Sở thích cá nhân là một phần mà nhiều ứng viên thường bỏ qua trong CV xin việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là yếu tố quyết định đến việc bạn có được chọn hay không? Vậy cách viết sở thích trong CV như thế nào cho chuẩn và thu hút? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Sở thích trong CV có bắt buộc không?
Có thể thấy, sở thích trong CV xin việc thường ít được ứng viên quan tâm trong quá trình tạo hồ sơ ứng tuyển việc làm. Bởi đây là yếu tố không bắt buộc và nếu không có sở thích gì đặc sắc, riêng biệt thì các bạn không nhất thiết phải đưa thông tin này vào CV.
Thế nhưng, cũng vì suy nghĩ đó mà nhiều bạn trở nên nhạt nhòa, không để lại được ấn tượng mạnh trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy mục sở thích có thực sự cần thiết trong CV hay không? Nó quan trọng như thế nào?
Trên thực tế có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi “liệu nhà tuyển dụng có thật sự quan tâm đến nội dung sở thích trong CV?”. Thông thường với CV, họ sẽ nhìn thông tin một lượt từ trên xuống và có thể dừng lại ở phần nổi bật nhất. Sở thích nằm ở cuối bản CV, vẫn sẽ được nhìn thấy. Thế nhưng họ có để ý đến hay lướt qua còn phụ thuộc vào cách bạn trình bày.
Cũng có một số nhà tuyển dụng dựa vào sở thích để đánh giá độ tương đồng về văn hoá nên họ sẽ chủ động tìm kiếm thông tin phần này.
Theo nguyên tắc chung, hầu hết họ sẽ chỉ quan tâm đến sở thích nếu nó liên quan đến công việc, vị trí bạn đang ứng tuyển. Nhưng cho dù sở thích của bạn có được chú ý hay không thì vẫn phải viết đầy đủ mục này trong CV. Nó giúp CV của bạn đầy đủ, thuyết phục hơn và đặc biệt cung cấp thêm thông tin cho nhà tuyển dụng khi cần.
Như vậy, sở thích trong CV xin việc đôi khi là phần không thể thiếu. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về con người, tính cách của ứng viên, đánh giá sự phù hợp với vị trí việc làm và văn hóa doanh nghiệp. Từ đây họ có thể đưa ra quyết định chính xác, đúng đắn và lựa chọn ứng viên tốt nhất.
👉 Xem thêm: Những tiêu chuẩn của mẫu CV xin việc cơ bản
Lợi ích của việc viết sở thích trong CV xin việc là gì?
Sở thích là một phần nội dung thông tin trong CV. Nếu như biết cách tận dụng nó sẽ đem lại những lợi ích như:
- Thể hiện được kỹ năng có liên quan đến vị trí tuyển dụng.
- Giúp làm nổi bật tính cách trong CV.
- Cho phép bản thân thể hiện kế hoạch riêng.
- Cung cấp thêm gợi ý để bắt chuyện trong buổi phỏng vấn.
Cách viết sở thích trong CV tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của họ trước. Sau đó chọn lọc sở thích phù hợp để đưa vào.
Đặc biệt bạn cũng nên biết, có nhiều người trình độ rất giỏi nhưng vẫn trượt là vì không phù hợp văn hóa. Vì thế bạn nên thật sự cẩn thận.
Sở thích là một trong những phần khó thể hiện được cá tính, màu sắc riêng của bản thân. Bạn hãy cố gắng phối hợp cùng thành tích đạt được và sở thích để chứng minh với nhà tuyển dụng phẩm chất và con người bạn.
Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm các thành phần khác trong CV nữa nhé:
- Tiêu đề CV là gì
- Trình độ học vấn trong CV
- Kỹ năng trong CV
- Người tham chiếu là gì
- Reference trong CV là gì
Những ai cần đưa sở thích vào CV xin việc?
Các nhà tuyển dụng hiện nay thường sẽ quan tâm nhiều đến những chi tiết bổ sung. Họ không thể nào nhớ được toàn bộ thông tin trong các mẫu CV gửi về, do đó nếu bạn có một điểm nhấn nào đó thì chắc chắn sẽ tạo lợi thế hơn. Đơn giản chỉ là một chút thông tin về sở thích cũng có thể giúp bạn trở nên nổi bật. Vậy đối tượng nào cần phải đưa sở thích vào khi viết CV?
- Những ứng viên vẫn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
- Những bạn sinh viên vừa mới ra trường, chưa có quá nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.
- Những bạn sinh viên còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn.
- Các đối tượng thường sử dụng, áp dụng những vai trò liên quan trực tiếp đến sở thích cá nhân.
Ngoài ra, trong một số trường hợp các bạn không nên đưa thông tin sở thích vào CV như là muốn lược bớt nội dung của CV, không biết mô tả sở thích hay không có sở thích nổi bật,…
Hướng dẫn cách viết sở thích trong CV xin việc chi tiết nhất
Nếu bạn chưa biết cách viết sở thích trong CV như nào cho đúng, cho ấn tượng thì đừng bỏ lỡ nội dung này nhé.
Nên đặt sở thích ở đâu trong CV xin việc?
Rất nhiều bạn thắc mắc nên đặt mục sở thích ở đâu trong CV xin việc là chuẩn nhất. Thực tế, sẽ không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này. Tùy vào từng cấu trúc, bố cục CV bạn trình bày mà đưa mục sở thích vào sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, xét về mức độ quan trọng, ưu tiên của thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm thì các bạn cần lưu ý về vị trí của mục sở thích như sau:
- Không nên đặt sở thích lên trước mục tiêu, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn.
- Mục sở thích nên đặt ở cuối CV bởi nó thể hiện tính cách, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp chứ không phải là mô tả trình độ chuyên môn.
- Phần sở thích cá nhân nên trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất, không dài dòng, rườm rà và đi lệch trọng tâm.
Cách viết mục sở thích trong CV xin việc thu hút
Hiện nay, không ít ứng viên gặp khó khăn vì không biết cách viết sở thích trong CV. Bởi nếu chỉ liệt kê bình thường thì bất kỳ ai cũng làm được và nó không để lại dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng. Do đó, điều đầu tiên các bạn cần lưu ý trong vấn đề này là nghĩ đến những lợi ích cá nhân tốt nhất, phù hợp nhất, đồng thời cũng cần liên kết với trình độ, kỹ năng của bản thân.
Các bạn có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến sở thích để chọn lọc những thông tin phù hợp nhất:
- Sở thích của bạn có nhiều không, gồm những gì?
- Hiện tại bạn đam mê điều gì nhất?
- Trong khoảng thời gian rảnh rỗi, bạn thường làm những gì?
- Bạn có thường xuyên thực hành các kỹ năng nào không?
- Bạn có đang hướng tới theo đuổi một điều gì mới lạ không?
- …
Ngoài ra, khi viết sở thích trong CV xin việc, các bạn cũng cần lựa chọn những thông tin liên quan đến công việc mình ứng tuyển hay văn hóa của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, chi tiết về doanh nghiệp như là:
- Đọc và nghiên cứu kỹ mô tả công việc, những đặc điểm của doanh nghiệp bạn ứng tuyển.
- Đọc thông tin trong nội dung giới thiệu doanh nghiệp tại website, các trang mạng xã hội,…
- Tìm hiểu về những hoạt động truyền thông của doanh nghiệp để biết họ phát triển theo hướng như thế nào?
Ví dụ: Sở thích liên quan đến công việc gồm:
- Mã hóa lập trình (dành cho công việc liên quan đến công nghệ).
- Làm blog thời trang, làm đẹp (dành cho nhà báo, content).
- Chơi cờ vua (dành cho người quản lý, phát triển dự án).
- Làm chủ tịch câu lạc bộ (dành cho vị trí quản lý).
- Kèm cặp học sinh (dành cho giáo viên).
Điều đặc biệt, trong CV xin việc, các bạn hãy cố gắng để chọn cho mình từ 1 – 2 sở thích độc đáo, nổi bật. Đây sẽ là điểm cộng cho các bạn, giúp quá trình chinh phục nhà tuyển dụng được dễ dàng hơn. Vì nếu đưa các sở thích bình thường, giống như bao ứng viên khác thì bạn sẽ không có gì đặc biệt để thu hút sự quan tâm từ nhà tuyển dụng.
Nếu không có sở thích nên viết như thế nào?
Trong trường hợp bạn thật sự không thể nghĩ ra bất kỳ một sở thích nào phù hợp thì cũng không nên ghi mấy câu chung chung. Nó sẽ thật tồi tệ đó. Giao lưu bạn bè, xem phim, ăn uống,… đúng là sở thích của bạn. Nhưng nó sẽ không giúp ích cho bạn trong vấn đề này. Vì thế bạn cần lược bỏ ngay. Nếu như bạn muốn tạo khác biệt, điểm nhấn thì sở thích tình nguyện có thể sẽ rất phù hợp đó. Nó có thể giúp bạn bước qua cánh cửa hồ sơ dễ dàng hơn.
👉 Xem thêm: Hướng dẫn viết CV từ A-Z với công cụ CV GO
Bí quyết đưa thông tin sở thích vào CV xin việc ấn tượng
Bổ sung yếu tố mô tả sở thích
Đối với phần sở thích trong CV xin việc, thay vì chỉ liệt kê đơn giản theo cách thông thường, thiếu nổi bật thì các bạn nên dùng một mô tả. Điều này sẽ giúp các bạn làm rõ được ý muốn của bản thân mình với công việc. Bạn hãy thể hiện đam mê của mình, nhấn mạnh tại sao có niềm đam mê, sở thích đó và nó liên quan gì đến vị trí việc làm.
Một điều cần lưu ý là hãy bỏ cách liệt kê qua loa như thích đi du lịch, xem phim, mua sắm,… Các bạn có thể nói cụ thể về các sở thích này như đào tạo bóng đá, thích tham gia các hoạt động xã hội,… Cách trình bày như vậy sẽ giúp mẫu CV của bạn có giá trị cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Mặc dù mô tả sở thích là cần thiết nhưng các bạn cần cần nhắc trình bày ngắn gọn, súc tích, cô đọng hết sức có thể. Sở thích của bạn dù nổi bật, hấp dẫn đến đâu nhưng nếu quá dài thì cũng khiến nhà tuyển dụng mất hứng, không muốn tiếp tục tìm hiểu và có thể sẽ bỏ qua CV.
Những sở thích gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Bạn cũng có thể tham khảo ngay những sở thích sau để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
Sở thích với những trò mang tính chất tư duy
Với các sở thích tư duy như: Chơi cờ, giải rubik,… bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình là người có năng lực, hoạch định chiến lược. Bạn luôn yêu thích tìm tòi hướng đi mới để đạt mục tiêu đề ra. Nếu như bạn đang ứng tuyển các vị trí liên quan đến xây dựng kế hoạch thì sở thích này sẽ là điểm cộng lớn đó.
Sở thích đọc sách, viết lách
Khi bạn ứng tuyển vào các vị trí truyền thông, quan hệ công chúng, marketing,.. thì sở thích này sẽ phát huy sức mạnh của chúng. Thông qua đó, bạn thể hiện được mình là người có kỹ năng viết, diễn đạt tốt, ngôn từ phong phú và thích tìm tòi, học hỏi qua sách báo.
Sở thích sáng tạo, lĩnh vực nghệ thuật
Những sở thích đặc biệt như: Vẽ tranh, chỉnh sửa ảnh, nấu ăn,… là yếu tố quan trọng trong việc ứng tuyển vào vị trí xây dựng thương hiệu, thiết kế. Bạn đừng ngần ngại mà hãy thể hiện ngay sở thích này với nhà tuyển dụng để tạo sự khác biệt lớn.
Sở thích về hoạt động tình nguyện
Nếu như bạn tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện thì cứ mạnh dạn chia sẻ. Nó sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được tính cách hòa đồng, bao dung, chia sẻ của bạn với mọi người. Ngoài ra, nó còn cho thấy, bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sở thích các môn thể thao
Đa phần các môn thể thao đều đòi hỏi tính đồng đội, khả năng làm việc nhóm cao. Vì thế, với những vị trí yêu cầu làm việc nhóm thì sở thích này lại là điểm cộng cho bạn đó. Bên cạnh đó, các môn thể thao còn giúp bạn có sức khỏe tốt, bền bỉ, kiểm soát được năng lượng bản thân. Nó sẽ chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn thích nghi được áp lực công việc.
Sở thích liên quan đến mạo hiểm
Các hoạt động mạo hiểm như: Nhảy dù, leo núi, đua xe,… cho thấy bạn là người cá tính, dám đối đầu với nỗi sợ. Thông qua sở thích đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn không ngại thử thách, vất vả và có khả năng làm ở môi trường cường độ lớn.
👉 Xem thêm: Bật mí cách trình bày form CV xin việc “gây thương nhớ”
Trên đây là những chia sẻ về cách viết sở thích trong CV xin việc. Hy vọng rằng các bạn có thể tạo nên mẫu CV hoàn hảo, xuất sắc và chinh phục được nhà tuyển dụng nhé.
Để có 1 bản CV hoàn chỉnh, đừng bỏ qua những hướng dẫn riêng cho các phần khác trong CV nữa nhé:
- Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
- Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
- Cách viết giới thiệu bản thân trong CV
- Cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV
- Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)