“Viêm màng túi” hậu tốt nghiệp: Giải quyết công việc thế nào?

5/5 - (1 vote)

Tốt nghiệp xong không đồng nghĩa với việc đường công danh sẽ rộng mở với tất cả chúng ta. Nếu không tìm được công việc sớm, tình trạng “viêm màng túi” sẽ gặp bạn sớm thôi. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này bây giờ?

Tích lũy thêm kỹ năng và chờ đợi cơ hội với công việc

Chờ đợi cơ hội là giải pháp của rất nhiều người. Mọi người thường sẽ tạm thời đi làm thêm part-time hoặc tìm đại một công việc nào đó.

Thế nhưng, không chỉ tập trung chữa bệnh “viêm màng túi” mà bạn còn quên mất bênh “trượt phỏng vấn” của mình. Bài viết này muốn đưa đến bạn một vài gợi ý để bạn tìm được cơ hội với một job ưng ý nhất.

công việc - phỏng vấn

Giải pháp công việc

Giải pháp của chúng mình rất đơn giản thôi, khi tìm việc làm thêm, tuyệt đối bạn đừng quên hoàn thiện mình. Luôn có nhiều lý do dẫn đến việc một tân cử nhân trượt phỏng vấn. Bạn thiếu kinh nghiệm và đôi khi thiếu cả những kỹ năng cần thiết. Rất nhiều sinh viên đại học không thực sự giỏi ngoại ngữ khi đi tìm việc làm. Hay cũng có nhiều sinh viên không đảm bảo được kỹ năng chuyên ngành. Vậy, điều bạn cần hoàn thiện là gì?

Học thêm một khóa ngoại ngữ, một cách nghiêm túc và thi được một chứng chỉ chất lượng. CV của bạn chỉ đẹp khi những điều ghi trong CV được chứng nhận mà thôi.

Xem thêm: Tạo CV ấn tượng nhanh chóng tại JobsGO

Ngoại ngữ là một điều tối thiểu và đơn giản nhất để bạn có thể nổi trội giữa hàng ngàn sinh viên mới ra trường khác. Nếu có thời gian, hãy học thêm cả những kỹ năng phục vụ cho ngành của mình. Tóm chung là đừng quên việc hoàn thiện CV của mình hơn mỗi ngày.

Xem thêm: Khóa học Unica

Lưu ý “nhỏ” dành cho bạn

Việc làm part time cũng là một phần có thể ghi vào CV, vậy nên thay vì chọn đại một công việc nào đó hãy tìm một công việc gần với ngành học của bạn.

Nếu học truyền thông, đừng ngại ngần những công việc viết lách,công tác viên cho các sự kiện. Nếu học chuyên ngành kinh doanh, đừng bỏ qua những việc làm bán hàng tại các cửa hàng. Nếu học marketing, PB/PG cũng là một trải nghiệm, rất thú vị. Hay bạn có thể bắt đầu với vị trí thực tập sinh trước khi trở thành một nhân viên chính thức.

Điều này sẽ cho bạn nhiều cơ hội thể hiện hơn với nhà tuyển dụng. Những vị trí này cũng dễ dàng apply hơn. Nếu làm tốt, việc trở thành nhân viên chính thức là hoàn toàn có cơ hội.

*Đá chéo sân* – lựa chọn công việc một cách thông minh

Tìm kiếm một việc làm trái ngành không hề là một điều gì xấu cả. Bạn làm việc và kiếm ra tiền bằng sức lao động, đó là điều đáng tự hào. Tuy nhiên, nếu bạn có thể “đá chéo sân” một cách thông minh thì tấm bằng của bạn sẽ không hề phí hoài một chút nào. Vậy, như thế nào là “đá chéo sân” một cách thông minh?

Giải pháp công việc

“Đá chéo sân” một cách thông minh chính là việc bạn ứng tuyển một việc làm gần với ngành học của mình. Các công việc này có thể là công việc thuộc nhóm ngành bạn đã theo học hoặc liên quan đến trường đại học mà trước đây bạn từng theo học. Môi trường học tập tuy không quyết định tất cả nhưng lại tác động rất nhiều đến kiến thức và kỹ năng của mỗi người.

Cùng một ngành nhưng khi được dạy tại các trường khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau đôi ba phần. Các ngành học trong một trường cũng sẽ có ảnh hưởng đến nhau. Ví dụ như cùng là ngành Logistics nhưng sinh viên ĐH GTVT sẽ có những phần kiến thức và kỹ năng khác với trường ĐH KTQD.

Sinh viên Logistics có thể ứng tuyển thêm các jobs về dịch vụ hay hành chính vận tải. Còn sinh viên Logistics ĐH KTQD hoàn toàn có thể “đá chéo sân” với lĩnh vực kinh tế hoặc thương mại. Đôi khi chúng ta không cần quá “kiên trì” với một việc làm đúng ngành đúng nghề. Rất nhiều người thành công cũng không cần làm tốt điều đó. Vậy nên đừng quá ép buộc mình nhé.

Lưu ý “nhỏ” dành cho bạn

“Đá chéo sân” đôi khi chỉ là một giải pháp nhất thời hoặc do không còn cách khác mà thôi. Khi bạn làm trái ngành trái nghề, cũng có rất nhiều thử thách khác mà bạn phải đối mặt. Chẳng hạn như bạn phải đào sâu kiến thức công việc đó hơn hay phải nỗ lực nhiều hơn người khác để không bị đào thải. Như vậy thì việc làm trái ngành trái nghề để thành công không hề dễ chút nào. Vậy nên hãy cố gắng theo đuổi mục tiêu của mình hơn nữa. Bạn có thể “đá chéo sân” tạm thời để kiếm thu nhập và tích lũy thêm kinh nghiệm trong ngành nghề liên quan. Đó sẽ là một giải pháp chữa được nhiều bệnh đấy! 

Xem thêm: Mô tả công việc tester

Quan trọng là luôn nỗ lực không ngừng

Ngoài việc chờ đợi và “đá chéo sân” thì cũng có rất nhiều giải pháp khác khi bạn gặp khó khăn xin việc. Mỗi người sẽ có cho mình một lựa chọn khác nhau. Chúng ta hãy cùng xem những sự lựa chọn này có gì thú vị nhé.

Du học

công việc - du học

Du học là một hình thức tham gia vào chương trình học tại các nước phát triển. Nhiều bạn chọn du học cho những chương trình đào tạo cao hơn tại nước ngoài. Dù vậy thì việc du học cũng đòi hỏi nhiều yếu tố như ngoại ngữ, kinh phí cũng như việc bạn phải thích ứng cuộc sống áp lực ở các nước phát triển.

Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động không phải là chuyện hiếm tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những mặt tiêu cực thì có rất nhiều chương trình xuất khẩu lao động uy tín của nhà nước. Khi bạn có bằng đại học, các công việc xuất khẩu lao động cũng “chất lượng” hơn. Một là an nhàn hơn, hai là lương cao hơn, nếu may mắn bạn còn được chứng chỉ quốc tế nữa. Việc này cũng rất có lợi khi bạn quay lại Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu lao động luôn cần một khoản đầu tư. Và khi làm việc tại nước ngoài bạn cần xác định mọi thứ sẽ khó khăn, mệt mỏi hơn rất nhiều. Bạn cần phải thích ứng nhanh với mọi thứ và cố lấy lại “vốn” trước khi thành công trở về.

Gap year

Gap year là một trào lưu du nhập vào Việt Nam cần đây. Đó là khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm bạn dành để trải nghiệm và nghỉ ngơi. Hình thức được mọi người lựa chọn nhiều nhất là đi tình nguyện hoặc là dành 1 năm để làm thêm và học thêm những điều mới lạ tại một vùng đất khác.

Bạn cũng có thể thay đổi hình thức Gap year này bằng cách thử ứng tuyển công việc tại một tỉnh thành khác. Dành 1 năm để làm việc và trải nghiệm, các thành phố lớn không hẳn là lựa chọn duy nhất đúng không nào?

Nhìn chung, có rất rất nhiều cách để các tân cử nhân xử lý tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, điểm chung của chúng chính là việc bạn cần không ngừng hoàn thiện bản thân. Học xong đại học mới chỉ là tạm kết lại ⅓ cuộc đời của chúng ta mà thôi. Đây mới là giai đoạn chuẩn bị, bây từ bây giờ chính là lúc bạn gây dựng sự nghiệp cho mình. Cố lên và đừng nản chí nhé!

Xem thêm: Nghề trưng bày sản phẩm – Visual Merchandiser

 

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: