Nhân viên truyền thông (PR) là một trong những vị trí hot, có tỷ lệ ứng tuyển việc làm thuộc top đầu hiện nay. Tuy nhiên, để có thể ứng tuyển thành công vào các công ty mơ ước, theo đuổi và phát triển sự nghiệp, các bạn sẽ cần phải vượt qua được các vòng đánh giá từ nhà tuyển dụng, đặc biệt là phỏng vấn với những câu hỏi hóc búa. Và trong bài viết này, JobsGO sẽ gửi đến bạn đọc trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến nhất, cùng theo dõi và tham khảo nhé.
Mục lục
- Các câu hỏi phỏng vấn chung
- Các câu hỏi phỏng vấn kỹ năng, trình độ chuyên môn
- Câu 1: Bạn dự định thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu?
- Câu 2: Bạn sẽ đối phó như thế nào với khủng hoảng truyền thông?
- Câu 3: Nếu bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch PR, bạn sẽ làm gì?
- Câu 4: Mô tả cách bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông
- Câu 5: Cách bạn tạo ra thông điệp truyền thông hiệu quả như thế nào?
Các câu hỏi phỏng vấn chung
Với bất kỳ vị trí công việc nào, khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng đều đặt ra một số câu hỏi chung nhằm tìm hiểu sơ lược về ứng viên. Thường các câu hỏi này sẽ khá đơn giản, mang tính chất giới thiệu, trò chuyện giữa 2 bên là chủ yếu. Ví dụ, bạn có thể gặp một số câu hỏi như:
- Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình được không?
- Tại sao bạn muốn theo đuổi, làm việc trong lĩnh vực truyền thông?
- Theo bạn, một môi trường làm việc lý tưởng dành cho lĩnh vực truyền thông là như thế nào?
- Bạn nhận thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu nào khi làm truyền thông?
- Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
- Lý do nào khiến bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên truyền thông ở công ty của chúng tôi?
- …
👉 Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing và gợi ý cách trả lời
Các câu hỏi phỏng vấn kỹ năng, trình độ chuyên môn
Đối với nhân viên PR, trình độ, kỹ năng cũng như kinh nghiệm xử lý vấn đề là yếu tố đặc biệt quan trọng. Do đó, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đưa ra những câu hỏi tình huống, tập trung vào chuyên môn để kiểm tra, đánh giá năng lực của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến, được nhiều nhà tuyển dụng đưa ra nhất, cùng tham khảo để biết cách ứng xử khi tham gia phỏng vấn xin việc các bạn nhé.
Câu 1: Bạn dự định thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu?
Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được khả năng lên kế hoạch, đưa ra ý tưởng sáng tạo của bạn như thế nào? Vì thực tế, công việc dành cho nhân viên PR chính là thiết lập, duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, từ đó cải thiện, nâng cao danh tiếng, sự uy tín của doanh nghiệp. Do đó, khi làm ở vị trí này, bạn sẽ cần phối hợp với một số bộ phận liên quan khác để phát triển hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như qua các chiến dịch PR, mạng xã hội,…
Gợi ý trả lời: “Em thấy, với một công ty chuyên về thiết kế thời trang dành cho tuổi teen như công ty mình thì mạng xã hội (đặc biệt là facebook, instagram) là kênh truyền thông hiệu quả nhất. Đây chắc chắn là kênh mà em chú trọng nhất khi xây dựng các chiến lược truyền thông. Các hoạt động PR cho sản phẩm bao gồm chạy quảng cáo facebook, sáng tạo các visual content, mời các KOL để review, quảng bá cho sản phẩm,…”.
Câu 2: Bạn sẽ đối phó như thế nào với khủng hoảng truyền thông?
Trong truyền thông, việc xảy ra khủng hoảng là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Bởi hệ quả nó gây ra là vô cùng lớn như là giảm uy tín, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng,… Tuy nhiên, đây cũng là điều khó tránh khỏi và các nhân viên truyền thông sẽ có trách nhiệm xử lý vấn đề này.
Vậy nên, nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này, họ muốn biết được ứng viên có thực sự đảm bảo được khả năng xử lý, giải quyết các sự cố, khủng hoảng, giúp doanh nghiệp không phải chịu tổn thấy hay không?
Gợi ý trả lời: “Với 2 năm làm việc trong lĩnh vực này, em cũng đã gặp khá nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông. Điều kinh khủng nhất đó chính là Fanpage quảng cáo Facebook bị chặn. Mặc dù e đã áp dụng rất nhiều cách, thậm chí là khiếu nại với Facebook nhưng vẫn không thể được. Sau đó, em đã lập lại một tài khoản mới dưới tư cách là doanh nghiệp. Cũng nhờ đó mà khả năng bị chặn, khóa cũng hạn chế hơn hoặc cơ hội được phục hồi lại cũng cao hơn.”
👉 Xem thêm: Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng
Câu 3: Nếu bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch PR, bạn sẽ làm gì?
Các câu hỏi về xử lý tình huống có lẽ sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho ứng viên. Thực tế, việc xảy ra các quan điểm, ý kiến trái ngược là điều rất bình thường, không thể tránh khi làm việc tập thể. Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết phục của ứng viên như thế nào? Đối với công việc truyền thông thì đây là yếu tố quan trọng, giúp các bạn có thể hoàn thành công việc tốt hơn là làm riêng lẻ.
Gợi ý trả lời: “Chắc chắn mỗi người sẽ có những quan điểm riêng và họ sẽ luôn bảo vệ chúng. Bản thân em cũng vậy, đã rất nhiều lần e đưa ra ý kiến khác với mọi người. Những lúc như vậy, em sẽ bình tĩnh ngồi lại, lắng nghe leader, đồng nghiệp khác phân tích. Đồng thời em cũng có những lý luận để thuyết phục họ. Em cũng cho mình, cho mọi người thêm thời gian để suy nghĩ và xem xét điều gì là phù hợp, là tốt nhất, sau đó mới có quyết định cuối cùng”.
Câu 4: Mô tả cách bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông
Mục đích của việc làm truyền thông là làm sao để tiếp cận hiệu quả các khách hàng mục tiêu. Do đó, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến cách mà bạn thực hiện như thế nào? Qua câu hỏi này, họ cũng có thể đánh giá được năng lực, kiến thức của bạn về truyền thông.
Gợi ý trả lời: “Sau khi công ty tung sản phẩm ra thị trường được một thời gian, khách hàng đã trải nghiệm, em sẽ tiến hành thu thập dữ liệu như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,… để phân tích. Qua đây, em sẽ nắm bắt được phân khúc thị trường khách hàng tiềm năng nhất cho công ty. Tiếp theo đó, các chiến dịch truyền thông sẽ chủ yếu tập trung vào đối tượng này.”
👉 Xem thêm: Truyền thông: Ngành nghề cho những người thích làm việc từ xa
Câu 5: Cách bạn tạo ra thông điệp truyền thông hiệu quả như thế nào?
Một trong những cách để bạn phát triển được sản phẩm, dịch vụ, tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp chính là đưa ra thông điệp truyền thông hiệu quả. Và qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng sáng tạo, năng lực phát triển thương hiệu của bạn như thế nào, có đủ để đưa doanh nghiệp đi lên hay không?
Gợi ý trả lời: “Việc tạo ra được một thông điệp hiệu quả có lẽ sẽ không đơn giản. Với em, để tìm ra hướng phát triển cho các thông điệp truyền thông, thu hút được khách hàng, trước hết em sẽ tập trung vào nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ tạo ra cần đảm bảo giúp khách hàng giải quyết được khó khăn, nhu cầu nhất định. Thay vì chỉ nhắc đến tính năng sản phẩm, em sẽ còn lưu ý về lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng là gì. Hay hiểu theo cách khác, khách hàng sẽ thay đổi ra sao sau khi trải nghiệm sản phẩm của công ty.”
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông hay, phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Mong rằng sau khi tham khảo nội dung này, các bạn sẽ có thể chinh phục được nhà tuyển dụng nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)