Ai trong chúng ta hẳn có ít nhất một lần bị sếp giao việc khó vượt ngoài khả năng mà không biết xử lý như thế nào. Khi đó, hầu như tất cả mọi người sẽ ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” bởi từ chối thì sợ mất lòng mà nhận việc lại sợ bản thân không kham nổi. Bạn đã gặp những tình huống khó xử như vậy bao giờ chưa? Và có cách ứng phó nào thông minh khi bị giao việc khó, cùng JobsGO tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Xin dành thời gian nghiên cứu công việc
Thông thường, khi được sếp giao một công việc, nhiệm vụ khó, hầu hết mọi người đều lựa chọn một trong hai cách ứng xử là nhận lời hoặc từ chối ngay. Những người lựa chọn phương án nhận lời ngay thường có tâm lý sợ mất lòng sếp và sẽ gặp khó khăn trong công việc. Ngược lại, những người lựa chọn từ chối ngay cho rằng nếu bản thân làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, thời gian, tiền bạc của công ty.
Hai cách lựa chọn này đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng với một trong hai lựa chọn trên, bạn đều không được sếp đánh giá cao. Nói như vậy bởi đây là một công việc, nhiệm vụ khó nên khi bạn đưa ra câu trả lời không ngay lập tức nghĩa là chưa thực sự nghiêm túc và còn ngần ngại. Trong trường hợp bạn nhận lời ngay nhưng lại đem đến một kết quả tồi tệ thì mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Để tránh gặp vấn đề, bạn có thể xin thời gian để nghiên cứu thêm và đưa ra câu trả lời vào 1 – 2 ngày tới.
Từ chối khi không thể đảm nhận công việc
Trong trường hợp bạn cảm thấy bản thân không đủ khả năng hoàn thành công việc theo kỳ vọng của công ty và lãnh đạo thì từ chối là câu trả lời thông minh hơn cả. Tuy nhiên, như trình bày ở phần trên, hãy nhớ rằng: đừng đưa ra câu trả lời ngay lập tức mà hãy khéo léo xin thời gian nghiên cứu.
Sau khi đã dành thời gian nghiên cứu kỹ càng, bạn có thể trình bày nguyên nhân bản thân chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm giải quyết công việc nên nếu miễn cưỡng có thể gây những tổn thất khó khắc phục cho công ty. Khi đó, chắc chắn không vị sếp nào ép bạn tiếp tục giải quyết phần công việc đó nữa.
👉 Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công
Đề xuất được hướng dẫn và giúp đỡ
Nhận công việc khó vượt ngoài khả năng bản thân là điều không ai mong muốn. Tuy vậy, nếu nghĩ theo hướng tích cực hơn thì bạn có thể nhận được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sau khi vượt qua. Do vậy, nếu cảm thấy một mình bạn không thể đảm nhận công việc, hãy lập tức xin thêm sự hướng dẫn và trợ giúp. Bạn có thể xin ngay các gợi ý và điều hướng của sếp để áp dụng vào công việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin sếp cho nhận sự hỗ trợ từ đồng nghiệp trong cùng team, cùng phòng ban,… để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Tuy vậy, hãy chú ý trao đổi kỹ càng với đồng nghiệp bởi không phải ai cũng sẵn sàng san sẻ “phần việc khó” cùng bạn.
Gián tiếp bày tỏ mong muốn học hỏi kinh nghiệm giải quyết công việc khó từ sếp
Một cách ứng phó khi bị sếp giao việc khó bạn cũng không thể bỏ qua là gián tiếp bày tỏ mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ sếp. Cách làm này tưởng chừng như phức tạp nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản. Không những vậy, nó còn có thể giúp bạn hạn chế tối đa những thiệt hại nếu cố “gồng gánh” công việc ngoài khả năng.
Theo đó, khi được sếp giao nhiệm vụ khó không tưởng, bạn hãy trình bày rằng bản thân vô cùng muốn được tự thực hiện từ đầu đến cuối nhưng lại chưa có kinh nghiệm. Do vậy, bạn tha thiết mong muốn được theo học kinh nghiệm từ sếp trong nhiệm vụ lần này để có thể áp dụng cho các công việc tương tự trong thời gian tới. Trong trường hợp này, bản chất câu trả lời là không đồng ý nhưng bạn lại không làm mất lòng hay phật ý sếp. Không những vậy, bạn còn có thêm cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển bản thân trong thời gian sắp tới.
👉 Xem thêm: Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?
Trên đây là tổng hợp 4 cách ứng phó khi bị giao việc khó hy vọng có thể hữu ích và giúp bạn vượt qua những tình huống tương tự trong công việc. Nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp như vậy và có cách giải quyết riêng, hãy chia sẻ phía dưới để mọi người có thể cùng tham khảo. Và đừng quên theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ thông tin việc làm hấp dẫn; cập mức lương, bảo hiểm hữu ích cũng như các tips vượt qua tình huống khó nơi công sở.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)