Mục lục
- Bạn đã hoàn thành 2/3 cuộc phỏng vấn việc làm một cách xuất sắc. Câu hỏi tiếp theo nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn là mức lương mà bạn mong muốn, đây có thể nói là dấu hiệu đáng mừng vì bạn đã lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, nhưng cũng sẽ cũng khiến bạn lo lắng liệu nhà tuyển dụng có đổi ý quay lưng nếu bạn đưa ra một mức lương vượt quá ngân sách?
- 1. NÊN nghiên cứu kỹ về công ty và mức lương cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
- 2. KHÔNG NÊN yêu cầu mức lương trước nhà tuyển dụng.
- 3. NÊN trì hoãn khi được hỏi về mức lương.
- 4. KHÔNG NÊN đóng khung vào một con số
- 5. NÊN thẳng thắn và tự tin
- 6. KHÔNG NÊN đưa ra mức lương trước đây của bạn
- 7. NÊN suy nghĩ về các chế độ ưu đãi khác
Bạn đã hoàn thành 2/3 cuộc phỏng vấn việc làm một cách xuất sắc. Câu hỏi tiếp theo nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn là mức lương mà bạn mong muốn, đây có thể nói là dấu hiệu đáng mừng vì bạn đã lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, nhưng cũng sẽ cũng khiến bạn lo lắng liệu nhà tuyển dụng có đổi ý quay lưng nếu bạn đưa ra một mức lương vượt quá ngân sách?
Làm cách nào để bạn vượt qua ải đàm phán lương trong cuộc phỏng vấn việc làm một cách dễ dàng. Dưới đây là những điều NÊN và KHÔNG NÊN bạn nhất định phải lưu ý.
1. NÊN nghiên cứu kỹ về công ty và mức lương cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
Có những công ty khi đăng tin tuyển dụng đã công khai mức lương cho các vị trí, bạn có thể lấy mức lương này làm căn cứ, cộng với trình độ học vấn và kinh nghiệm của bản thân để đưa ra một mức lương hợp lý cho cả hai bên.
Nếu tin tuyển dụng không nói cụ thể mức lương, thì việc bạn cần làm đó là tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển và mặt bằng lương của vị trí này hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu qua các tin tuyển dụng việc làm tương tự, qua bạn bè hoặc tham khảo những người trong cùng lĩnh vực. Việc bạn đề xuất một mức lương hợp lý chứng tỏ bạn thực sự am hiểu về lĩnh vực của mình, điều này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
2. KHÔNG NÊN yêu cầu mức lương trước nhà tuyển dụng.
Mặc dù lương là vấn đề bạn rất quan tâm khi tuyển việc làm tuy nhiên hãy nhớ rằng đừng bao giờ đưa ra mức lương trước nhà tuyển dụng bởi nếu bạn yêu cầu mức lương quá thấp hoặc quá cao bạn đều sẽ là người thua cuộc. Khi nhà tuyển dụng đưa ra một con số, quá trình thương lượng sẽ bắt đầu từ đó, vì vậy các ứng viên thông minh sẽ tìm cách trì hoãn khi được đề nghị đưa ra mức lương mong muốn.
3. NÊN trì hoãn khi được hỏi về mức lương.
Nếu bạn không tự tin để đưa ra một con số cụ thể thì cách tốt nhất là để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương trước bằng những câu hỏi như “Tôi muốn biết mức lương công ty trả cho vị trí này trước đây như thế nào?” hoặc “Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn biết thêm vai trò của mình?” Qua đó bạn sẽ có thêm những thông tin quan trọng cho quá trình đàm phán.
4. KHÔNG NÊN đóng khung vào một con số
Trong trường hợp bắt buộc bạn cần đưa ra mức lương mong muốn, thay vì đưa ra một con số cụ thể bạn hãy đưa ra một khoảng lương. Điều này giúp bạn không rơi vào thế bị động và có nhiều hơn cơ hội để đàm phán với nhà tuyển dụng để có được mức lương cao hơn. Tuy nhiên con số này phải trong giới hạn hợp lý và có sự tìm hiểu về công việc chứ không phải là một con số trên trời.
5. NÊN thẳng thắn và tự tin
Các bạn sinh viên mới ra trường khi nhận được câu hỏi “Em mong muốn mức lương bao nhiêu?” có nhiều bạn trả lời rằng “Em cần kinh nghiệm, lương không quan trọng”, “Vậy em hãy làm việc không công nhé, lương anh/chị tiêu giùm cho”
Dù mới ra trường hay có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương cũng là một động cơ quan trọng để chúng ta làm việc, vì vậy hãy tự tin trao đổi một cách thẳng thắn với nhà tuyển dụng về lương.
6. KHÔNG NÊN đưa ra mức lương trước đây của bạn
Chắc chắn bạn mong muốn việc làm mình đang ứng tuyển sẽ mang lại mức thu nhập cao hơn việc làm trước, chính vì vậy đừng nên nêu ra mức lương ở công ty trước với nhà tuyển dụng hoặc trong CV, bởi qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của bạn như thế nào
7. NÊN suy nghĩ về các chế độ ưu đãi khác
Ngoài lương cứng thì các chế độ ưu đãi khác như tiền thưởng, chế độ bảo hiểm, hay các kỳ nghỉ cũng rất cần thiết để giúp bạn đưa ra quyết định, chính vì vậy bạn có thể hỏi thêm nhà tuyển dụng về các chế độ ưu đãi này của công ty.
Dù đàm phán lương là bước khá “hại não” nhưng lại rất quan trọng để bạn có được công việc với mức thù lao xứng đáng. Chính vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng đàm phán lương để chiến thắng nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn việc làm sắp tới nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)