Y tế công cộng: Các ngành đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường

Đánh giá post

Những năm gần đây, ngành y tế công cộng đang ngày càng khẳng định vị thế trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe con người. Trước thắc mắc của nhiều bạn trẻ: “Y tế công cộng là gì? Cơ hội việc làm ngành này ra sao?”, JobsGO xin đưa ra lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Y tế công cộng là gì?

VIỆC LÀM NGÀNH Y

Nói đến y tế công cộng, người ta dễ dàng mường tượng hay nhầm lẫn đến y học dự phòng. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau.

Y tế công cộng là gì? Đây thực chất là một lĩnh vực ngành nghề liên quan đến khoa học, nghệ thuật trong việc bảo vệ sức khoẻ con người, phòng chống dịch bệnh, nâng cao tuổi thọ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tất cả đều nhằm mục tiêu nâng cao sức khoẻ con người.

Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế, y tế công cộng thực chất là một khái niệm cần sự phối hợp của rất nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Tại Việt Nam, y tế công cộng mới chỉ được biết đến nhưng đã liên tục phát triển và được công nhận ở nhiều thành tựu nổi bật. Những thay đổi tích cực trong việc phòng chống bệnh, an sinh xã hội ổn định, tuổi thọ con người được kéo dài,… cho thấy không chỉ một mà rất nhiều lợi ích đã đem lại nhờ y tế công cộng.

y tế công cộng
Y tế công cộng là gì?

Đặc điểm và chức năng của y tế công cộng

Trọng tâm của các hoạt động y tế công cộng chính là việc phòng bệnh thay vì chữa bệnh. Bản chất chính là thông quá các chương trình can thiệp, giám sát sức khỏe, tuyên truyền khuyến khích các hoạt động nhằm nâng cao ý thức sức khoẻ của con người như thường xuyên theo dõi sức khỏe, đo huyết áp tại nhà, kiểm soát cân nặng, đi tiêm vacxin,… Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những hành động ý nghĩa này không chỉ là thức thời mà còn mang lại hiệu quả lâu dài, giúp con người giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh trong tương lai.

Bộ Y tế chính là đơn vị chịu trách nghiệm quản lý hoạt động y tế công cộng, đồng thời cũng là nhà tổ chức các chương trình tiêm chủng theo định kỳ, cổ động người dân uống nước sạch, tích cực gìn giữ vệ sinh cá nhân,…

Hiểu được y tế công cộng là gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi đây là một nhóm ngành rất cần đến sự nhận thức của con người. Về chức năng, nhiệm vụ chính của ngành y tế công cộng bao gồm:

  • Giám sát, phân tích tình hình sức khỏe cộng đồng, xác định các mối nguy hại đến sức khoẻ và chủ động có biện pháp phòng tránh.
  • Kiểm soát dịch bệnh cộng đồng, phòng chống, điều trị tận gốc và đẩy lùi nguy cơ bùng dịch.
  • Lập kế hoạch, xây dựng các chính sách an sinh.
  • Quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe con người.
  • Can thiệp pháp luật nhằm đề ra các quy chế pháp lý bảo vệ cộng đồng.
  • Phát triển nguồn nhân lực, gia tăng nhận thức và ý thức của người dân.
  • Ổn định dân sinh, gìn giữ môi trường, phòng tránh ô nhiễm nguồn đất, nước.

👉 Xem thêm: Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?

Ngành học y tế công cộng là gì? Có thể học ở đâu?

Với lượng cầu nhân lực ngày càng tăng cao, y tế công cộng đã và đang trở thành ngành học vô cùng triển vọng. Học Y tế công cộng ở đâu? Từ Bắc chí Nam, bạn đều có thể tìm thấy những cơ sở đào tạo ngành học uy tín. Tiêu biểu nhất có:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y tế công cộng
  • Đại học Y Dược TPHCM
  • Đại học Y khoa Vinh
  • Y khoa Hải Phòng
  • Đại học Y Phạm Ngọc Thạch

Mức điểm chuẩn cho ngành học này thường không quá cao, ở ngưỡng từ 15-24 điểm.

Theo học y tế công cộng, học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề. Ngoài các bộ môn nền tảng như xác suất thống kê y sinh, hoá sinh, di truyền học, vật lý học, đạo đức y học,…  người học sẽ thược thực hành trực tiếp với nhiều bộ môn chuyên sâu như ký sinh trùng, vi sinh, sinh lý, miễn dịch con người, thuật sơ cứu, nhập môn các bệnh phổ biến,…

Y tế cộng đồng
Đại học Y Hà Nội.

Cơ hội nghề nghiệp ngành y tế công cộng

Rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn luôn chờ đón cử nhân ngành y tế công cộng. Sau khi  thành chương trình học, tại những cơ sở uy tín sẽ giới thiệu ngay cơ hội việc làm cho sinh viên. Ngay cả khi muốn tự tìm kiếm công việc phù hợp, bạn cũng có thể thử sức ở rất nhiều vị trí như:

  • Làm việc nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, dược học.
  • Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng liên quan đến chuyên ngành.
  • Làm việc trong các cơ quan ban ngành thuộc Bộ y tế.
  • Làm việc trong các tổ chức chính phủ (Tổ chức Y tế Thế Giới, Quỹ nhi đồng, bệnh viện nhi trung ương, Hiệp hội chăm sóc người cao tuổi,…).
  • Làm việc trong các tổ chức Phi chính phủ trong lĩnh vực y tế như tổ chức Mediconsult Việt Nam, ABT Associate Việt Nam,…
  • Làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, viện lao động xã hội, viện môi trường.

👉 Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm có cao không?

Mức lương ngành y tế công cộng

Mức lương ngành y tế công cộng thường được tính theo hệ số lương nhà Nước. Thâm niên gắn bó với nghề càng nhiều, thu nhập lại càng ổn định. Theo đó, lương trung bình của sinh viên mới ra trường là từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Các nhân viên, y bác sĩ có năng lực cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ được nhận mức đãi ngộ tốt hơn nhiều.

Y tế công cộng là làm gì
Mức lương của ngành y tế công cộng từ 5 – 8 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường.

Khối thi ngành y tế công cộng

Khối thi chính được sử dụng để xét tuyển sinh ngành Y tế công cộng là khối B00 (Toán, Hóa, Sinh). Ngoài ra, một số trường có thể tuyển sinh dựa trên điểm xét tuyển của các khối khác như:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • B08 (Toán, Sinh, Anh)
  • C08 (Văn, Hóa, Sinh)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D13 (Văn, Sinh, Anh)

Các tố chất cần có để thành công trong ngành y tế công cộng

Một điều mà nhiều người thường trăn trở khi cân nhắc trở thành nhân viên y tế cộng đồng là cần có những đặc điểm tính cách gì để thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là 6 trong số những đặc điểm quan trọng nhất mà một người hoạt động trong lĩnh vực y tế cộng đồng cần có.

Bao dung, hiểu được nỗi đau của bệnh nhân

Có lẽ đây là đặc điểm tính cách quan trọng nhất cần có để trở thành nhân viên y tế cộng đồng. Những bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế công cộng thường tràn ngập cảm giác hoang mang, lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Điều này đặc biệt đúng với đối tượng là trẻ em, người già, những người đã được chẩn đoán có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì lý do này, điều cần thiết là những người làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng phải có sự đồng cảm với những người xung quanh, để từ đó giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng và sợ hãi.

Thân thiện

Một nụ cười, một cuộc trò chuyện thân thiện có thể giúp bệnh nhân bớt lo lắng và sợ hãi. Một nhân viên y tế không nên lạnh lùng và ngó lơ cảm xúc của bệnh nhân.

Y tế công cộng là ngành gì
Nhân viên y tế nên là người thân thiện, giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác lo lắng, căng thẳng.

Đạo đức tốt

Tất cả các nhân viên y tế phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn đạo đức trong ngành bao gồm những vấn đề như tôn trọng bí mật riêng tư của người bệnh; không phân biệt đối xử với người bệnh; không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh;…

Tính trách nhiệm

Người làm y tế công cộng phải là người có trách nhiệm. Vì nếu một nhân viên y tế nghỉ việc hoặc đi làm muộn, gánh nặng công việc của những người khác sẽ tăng lên. Cùng với đó, nhiều bệnh nhân sẽ không được thăm khám kịp thời khiến sức khỏe, thậm chí tính mạng bị ảnh hưởng.

Động lực cao, yêu nghề

Công việc của những người làm y tế rất nặng nề, họ phải làm việc trong thời gian dài, đối mặt với nhiều áp lực (nhất là khi dịch bệnh diễn ra). Nếu không có động lực, họ sẽ không thể đi xa với nghề.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Đây là đặc điểm tính cách đặc biệt quan trọng đối với các nhân viên y tế công cộng. Một trong những nhiệm vụ của ngành là tổ chức các chương trình giáo dục người dân cách phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ,… Điều này yêu cầu nhân viên y tế công cộng phải có khả năng ăn nói, trình bày vấn đề tốt.

Bạn có muốn trở thành nhân viên y tế công cộng? Nếu câu trả lời là có, hãy nỗ lực để hoàn thành ước mơ của bạn nhé! Và bạn sẽ trở thành một “thiên thần áo trắng” mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: