CV là cụm từ viết tắt của Curriculum Vitae – Sơ yếu lí lịch. Nhưng khác với sơ yếu lí lịch trong các tập hồ sơ có sẵn, CV là bản kê khai thông tin của riêng cá nhân bạn như:
- Kiến thức
- Kinh nghiệm
- Sở thích
- Kỹ năng
- Trình độ học vấn và mục tiêu nghề nghiệp.
CV xin việc chính là yếu tố quan trọng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, và có được mời tham gia phỏng vấn hay không. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho bạn những tiêu chuẩn cơ bản nhất của mẫu CV xin việc.
Mục lục
1. Thông tin cá nhân ứng viên
Tại phần này các bạn ứng viên sẽ trình bày các thông tin như:
- Họ tên
- Số điện thoại
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ liên hệ …
Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng liên hệ với ứng viên. Lưu ý: Bạn nên sử dụng email nghiêm túc, sử dụng thường xuyên để có thể kiểm tra thông tin liên tục. Có những nhà tuyển dụng họ sẽ sử dụng email để báo ứng tuyển.
2. Trình độ học vấn
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập như chuyên ngành , đại học , thời gian tốt nghiệp và các chứng chỉ bạn đạt đã đạt được. Ví dụ: IELTS , TOEIC, ….Lưu ý: Bạn có thể đề cập đến các nghiên cứu của bạn liên quan đến công việc tương lai để gây ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng.
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là mục quan trọng khi nhắc đến vấn đề viết CV của các ứng viên. Ở mục này bạn sẽ trình bày những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp. Thông qua mục tiêu nghề nghiệp này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có chí tiến thủ, và có kế hoạch rõ ràng cho công việc hay không.
Lưu ý: Bạn nên chia mục tiêu trong mẫu CV xin việc thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn không nên viết mục tiêu chung chung hay sao chép mục tiêu của người khác, vì các nhà tuyển dụng họ rất tinh ý phát hiện ra bạn có thực sự mong muốn hay không. Ví dụ: Ở các mẫu CV xin việc thường đề cập đến mục tiêu ngắn hạn là phát triển thêm về khả năng nào đó trong công việc. Hoặc mục tiêu dài hạn là cơ hội thăng tiến đến cấp độ mà bạn mong muốn. Thêm nữa bạn nên bổ sung các mục tiêu mang lại lợi ích cho công ty như tăng doanh số, mở rộng thị trường,….
4. Kinh nghiệm bản thân
Đây chính là phần quan trọng nhất bạn cần làm nổi bật trong CV xin việc. Hầu như các nhà tuyển dụng gần đây họ đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm ít nhất 6 tháng. Thứ nhất, để đảm bảo hơn về công việc, thứ hai họ sẽ không mất thời gian đào tạo lại từ đâu. Vì vậy, bạn nên chọn những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua phù hợp, liên quan đến ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường hay thực tập sinh chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể thêm các hoạt động xã hội, công việc parttime,… mà bạn thấy có liên qua đến vị trí ứng tuyển. Lưu ý:
- Tránh kể lan man các công việc hay kinh nghiệm không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Các nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm các vấn đề đó.
- Đưa ra các chứng cứ cụ thể. Ví dụ: Bạn đã cùng team Abc đạt doanh thu 1 tỷ/ 1 tháng. Hoặc cá nhân bạn đã đạt được thành tích nào đó ( Doanh thu bao nhiêu %, kiếm được bao nhiêu khách hàng ….).
- Tránh liệt quá nhiều công việc làm thời gian ngắn (Dười 6 tháng).
5. Mục kỹ năng
Các nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến kỹ năng của ứng viên. Họ sẽ xem xét những kỹ năng của bạn có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, tùy theo vị trí mà bạn mong muốn hãy chọn ra những kỹ năng tiêu chuẩn có thể phù hợp với mọi vị trí. Ví dụ như:
- Kỹ năng tin học
- Kỹ năng thuyết trình
- Hay kỹ năng làm việc nhóm …
Ngoài ra, bạn phải lựa chọn phông chữ, căn giấy và bố cục sao cho phù hợp, thống nhất với nhau. Một điều đặc biệt mà bạn nên tránh đó là sai lỗi chính tả. Không một nhà tuyển dụng nào lại chọn một mẫu CV xin việc sai chằng chịt lỗi chính tả. Điều đó khẳng định bạn là một người không cẩn thận. Hiện nay, bất kỳ công ty nào đăng tuyển ứng dụng họ cũng sẽ yêu cầu bạn gửi CV để xem xét trước khi phỏng vấn. Vì vậy, qua những thông tin trên hy vọng bạn sẽ làm ra cho mình một mẫu CV xin việc riêng mà bạn có thể sử dụng nó để có được mọi công việc mong muốn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)