“Bỏ biên chế suốt đời” có thực sự là cơ hội?

Đánh giá post

Nhiều người cho rằng việc bỏ “biên chế suốt đời”  là một bước cải tiến mới. Tuy nhiên, điều đó có thực sự đúng? Bỏ “biên chế suốt đời” có thực sự là cơ hội?

Bỏ biên chế suốt đời

Hiểu đúng về việc bỏ “biên chế suốt đời”

Luật bỏ biên chế không áp dụng cho mọi đối tượng

Cụ thể, có 3 nhóm đối tượng vẫn được hưởng biên chế suốt đời bao gồm:

  • Viên chức tuyển dụng trước 1/7/2020
  • Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức 
  • Viên chức được tuyển dụng tại những vùng đặc biệt khó khăn

Như vậy, chế độ bỏ biên chế sẽ được áp dụng với cán bộ, công chức nói chung và viên chức tuyển dụng sau ngày 1/7 tại những vùng kinh tế ổn định.

Tỷ lệ cạnh tranh cao

Khi luật bỏ biên chế được áp dụng, tỷ lệ cạnh tranh công việc nhà nước sẽ tăng cao. Bên cạnh việc cạnh tranh với các đồng nghiệp “không biên chế”, các bạn cũng sẽ đối diện với vấn đề nhu cầu tuyển dụng không cao mà chế độ đào thải lại gắt gao. Lý do là bởi vì nhân sự vốn có vẫn được duy trì với chế độ biên chế. Vì thế nên nhu cầu cán bộ, công viên chức hiện tại không cao và tỷ lệ sàng lọc cao.

Nguyên tắc đánh giá cần tiếp tục hoàn thiện

Là một chế độ mới, nhiều chuyên gia vẫn rất quan tâm đến thang đánh giá được chính phủ đưa ra. Ở giai đoạn đầu, nhìn chung các nguyên tắc vẫn chưa hoàn thiện và cần được sửa đổi nhiều. Vậy nên đây sẽ là một rủi ro cho ai gia nhập nhà nước giai đoạn này.

Sự chênh lệch không nhiều so với doanh nghiệp tư

Lương thưởng và chế độ của doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn chưa đủ hấp dẫn. Hơn nữa, chế độ biên chế đã được bỏ. Ngoài ra, sự thay đổi cũng sinh ra nhiều bất cập mới cùng môi trường làm việc còn gò bó. Tất cả khiến cho doanh nghiệp nhà nước vẫn thiếu đi hấp dẫn với những nhân tài nói chung ngoài xã hội. Đặc biệt là những cá nhân thiết tài chính và quan hệ.

Cơ hội nào mở ra khi bỏ “biên chế suốt đời”?

Môi trường làm việc tin cậy

Cơ hội nào mở ra khi bỏ “biên chế suốt đời”
Cơ hội nào mở ra khi bỏ “biên chế suốt đời”

So với các doanh nghiệp bấp bênh, không có đảm bảo, đôi khi gặp phải doanh nghiệp lừa đảo thì môi trường nhà nước vẫn an toàn hơn. Sự tin cậy và quy mô xã hội của công việc nhà nước khiến các công việc này có nhiều giá trị hơn.

Hơn nữa, làm việc với cấp quản lý nhà nước thì phạm vi phát triển vẫn tiềm năng hơn so với việc bạn làm việc tại doanh nghiệp tư. Nếu có thể đảm bảo được các tiêu chí đánh giá mới, sự ổn định cũng là điều được đảm bảo.

Khi các chế độ được hoàn thiện, nhân tài sẽ được bồi dưỡng chính đáng

Khi mọi chế độ và đánh giá được hoàn thiện môi trường làm việc nhà nước sẽ dần thu hút được nhân tài. Điều này giúp tránh được tình trạng “chảy máu chất xám” tồn tại lâu nay. Bên cạnh việc cạnh tranh về lương thưởng, các cơ hội đào tạo, nghiên cứu sẽ là thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước. Việc bồi dưỡng nhân tài là điều cần được chú trọng hơn cả nếu nhà nước muốn cạnh tranh sự thu hút nhân lực với doanh nghiệp tư.

Các chế độ đãi ngộ có cơ hội mở rộng hơn doanh nghiệp tư

Nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước sẽ có nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt hơn so với doanh nghiệp. Các chế độ phúc lợi về dân sinh, xã hội, y tế,… đối với gia đình công viên chức cũng là những gợi ý tuy không mới nhưng luôn có sức hút nhất định.

Cần chuẩn bị gì khi ứng tuyển doanh nghiệp nhà nước từ giai đoạn này?

bỏ biên chế người dân cần chuẩn bị gì
Người lao động cần lưu ý gì thời điểm này?

Khi hình thức quản lý nhân sự thay đổi, người lao động cũng cần lưu ý nhiều điều khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp nhà nước.

Tìm hiểu rõ cách thức làm việc trong hệ thống nhà nước

Cách thức làm việc tại môi trường nhà nước không giống với công ty bạn đi làm thêm hay thực tập. Bạn nên tìm hiểu rõ về vấn đề này trước khi ứng tuyển các công việc này. Nếu bạn quyết định ứng tuyển trước, thích ứng sau thì hãy đảm bảo bạn hiểu được các thuật ngữ cơ bản trong nhà nước về cấp bậc hành chính, duy trì sự nhã nhặn, hiểu chuyện và tìm hiểu về luật nhiều hơn.

Tích lũy kinh nghiệm trước khi ứng tuyển

Nhiều doanh nghiệp tư có thể chấp nhận nhận một người không có kinh nghiệm và đào tạo từ đầu nhưng môi trường nhà nước lại ít khi có trường hợp như vậy. Đặc biệt là khi chế độ làm việc đang dần thay đổi. Vậy nên, hãy tích lũy kinh nghiệm chuyên ngành ít nhất 6 tháng đến 1 năm tại doanh nghiệp ngoài trước khi vào nhà nước. Trong khoảng thời gian đó hãy tìm hiểu thêm về môi trường làm việc mà bạn đang hướng đến và chuẩn bị trước nếu có thể.

Học thêm về luật và kiến thức về nhà nước

Đây là điều không thể không biết khi bạn gia nhập môi trường làm việc nhà nước. Lý do cơ bản là luật pháp thường ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cán bộ, công viên chức. Ví dụ như những thay đổi chế độ lần này. Bên cạnh luật thì các kiến thức khác cũng rất quan trọng. Cụ thể như các phân cấp hành chính nhà nước hay những thay đổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của bạn.

Theo dõi thời sự nhiều hơn

Thời sự là một điểm thiếu sót của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những tin tức nổi bật, tin tức về chính phủ nói chung hầu như không được người trẻ quan tâm. Nếu làm việc trong nhà nước, bạn nên bắt đầu chú ý đến những vấn đề này nhiều hơn. Mục đích của việc này là để cập nhật sự thay đổi trong cách quản lý của nhà nước, thay đổi trong luật pháp hay những quyết định mới,…

Việc bỏ biên chế là vấn đề mở ra cơ hội nhưng cũng không thiết thách thức. Hiểu đúng về các chế độ thay vì chỉ nhìn thông tin bề mặt là điều rất quan trọng. JobsGO hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của JobsGO để cập nhật thêm tin tức về thị trường lao động, tuyển dụng nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: