Chỉ số KPI tuyển dụng là gì? Làm sao để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng?

Đánh giá post

Áp dụng chỉ số KPI tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu quả trong việc lựa chọn ứng viên chất lượng. Vậy có các chỉ số KPI đó bao gồm những gì? Làm sao để tối ưu hóa được quá trình tuyển dụng nhân sự? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

Chỉ số KPI tuyển dụng là gì?

Chỉ số KPI tuyển dụng là gì?
Chỉ số KPI tuyển dụng là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì chỉ số KPI tuyển dụng chính là những tiêu chí mà doanh nghiệp dùng để đánh giá quá trình làm việc của bộ phận nhân sự. Dựa vào những tiêu chí này, ban lãnh đạo có thể biết được nhân viên của mình làm việc có tốt không, hiệu quả đem lại có cao không để có phương án xử lý, giải quyết.

Đối với những doanh nghiệp lớn, nhu cầu tuyển dụng nhân sự các bộ phận nhiều thì việc áp dụng chỉ số KPI trong đánh giá hiệu quả công việc là rất quan trọng. Vậy có những chỉ số KPI nào trong tuyển dụng? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo nhé.

6 chỉ số KPI đánh giá chất lượng tuyển dụng nhân sự

KPI tuyển dụng trong từng doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Tùy vào từng mục tiêu, định hướng hoạt động và nhu cầu tuyển dụng mà sẽ có các quy định riêng cho chỉ số KPI. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều đang dựa vào 6 chỉ số cơ bản như sau:

Số lượng nhân viên đã tuyển dụng

Chỉ số phản ánh chi tiết và rõ nhất về hiệu quả tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay chính là số lượng nhân viên đã tuyển. Đây là số lượng người đã đạt yêu cầu và được tuyển vào thực tế so với kế hoạch đã đặt ra trước đó.

Số lượng nhân viên đã tuyển dụng
Số lượng nhân viên đã tuyển dụng

Thông thường, mỗi năm doanh nghiệp sẽ đặt ra kế hoạch cụ thể về số lượng nhân viên cần bổ sung. Theo đó, bộ phận tuyển dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Nếu như số lượng nhân viên được tuyển dụng không đủ hay chậm trễ thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây có thể xem là một điểm trừ đối với bộ phận tuyển dụng khi không đảm bảo được mục tiêu đã đề ra.

👉 Xem thêm: 5 bước xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh

Tổng CV trong các đợt tuyển dụng

Đây là một trong những chỉ số khá quan trọng đối với quá trình đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Số lượng CV trong các đợt mà nhà tuyển dụng thu thập được sẽ cho biết nhân viên nhân sự, tuyển dụng có làm việc tốt hay không?

Chỉ số này sẽ phản ánh về số lượng ứng viên ứng tuyển vào vị trí việc làm được đăng tải. Nếu càng nhiều người ứng tuyển thì chứng tỏ nhà tuyển dụng đã làm rất tốt bước thu hút ứng viên, truyền thông và xây dựng được thương hiệu tuyển dụng.

Tổng CV trong các đợt tuyển dụng
Tổng CV trong các đợt tuyển dụng

Ngược lại, nếu ngay từ đầu đã làm việc không tốt, nhà tuyển dụng sẽ khó có thể nhận được sự quan tâm, ứng tuyển từ ứng viên. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu doanh nghiệp cũng chưa được cao.

Thời gian sử dụng trong tuyển dụng nhân viên

Bên cạnh số lượng ứng viên cần tuyển thì doanh nghiệp cũng cần đưa ra thời gian nhất định cho bộ phận nhân sự. Chắc chắn một điều rằng sẽ không có bộ phận tuyển dụng nào làm tốt mà lại để trống 1 vị trí quá lâu cả. Đây được xem là sự yếu kém trong công tác tuyển dụng mà bộ phận này cần xem xét, cải thiện.

Thông thường, với các vị trí cao trong doanh nghiệp, thời gian đưa ra sẽ lâu hơn so với các vị trí nhân viên. Tùy thuộc vào từng yếu tố mà ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đưa ra thời hạn tuyển dụng phù hợp.

Thời gian sử dụng trong tuyển dụng nhân viên
Thời gian sử dụng trong tuyển dụng nhân viên

Tổng chi phí tuyển dụng

Các chi phí bỏ ra cho quá trình hoạt động, phát triển chắc chắn là yếu tố mà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Và trong tuyển dụng thì đây là chỉ số quan trọng hàng đầu để đánh giá về hiệu quả làm việc của bộ phận này.

Chi phí tuyển dụng sẽ thường dựa vào từng đợt cũng như từng vị trí khác nhau. Nếu như chi phí tuyển dụng/tổng số người đi làm thấp thì chứng tỏ đội ngũ nhân viên tuyển dụng đang làm rất tốt công việc của mình. Ngược lại, chỉ số này càng cao thì bộ phận nhân sự sẽ cần xem xét lại các khâu để cải thiện.

Ví dụ như là kênh tuyển dụng chưa thu hút ứng viên, tỷ lệ chuyển đổi qua các vòng như thế nào,… để tìm cách khắc phục.

Tỷ lệ ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

Doanh nghiệp đạt được tỷ lệ ứng viên đáp ứng yêu cầu càng cao thì chứng tỏ rằng đầu vào tuyển dụng đang rất chất lượng. Ngược lại, nếu như ở những vòng đầu, số lượng ứng viên lớn nhưng đến vòng sau tỷ lệ người đảm bảo tiêu chí lại thấp thì đồng nghĩa với việc khâu thu hút ứng viên đang mở quá rộng. Điều này yêu cầu nhà tuyển dụng sẽ cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa để sàng lọc ứng viên, phỏng vấn nhưng kết quả cuối cùng lại chưa tốt.

Tỷ lệ ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng
Tỷ lệ ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu sẽ được tính bằng số nhân sự được nhận/số nhân viên ứng tuyển vào vị trí việc làm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì tỷ lệ này sẽ được tính bằng số ứng viên đạt tiêu chuẩn sau các vòng/tổng số ứng viên ứng tuyển.

👉 Xem thêm: KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

Tỷ lệ hoàn thành công việc

Ngoài những chỉ số trên thì việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng còn dựa trên tỷ lệ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Cụ thể doanh nghiệp sẽ xem xét các yếu tố như:

  • Hoạt động lập kế hoạch tuyển dụng như thế nào?
  • Các hoạt động phát triển thương hiệu, truyền thông thương hiệu trong tuyển dụng ra sao?
  • Nhân viên nhân sự, tuyển dụng có tạo các tài liệu phục vụ công việc không?
  • Quá trình thực hiện công việc được giao từ quản lý như thế nào?
  • Nhiên viên có sáng kiến gì trong việc cải tạo hiệu quả công việc không?

Làm sao để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp?

Có thể thấy, việc cải thiện, tối ưu hóa quá trình tuyển dụng là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy làm sao để thực hiện được điều này?

Đẩy nhanh thời gian tuyển dụng

Làm sao để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp?
Làm sao để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp?

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần áp dụng đó là đẩy nhanh về thời gian tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số dịch vụ headhunt, các gói đẩy top tin đăng trên các website về việc làm, sàng lọc CV ứng viên tiềm năng,…

Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng cần nghiên cứu thêm về các công ty cùng ngành, quy mô,… để có đề xuất về chi phí phù hợp. Hồ sơ ứng viên, công tác tuyển dụng sẽ được triển khai nhanh nếu công tác phê duyệt chi phí được tiến hành sớm.

Gia tăng số lượng nhân viên cần tuyển dụng

Trong tiêu chí này thực tế đã bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Nếu như quá trình phỏng vấn diễn ra với thời gian dài, số lượng ứng viên đông mà chỉ chọn được 1 thì chẳng phải là hoạt động tuyển dụng đang không hiệu quả sao?

Đối với trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xem xét lại JD công việc, các kênh tuyển dụng hay cách phỏng vấn để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Hiện nay, nhiều nhân viên tuyển dụng thường bị dí “deadline” quá nhiều nên thường cố gắng tuyển càng đông càng tốt. Họ sẽ không quan tâm đến kỹ năng, kinh nghiệm hay yếu tố chuyên môn và vài tháng sau lại tiếp tục đăng tin tuyển dụng.

Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn này thì bộ phận nhân sự cần dành thời gian để lọc hồ sơ, nới rộng thời gian ứng tuyển. Điều này sẽ vừa giúp gia tăng số lượng ứng viên mà còn dễ dàng tìm được nhiều người phù hợp.

Tiết kiệm tối đa chi phí tuyển dụng

Tiết kiệm tối đa chi phí tuyển dụng
Tiết kiệm tối đa chi phí tuyển dụng

Giảm chi phí tuyển dụng chắc chắn là điều mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm, hướng đến. Để làm được điều này, nhà tuyển dụng cần áp dụng các chiến lược sáng tạo như là tuyển qua mạng xã hội, tổ chức chương trình giới thiệu nhân viên, luân chuyển, thăng chức nhân viên, sử dụng đơn vị cung cấp tuyển dụng với ưu đãi hiệu quả như là JobsGO. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp vừa chiêu mộ được các nhân tài xuất sắc mà vừa tiết kiệm được chi phí trong công tác tuyển dụng.

👉 Xem thêm: Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

Với những chia sẻ trên đây của JobsGO, các bạn đã nắm rõ được 6 chỉ số KPI tuyển dụng cũng như cách tối ưu hóa quá trình này như thế nào rồi phải không? Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: