn.

Bước 3 – Tìm hiểu khách hàng

Khách hàng – người tiêu dùng là trung tâm của mọi hoạt động bạn cần hướng đến. Chính vì thế mà ngay khi xây dựng chiến lược marketing thì cần phải tìm hiểu rõ về khách hàng (nhu cầu, hành vi, thói quen, tính cách,…). Điều này sẽ giúp tăng % thành công ở chiến lược tiếp thị.

Bước 4 – Tìm hiểu về sản phẩm và nguồn lực của công ty

Doanh nghiệp là đơn vị sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó đến khách hàng. Chính vì thế mà doanh nghiệp phải hiểu rõ mình nhất. Để làm được điều đó, bạn cần trả lời cho các câu hỏi có liên quan đến: Sản phẩm, giá thành, kênh phân phối, hoạt động xúc tiến thương mại,…

Bước 5 – Xác định mục tiêu cụ thể

Sau khi phân tích xong bước 1 thì bạn có thể cụ thể hóa chiến lược tiếp thị bằng mục tiêu nhỏ hơn. Một số mục tiêu cụ thể như:

  • Thu hút 5000 khách hàng mới
  • Tăng 20% doanh số bán hàng trong tuần
  • Tăng 3% thị phần trong cùng ngành

Lưu ý: Bạn hãy sử dụng phương pháp Smart để đảm bảo được 5 yếu tố đó là: Mục tiêu, đo lường, mức độ phù hợp, khả năng đạt được, thời gian.

Bước 6 – Lên dàn ý

Khi lên được dàn ý, khung công việc sẽ giúp bạn thực hiện mọi hoạt động, mục tiêu xuyên suốt. Đặc biệt bạn sẽ triển khai nhiệm vụ đi đúng hướng, có góc nhìn sâu rộng hơn.

Bước 7 – Đặt và chuẩn bị ngân sách

Ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thực hiện mọi ý tưởng. Doanh nghiệp nên đầu tư ngân sách hợp lý để có thể triển khai các hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, khi có sự chuẩn bị trước sẽ giúp doanh nghiệp có hướng chi tiêu phù hợp, giảm lãng phí.

Bước 8 – Lên kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing sẽ là phương tiện để bạn thực hiện chiến lược tiếp thị. Kế hoạch càng chi tiết thì việc tiến hành, làm theo sẽ thuận lợi và hạn chế sai sót hơn.

Bước 9 – Phân tích hiệu suất

Công đoạn phân tích hiệu suất và tính toán là khâu quan trọng của kinh doanh. Nó giúp bạn đánh giá mức độ thành công của chiến lược, những điểm được và chưa được. Để từ đó bạn thay đổi, cải thiện sao cho hoàn thiện hơn.

Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về ngành Marketing

4. Làm sao để triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả?

Không phải cứ tạo ra chiến lược tiếp thị là thành công. Một chiến lược được cho là hiệu quả phải đáp ứng được các yếu tố như sau:

xây dựng chiến lược tiếp thị
Cách triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả

Phân đoạn

Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp được chia thành rất nhiều phân khúc để phân loại khách hàng dựa vào nhu cầu. Mỗi một phân khúc xây dựng nên gồm nhiều đối tượng có cùng sở thích, nhu cầu, sống cùng địa điểm.

Khi đã có phân khúc thị trường nhỏ, doanh nghiệp sẽ sử dụng thời gian, tiền bạc một cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp nếu phân khúc cụ thể phản hồi tích cực hơn phân khúc khác thì công ty có thể ưu tiên nguồn lực để tối đa hóa kết quả.

Nhắm mục tiêu và định vị

Nhắm mục tiêu sẽ bao gồm xác định phân khúc hấp dẫn trong thị trường và sau đó lập kế hoạch sao cho hoạt động trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt, phân khúc chọn phải có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn. Sản phẩm, dịch vụ cũng phải đáp ứng được mong đợi, kỳ vọng của khách hàng.

Định vị sẽ là giai đoạn cuối trong quá trình phân đoạn. Sau khi ngắm được mục tiêu, định vị cũng là lúc doanh nghiệp dồn lực để đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty cũng phải đánh giá lợi thế của mình trong phân khúc đó và lên kế hoạch định vị nổi bật.

Chiến thuật quảng cáo

Chiến thuật quảng cáo là quá trình công ty sử dụng để đảm bảo phân khúc mục tiêu, nhận thức sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Khi áp dụng chương trình khuyến mãi tốt sẽ giúp công ty tối ưu nguồn tài chính. Các chiến thuật khuyến mại gồm:

  • Hoạt động phân phối sản phẩm
  • Quảng cáo trên truyền hình
  • Quảng cáo trên mạng xã hội
  • Chiến dịch quan hệ công chúng
  • Tổ chức triển lãm
  • Giám sát, kiểm tra, đánh giá

Ngay sau khi doanh nghiệp triển khai tiếp thị thì cần phải theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện. Để từ đó sẽ đánh giá được hoạt động đó tốt như thế nào, đạt kết quả ra sao.

Xem thêm: Chiến dịch marketing là gì? 5 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn

5. Kết hợp tiếp thị – phương pháp cốt lõi của chiến lược tiếp thị

Khi lập chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường mục tiêu, xác định đối thủ và các yếu tố khác. Sau đó doanh nghiệp cũng nên kết hợp các phương pháp cốt lõi trong tiếp thị. Cụ thể như sau:

chiến lược tiếp thị nghĩa là gì
Phương pháp của chiến lược tiếp thị
  • Sản phẩm:

Sản phẩm sẽ là hàng hóa dịch vụ được cung cấp cho khách hàng mục tiêu và làm thỏa mãn mong muốn của họ. Để một sản phẩm thật sự thành công thì doanh nghiệp cần hiểu vòng đời của nó, cách xử lý trong từng giai đoạn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn phải hiểu sản phẩm của mình có gì nổi bật hơn so với đối thủ.

  • Giá bán:

Giá của một sản phẩm sẽ là giá trị tiền tệ của sản phẩm đó. Nó là yếu tố quyết định xem công ty kiếm được bao nhiêu doanh thu. Một khi định giá sản phẩm, tổ chức sẽ phải xem xét xem, cân nhắc về giá trị thật cũng như giá trị cảm nhận của sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần xác định giá bán phù hợp để không quá thấp hoặc không quá cao.

  • Địa điểm:

Doanh nghiệp cũng cần xác định địa điểm bán sản phẩm, cách tổ chức sẽ cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đảm bảo rằng khách hàng không chỉ dễ tiếp cận sản phẩm mà còn phải trưng bày ở vị trí thuận tiện.

  • Khuyến mãi:

Khuyến mãi gồm toàn bộ chiến thuật tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng như: Quảng cáo, tiếp thị qua mạng xã hội, tiếp thị trực tiếp,… Trong thời đại công nghệ 4.0 việc quảng bá sản phẩm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz Marketing thu hút, hiệu quả

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về chiến lược tiếp thị. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: