Bác Sĩ Đa Khoa Học Mấy Năm? Cơ Hội Việc Làm Sau Khi Ra Trường

5/5 - (1 vote)

Có thể nói bác sĩ đa khoa là một ngành hot nhất từ trước đến nay. Ngành học này thu hút các bạn theo đuổi, không chỉ bởi đam mê mà còn vì mức thu nhập ổn định. Vậy bạn có biết bác sĩ đã khoa học mấy năm? Bài viết sau đây JobsGO sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Bác Sĩ Đa Khoa Là Gì?

Bác sĩ đa khoa là những chuyên gia y tế được đào tạo bài bản, toàn diện về lĩnh vực y học để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trên cơ thể con người. Vai trò của họ vô cùng quan trọng, được xem như những “chiến sĩ tiên phong” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ đa khoa là gì?
Bác sĩ đa khoa là gì?

Bác sĩ đa khoa sẽ đưa ra chẩn đoán, biện pháp dựa trên những triệu chứng, biểu hiện, phân tích về bệnh để phòng ngừa, chữa trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Xem thêm: Registered nurse nghĩa là gì?

2. Bác Sĩ Đa Khoa Học Mấy Năm?

Để trở thành một bác sĩ đa khoa có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý một cách toàn diện tại Việt Nam, bạn cần trải qua một quá trình đào tạo bài bản và tương đối dài, bao gồm:

Cấp độ  Thời gian Chương trình đào tạo
Giáo dục đại học Tối thiểu 6 năm
  • 2 năm đầu học các môn khoa học cơ bản.
  • 4 năm tiếp theo tập trung vào kiến thức chuyên ngành y khoa.
Thực hành sau đại học Tối thiểu 18 tháng Sinh viên sẽ thực hành tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để trau dồi kỹ năng thực tế, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Thi cấp chứng chỉ hành nghề Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học và thực hành, sinh viên cần thi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp

Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để trở thành bác sĩ đa khoa tại Việt Nam là 7 năm rưỡi. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể lâu hơn tùy thuộc vào chương trình đào tạo cụ thể của từng trường đại học và lựa chọn chuyên môn của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

>>>Xem thêm: Bác sĩ thú y là gì?

3. Bác Sĩ Đa Khoa Học Những Gì?

Để trở thành những bác sĩ đa khoa giỏi, sinh viên ngành y tế phải trải qua một hành trình đào tạo khắc nghiệt, trang bị cho họ nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng thực hành lâm sàng vượt trội.

Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa bao gồm các khối kiến thức chính như:

  • Y học cơ sở: giải phẫu, sinh lý, vi sinh, ký sinh trùng, dược lý,… Đây là giai đoạn quan trọng để sinh viên làm chủ những kiến thức nền tảng, tạo tiền đề vững chắc cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về các lĩnh vực then chốt khác.
  • Lâm sàng cơ bản: nội, ngoại, sản phụ khoa, nhi khoa, tâm thần, y học cổ truyền,… Giai đoạn này giúp người học nắm vững quy trình chẩn đoán, thăm khám, xử trí bệnh nhân ở nhiều lĩnh vực then chốt.
  • Y tế công cộng, pháp luật y tế, đạo đức nghề nghiệp,… Các môn học này trang bị kiến thức xã hội và kỹ năng mềm cần thiết để bác sĩ tương lai thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
  • Thực tập lâm sàng tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ giỏi. Điều này giúp sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tế

Sau khi đã rõ bác sĩ đa khoa học những gì rồi thì bác sĩ đa khoa sẽ học trường nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo bạn nhé!

4. Bác Sĩ Đa Khoa Học Trường Nào?

Hiện nay nước ta đang có tương đối nhiều trường đại học đào tạo chuyên về Y đa khoa. Nó sẽ là một điều kiện vô cùng tốt giúp các bạn theo đuổi ước mơ. Bạn có thể tham khảo thêm một số trường top đầu như sau:

Khu vực  Trường Đại học
Miền Bắc
  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Thái Bình
  • Đại học Y Dược (ĐHQG Hà Nội)
  • Học Viện Quân Y
  • Học viện Y học Cổ Truyền
Miền Trung
  • Đại học Y Dược (Đại học Huế)
  • Đại học Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
Miền Nam

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Tổng hợp những thông tin bạn cần biết

5. Bác Sĩ Đa Khoa Thi Khối Gì? Lấy Bao Nhiêu Điểm?

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở rộng các phương án tuyển sinh cho chuyên ngành y đa khoa. Thay vì chỉ xét tuyển duy nhất khối B (Toán, Hóa, Sinh) và khối A (Toán, Lý, Hoá) các trường y sẽ xét tuyển thêm các tổ hợp môn như sau:

  • Khối A02: Toán, Lý, Sinh học.
  • Khối B01: Toán, Sinh học, Sử học.
  • Khối B03: Toán, Sinh học, Văn học.
  • Khối B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân.
  • Khối D01: Toán, Văn học, Tiếng Anh.
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • Khối D09: Toán, Khoa học tự nhiên (Sinh học hoặc Hóa học), Tiếng Anh.
Bác sĩ đa khoa thi khối nào? Lấy bao nhiêu điểm?
Bác sĩ đa khoa thi khối nào? Lấy bao nhiêu điểm?

Cụ thể, các cơ sở giáo dục gồm Đại học, Cao đẳng và Trung cấp sẽ xét tổng điểm 3 môn dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia từ cao tới thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Y khoa là ngành có điểm đầu vào tương đối cao, dao động từ 25 – 30 điểm đối với các trường top đầu và từ 16 – 20 điểm đối với các trường cao đẳng, trung cấp. Dưới đây là danh sách điểm chuẩn năm 2023 của một số trường đại học mà JobsGO tổng hợp:

Trường Ngành  Điểm chuẩn 
Đại học Y Hà Nội Y Khoa 27.73
Học viện Quân Y Bác sĩ Đa khoa
  • Nam: 25.15
  • Nữ: 27.17
Đại học Y Dược TP HCM Y Khoa 27.34
Đại học Y Dược (Đại học Đà Nẵng) Y Khoa 25.5

>>>Cập nhật thêm: Điểm chuẩn đại học y Thái Bình qua các năm

Ngoài điểm thi, một số trường đại học còn có thể xét tuyển thêm các tiêu chí khác như:

  • Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia.
  • Kết quả thi năng khiếu.
  • Điểm thi tiếng Anh.
  • Phỏng vấn.

Để có cơ hội đậu vào ngành Bác sĩ đa khoa, bạn cần học tập chăm chỉ để đạt điểm cao trong các kỳ thi. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo kỹ thông tin tuyển sinh của các trường đại học để lựa chọn tổ hợp thi phù hợp với năng lực bản thân.

6. Học Bác Sĩ Đa Khoa Ra Làm Gì?

Học bác sĩ ra làm gì?
Học bác sĩ ra làm gì?

Dưới đây, JobsGO xin tổng hợp các đầu việc phù hợp cho các cử nhân y đa khoa có cơ hội thử sức sau khi tốt nghiệp:

6.1 Bác Sĩ Ngoại Khoa

Đảm nhận vai trò then chốt trong các ca phẫu thuật, thủ thuật can thiệp nhằm loại bỏ khối u, tạo hình chỉnh sửa các tổn thương hay chấn thương ở các bộ phận của cơ thể. Đội ngũ bác sĩ ngoại giỏi thường phải có kỹ thuật cao cùng sự tỉ mỉ, cẩn thận tuyệt đối.

Xem thêm: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề Y chuyên khoa

6.2 Bác Sĩ Nội Khoa 

Công việc chính của bác sĩ nội khoa là chẩn đoán và điều trị bệnh bên trong cơ thể liên quan đến các cơ quan nội tạng như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận, tuyến nội tiết… Họ sẽ theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân qua các chỉ số xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, các bạn còn có thể thi tuyển bác sĩ nội trú để học chuyên sâu hơn về chuyên ngành mình thích.

6.3 Bác Sĩ Răng – Hàm – Mặt 

Với sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ nha khoa, nhu cầu tư vấn, điều trị nâng cao sắc đẹp nụ cười cũng đang ngày càng tăng cao. Vai trò chính của họ là đánh giá, chẩn đoán và điều trị toàn diện các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng tủy răng,… Bên cạnh đó, những bác sĩ này còn thực hiện các thủ thuật như nhổ răng, phẫu thuật chỉnh hình khẩu cảnh, niềng răng, cấy ghép implant nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng hàm mặt.

Mức lương của bác sĩ răng hàm mặt
Mức lương của bác sĩ răng hàm mặt

Do nhu cầu tuyển dụng cao, thu nhập của bác sĩ răng hàm mặt cũng rất hấp dẫn. Theo thống kê của JobsGO, mức lương trung bình của công việc này là 17.1 triệu VNĐ/tháng.

Xem thêm: Học Y dược ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Y dược

6.4 Giảng Viên 

Những bác sĩ đa khoa giỏi, giàu kinh nghiệm có thể trở thành giảng viên đào tạo nguồn nhân lực y tế tại các trường đại học, cao đẳng y dược trên cả nước. Họ đảm nhận việc truyền đạt kiến thức và đào tạo ra các thế hệ y bác sĩ tương lai vững tay nghề.

6.5 Chuyên Viên Y Khoa

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các bác sĩ đa khoa còn có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên quản lý tại các tổ chức y tế công và tư nhân, tham gia xây dựng, triển khai các chính sách, chiến lược trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

7. Lương Bác Sĩ Đa Khoa Bao Nhiêu?

Có lẽ mức lương của bác sĩ đa khoa cũng là vấn đề đang được rất nhiều bạn trẻ chú ý đến. Vậy bạn có biết sau khi tốt nghiệp và đi làm lương của mình là bao nhiêu?

Mức lương bác sĩ đa khoa tại Việt Nam dao động từ 15 – 35 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình cơ sở y tế, chức danh, thâm niên,…

Trong lĩnh vực y tế công, các bác sĩ đa khoa nói riêng và các bác sĩ nói chung sẽ được hưởng mức lương cơ bản tương ứng với bậc lương của mình. Mức lương này được tính toán theo công thức:

Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Trong đó:

  • Hệ số lương phụ thuộc vào chức danh
  • Mức lương cơ sở theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.8 triệu VNĐ/tháng

Ngoài lương cơ bản, bác sĩ đa khoa còn có thể được hưởng các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp trực đêm, phụ cấp giao thông…hoặc làm ngoài giờ tại các bệnh viện tư nhân để nhận mức lương cao hơn.

Bên cạnh đó, thu nhập của bác sĩ có thể tăng lên đáng kể nếu họ nhận ca trực đêm hoặc tham gia các hoạt động khác như: tư vấn, viết bài báo khoa học, tham gia hội thảo…

Nhìn chung, với mức lương như vậy được đánh giá là không thấp nhưng cũng chưa phải là cao. Tuy nhiên, đây lại là một công việc có tính ổn định lâu dài, vì thế mà vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ.

Xem thêm: Y sĩ là gì? Những thông tin hữu ích về y sĩ bạn cần biết

8. Cần Tố Chất Gì Để Trở Thành Bác Sĩ Đa Khoa?

Tổ chất cần có của bác sĩ 
Tổ chất cần có của bác sĩ

Nghề bác sĩ đa khoa không chỉ đơn thuần là một công việc mà còn là một sứ mệnh cao cả – chăm sóc và bảo vệ sự sống của con người. Chính vì vậy, để theo đuổi nghề nghiệp vinh quang này, người theo học cần phải thực sự đam mê và sở hữu những tố chất sau:

  • Năng lực học tập tốt: Khả năng tiếp thu kiến thức chuyên sâu về sinh học, hóa học,… để hiểu rõ về cơ thể người.
  • Sức khỏe tốt và khả năng chịu áp lực cao: Công việc bác sĩ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao cùng khả năng làm việc liên tục.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và đạo đức nghề nghiệp vững vàng: Xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân là y đức của người bác sĩ.
  • Tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn và lòng nhân ái: Luôn coi sức khỏe, tính mạng người bệnh là trên hết.
  • Khả năng làm việc nhóm và phối hợp đồng nghiệp.

Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao về chuyên môn lẫn tố chất đạo đức, con đường trở thành bác sĩ đa khoa mới thực sự rộng mở với những ai có đam mê.

9. Cơ Hội Việc Làm Của Bác Sĩ Đa Khoa Như Thế Nào?

Tổ chức Y tế Thế giới công bố tỷ lệ bác sĩ ở Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 8 bác sĩ/vạn dân, thấp hơn mức khuyến nghị là 10 – 15 bác sĩ/vạn dân. Nhu cầu nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ đa khoa vẫn đang ở mức cao. Theo dự báo của Bộ Y tế, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 bác sĩ.

Cơ hội việc làm của bác sĩ đa khoa
Cơ hội việc làm của bác sĩ đa khoa

Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân, các cơ sở y tế quốc tế tại Việt Nam cũng đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho bác sĩ đa khoa. Các bệnh viện, phòng khám tư nhân luôn có nhu cầu tuyển dụng bác sĩ giỏi, nhiệt huyết để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Không chỉ làm việc tại bệnh viện, bác sĩ đa khoa còn có thể đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách y tế tại các cơ quan nhà nước hay tổ chức phi chính phủ. Lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy cũng là một hướng đi thú vị cho những ai đam mê sự nghiệp truyền đạt tri thức.

Có thể thấy, ngành Bác sĩ đa khoa là một ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam. Nếu bạn có đam mê với ngành y, yêu thích giúp đỡ người bệnh và có đủ năng lực thì hãy lựa chọn theo đuổi con đường trở thành Bác sĩ đa khoa bạn nhé!

Như vậy, nội dung trên đây bạn đã cùng JobsGO trả lời xong về vấn đề bác sĩ đa khoa học mấy năm. Rất mong rằng với chia sẻ này đã giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về công việc này. Ngoài ra, bạn hãy nhớ truy cập vào Jobsgo.vn thường xuyên để đọc thêm nhiều bài viết mới nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Bác Sĩ Đa Khoa Ngắn Hạn Hệ 4 Năm Là Gì?

Bác sĩ đa khoa hệ 4 năm là mô hình đào tạo bác sĩ mới được Bộ Y tế đề xuất năm 2023, sinh viên sẽ học tập tại trường đại học y khoa trong 4 năm để lấy bằng cử nhân, sau đó tham gia chương trình đào tạo thực hành tại bệnh viện 2 năm để lấy bằng bác sĩ.

2. Có Nên Đi Du Học Ngành Y Đa Khoa?

Đi du học ngành Y đa khoa có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp quốc tế hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí học tập cao, yêu cầu trình độ ngoại ngữ tốt và quá trình thủ tục hồ sơ phức tạp cần được cân nhắc kỹ.

3. Học Phí Ngành Y Khoa Là Bao Nhiêu?

Học phí ngành Y Đa khoa tại các trường đại học công lập dao động từ 15 đến 25 triệu VNĐ/năm. Học phí tại các trường đại học y khoa tư nhân có thể lên đến hàng trăm triệu VNĐ/năm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: