Khung năng lực là gì? Cấu trúc và các bước xây dựng như thế nào?

Đánh giá post

Một HR cần hiểu khung năng lực là gì khi xây dựng các tiêu chí nhằm tuyển dụng nhân sự chất lượng cho công ty. Nếu bạn chưa biết và muốn hiểu rõ về nó, hãy đọc ngay những kiến thức được JobsGo chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! 

Khung năng lực là gì?

Khung năng lực tiếng Anh là gì? Khung năng lực vị trí việc làm là gì? Tuyển dụng theo khung năng lực là gì? Đây là những câu hỏi được không ít các HR mới tìm hiểu trước khi triển khai xây dựng khung năng lực để tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty.

Trong tiếng Anh, khung năng lực được dùng với thuật ngữ là Competency Framework. Đây là phương pháp quản lý nhân sự tổng hợp và rất nhiều quả cho doanh nghiệp hiện nay. Không những vậy, nó còn được áp dụng để tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với vị trí việc làm của công ty.

Khung năng lực được các nhà quản lý xây dựng để làm cơ sở cho các chương trình quy hoạch công nhân viên, cán bộ và quản lý của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn được đưa ra trong khung năng lực chính là những tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Nó giúp các HR có được bức tranh toàn diện nhất về yêu cầu đối với công việc, thông qua đó tuyển dụng nhân sự phù hợp nhất.

Khung năng lực là gì?
Khung năng lực là gì?

Thông qua khung năng lực, các nhà quản lý có thể xác định được nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo hợp lý nhất để phát triển đội ngũ nhân viên của công ty. Nhờ vậy mà cũng có thể dễ dàng phân biệt được năng lực nào có thể đào tạo, năng lực nào cần đáp ứng từ khâu đầu vào và năng lực nào khó phát triển của một ứng viên.

Khi xây dựng khung năng lực, các nhà quản lý cần đưa ra loại năng lực cụ thể và cấp độ cho từng vị trí công việc. Từ đó nhà quản lý có thể đánh giá năng lực của ứng viên và đưa ra hệ thống thành tích, thưởng, đãi ngộ cho nhân viên thích hợp nhất.

Vậy, khung năng lực là gì? Nó chính là công cụ giúp các nhà quản lý có thể thực hiện tốt những công việc như: Đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng, đưa ra chế độ đãi ngộ, mức lương hợp lý và thích hợp với năng lực của từng nhân viên. Nhờ vậy mà nhân viên có được sự công bằng, đánh giá chính xác năng lực của bản thân.

👉 Xem thêm: Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

Cấu trúc của khung năng lực như thế nào?

Một khung năng lực hỗ trợ các nhà quản lý hiệu quả sẽ cần đáp ứng yêu cầu về cấu trúc như sau:

  • Role specific competencies – Năng lực theo vai trò, nó tương thích với từng vị trí công việc cụ thể trong một tổ chức. Chẳng hạn như: Năng lực tư duy chiến lược, năng lực lãnh đạo.
  • Core competencies – Năng lực cốt lõi, nó sẽ phù hợp và cần có ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Chẳng hạn như: Năng lực giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống,..
  • Technical competence – Năng lực chuyên môn, nó là kiến thức chuyên ngành gắn với lĩnh vực công việc mà bạn đản nhận. Có năng lực này, bạn mới đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ công việc được giao. Chẳng hạn như: Năng lực bán hàng, năng lực lập trình, marketing, kế toán,….
  • Năng lực hành vì – Nó thể hiện khả năng ứng dụng và mức độ thuần thục công việc của một người.

    Cấu trúc của khung năng lực như thế nào?
    Cấu trúc của khung năng lực như thế nào?

Khi tuyển dụng cần kết hợp khung năng lực xây dựng dựa trên tất cả các nhóm cấu trúc trên. Thông qua đó mới đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực đầu vào hợp lý cho vị trí tuyển dụng. Ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu như sau:

Vị trí trưởng Marketing sẽ cần đảm bảo có năng lực theo vai trò là kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược marketing, năng lực cốt lõi là kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp, năng lực chuyên môn là kỹ năng hoạch định chiến lược quảng cáo và tiếp thị phù hợp. 

👉 Xem thêm: Mô hình quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp thông tin hữu ích cho bạn

Các bước xây dựng khung năng lực chuẩn

Để xây dựng được khung năng lực chuẩn để đưa vào triển khai, JobsGO sẽ hướng dẫn bạn các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Đưa ra được mục đích xây dựng khung năng lực để làm gì?
  • Bước 2: Chuẩn hóa hệ thống cơ cấu tổ chức và các chức danh trong doanh nghiệp.
  • Bước 3: Xác định những năng lực cần có và có thể cần đến đối với các vị trí công việc.
  • Bước 4: Tiến hành sắp xếp các lực năng theo từng cấp độ cho các vị trí công việc khác nhau một cách hợp lý nhất.
  • Bước 5: Tiến hành đánh giá năng lực của các cá nhân dựa vào khung năng lực theo vị trí chuyên môn đã được xác định ở bước 4.

    Các bước xây dựng khung năng lực chuẩn
    Các bước xây dựng khung năng lực chuẩn

Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp bạn đọc có câu trả lời cho “khung năng lực là gì?” mà còn mang đến nhiều kiến thức bổ ích khác. Hy vọng chia sẻ ở trên hữu ích đối với các HR mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong xây dựng khung năng lực tuyển dụng nhân sự.

👉 Xem thêm: Giải đáp: Hồ sơ năng lực công ty có quan trọng không?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: