Quản trị tri thức là gì? Quy trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Đánh giá post

Quản trị tri thức là hoạt động quan trọng và cần thiết đối với mọi tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vậy trên thực tế, quản trị tri thức là gì? Quy trình chuẩn của hoạt động này trong doanh nghiệp như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Quản trị tri thức là gì?

Quản trị tri thức là gì? 
Quản trị tri thức là gì? 

Quản trị tri thức ( Knowledge Management) là tổng hợp các hoạt động sáng tạo, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng một cách tối ưu nhất nguồn lực tri thức trong doanh nghiệp. Bản chất của quá trình này là biến các tri thức quý giá nhưng vô hình thành tài sản, vật chất hữu hình có thể phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách áp dụng riêng sao cho phù hợp nhất với hệ thống nhân sự cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

👉 Xem thêm: Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý

Đặc trưng của quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Bản thân quản trị tri thức đã là một quá trình đặc biệt khi đối tượng của nó là tri thức, một nguồn lực vô hình. Theo đó, với đối tượng này, quản trị tri thức trong doanh nghiệp mang những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Quản trị tri thức trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
  • Quản trị tri thức có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các ngành lĩnh vực nên cần áp dụng linh hoạt để có hiệu quả tốt nhất.
  • Quản trị tri thức không đơn thuần áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Công nghệ thông tin, phần mềm quản lý tri thức chỉ có tác dụng hỗ trợ, tiết kiệm thời gian khi triển khai trên thực tế.

    Đặc trưng của quản trị tri thức trong doanh nghiệp
    Đặc trưng của quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Vai trò của quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Quản trị tri thức là một quá trình phức tạp, cần được triển khai theo hệ thống và đồng bộ giữa tất cả nhân viên. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như sau:

  • Tăng năng suất làm việc của cá nhân, làm việc nhóm trong doanh nghiệp.
  • Lưu trữ tri thức trong doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mở rộng, nâng cao hệ tri thức nhân sự.
  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi làm việc, tiếp xúc với mọi thành viên trong công ty.
  • Khuyến khích tinh thần học tập, chia sẻ giữa tất cả các thành viên trong hệ thống nhân sự.
  • Giữ chân và thu hút nhân tài.
  • Phát triển, mở rộng hệ thống công ty.

👉 Xem thêm: Quản trị kinh doanh là gì? Học Quản trị kinh doanh có khó xin việc hay không?

Quy trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Hiện nay, có nhiều phương thức quản trị tri thức khi áp dụng có thể đem đến hiệu quả khác nhau. Một trong những quy trình quản trị tri thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là SECI của Nonaka – Takeuchi với 4 bước cơ bản như sau:

quản trị tri thức là gì 2
Quy trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Xã hội hóa

Tri thức tồn tại dưới dạng thức vô hình và khó nắm bắt. Vì vậy, bước đầu tiên trong quản trị tri thức doanh nghiệp chính là xã hội hóa nhóm người sở hữu khối lượng tri thức đó. Cụ thể, doanh nghiệp cần tập trung phát triển, đào tạo chuyên sâu một nhóm đối tượng nhân sự nhất định. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo.

Ngoại hóa

Một nguồn tri thức chỉ thực sự có giá trị khi được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Việc làm này không quá khó. Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng phân tích, tổng hợp và tối ưu tri thức của nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao. Ở giai đoạn này, đội ngũ nhân viên các cấp khác sẽ bắt đầu tiếp cận với hệ thống tri thức tổng hợp thông qua hình thức giảng dạy, ghi chú, thực hành,…Cùng với đó, việc tiếp thu tri thức ở giai đoạn này nên diễn ra tự nhiên thay vì quá nhiều yêu cầu khắt khe như ở giai đoạn đầu.

Kết hợp

Tri thức sau khi được phổ biến rộng rãi sẽ tạo nên kho tri thức tập thể khổng lồ. Toàn bộ hệ thống tri thức này sẽ được kết hợp và phân bổ lại để phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể khác nhau trong tương lai. Cùng với đó, ở giai đoạn này, doanh nghiệp cũng phải giải được bài toán hạn chế xung đột giữa tri thức cá nhân và tập thể.

Tiếp thu 

Sau khi nắm được nền móng cơ bản của tiếp thu tri thức tập thể, từng cá nhân trong doanh nghiệp sẽ tiếp thu và rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Nhóm kinh nghiệm, kiến thức này sẽ được lưu trữ, thay đổi sao cho phù hợp với từng thành viên và chuẩn bị cho chu trình quản trị tri thức với nhiều yêu cầu khắt khe hơn phía sau. Quan trọng hơn hết là dòng tri thức phải liên tục được luân chuyển chứ không dừng lại ở một số cá nhân đơn lẻ.

👉 Xem thêm: Nhà quản trị nên tạo động lực cho nhân viên như thế nào?

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết của JobsGO có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Quản trị tri thức là gì?”. Nếu còn thắc mắc liên quan, bạn có thể để lại câu hỏi phía dưới để được giải đáp trực tiếp. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: