Turnover rate là thuật ngữ thể hiện tình trạng nhân sự của một đơn vị, tổ chức. Vậy hiểu cụ thể turnover rate là gì? Lý do xuất hiện tình trạng turnover rate và làm sao để cân bằng nhân sự cho các doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu với JobsGO qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Turnover rate là gì?
Turnover rate là gì? Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tỷ lệ thôi việc. Đây là tỷ lệ lao động nghỉ việc trên số lao động bình quân của 1 năm, quý hay tháng của doanh nghiệp. Dựa vào turnover rate, doanh nghiệp có thể đo lường được tốc độ thay đổi của đội ngũ nhân viên như thế nào.
Chỉ số turnover rate thường được phân chia thành:
- Voluntary (thôi việc tự nguyện) do các nguyên nhân chủ quan, ví dụ như không hài lòng, bất mãn, bất hòa với công ty, quản lý,…
- Involuntary (thôi việc không tự nguyện) do các nguyên nhân khách quan như chuyển nơi ở, bệnh tật, về hưu,…
👉 Xem thêm: Khám phá 5 chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả tuyển dụng
Cách tính turnover rate
Cách tính turnover rate là gì? Để tính tỷ lệ thôi việc, doanh nghiệp sẽ cần phải có thông tin số lượng của:
- Nhân viên làm việc ở thời điểm đầu tháng (B).
- Nhân viên làm việc ở thời điểm cuối tháng (E).
- Nhân viên nghỉ việc trong tháng (L).
Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ tính tỷ lệ turnover rate theo các bước với các công thức sau:
Tính số lượng nhân viên trung bình theo công thức: (B+E)/2 |
Tính tỷ lệ nhân viên nhảy việc trong tháng theo công thức: (L/số lượng nhân viên trung bình) x 100% |
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường áp dụng theo công thức 4 quý (¼) hoặc là tỷ lệ thôi việc hàng năm bởi chúng hữu ích hơn và có thời gian để thu thập số liệu chính xác. Điều này cũng cho thấy xu hướng nhân viên thôi việc mỗi năm tại các doanh nghiệp, từ đó dễ dàng so sánh và đưa ra chiến lược phát triển cho phù hợp. Và công thức tính tỷ lệ nhân viên thôi việc hàng năm sẽ được tính như sau:
Tỷ lệ nhân viên thôi việc hàng năm = [L/(số nhân viên làm đầu năm + số nhân viên làm cuối năm)/2] x 100% |
Ví dụ: nếu bạn có 45 nhân viên làm việc vào đầu năm, 55 nhân viên làm việc vào cuối năm và 5 người nghỉ việc trong năm. Vậy tỷ lệ nhảy việc hàng năm của doanh nghiệp sẽ là:
Tỷ lệ nhảy việc hàng năm % = [5/ (45+55)/2] x 100 = [5/(100/2)] x 100 = (5/50) x 100 = (1/10) x 100 = 10% |
Kết quả turnover rate thể hiện điều gì?
Sau khi đã tính được tỷ lệ thôi việc, kết quả sẽ thể hiện các vấn đề sau:
- Tỷ lệ dưới 3% tức là tình hình nhân sự vẫn đang khá ổn định, số lượng nhân viên thôi việc chủ yếu sẽ do các vấn đề khách quan.
- Tỷ lệ từ 3 – 5% tức là vẫn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, chưa có quá nhiều trở ngại cho công ty. Thường lý do nhân viên thôi việc sẽ do hệ thống lương hay sự quản lý của cấp trên.
- Tỷ lệ từ 5 – 8% cho thấy công ty đang gặp phải một chút rắc rối về mặt nhân sự, môi trường để nhân viên phát triển cũng bất ổn.
- Tỷ lệ từ 8 – 10% cho thấy vấn đề nhân sự đang ở mức cảnh báo bởi nó thực sự không ổn định. Nguyên nhân xuất phát từ cách quản lý của sếp, môi trường làm việc, văn hóa công ty, cơ hội phát triển,… khiến nhân viên muốn rời đi.
- Tỷ lệ trên 10% cho thấy doanh nghiệp đang khủng hoảng và cần xem xét lại vấn đề nhân sự.
👉 Xem thêm: Mẫu báo cáo theo dõi tình hình nhân sự và quy trình tuyển dụng
Lý do xảy ra tình trạng turnover rate ở các doanh nghiệp
Thực tế, có rất nhiều lý do khiến cho tình trạng turnover rate xảy ra, trong đó nổi bật là do một số vấn đề như:
Nhân viên không được công nhận năng lực
Thường các nhân viên khi mới vào làm sẽ rất chăm chỉ, nhiệt huyết, làm việc quên thời gian, luôn muốn cống hiến cho công ty. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, họ cứ cố gắng, nỗ lực làm việc nhưng không được công nhận xứng đáng, kịp thời thì dần dần họ sẽ thấy chán nản, không còn muốn phấn đấu nữa. Và nếu tình trạng này cứ mãi diễn ra thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn thôi việc, tìm kiếm một môi trường tốt hơn, nơi mà họ làm việc và được công nhận.
👉 Xem thêm: Mô hình ASK trong tuyển dụng
Nhân viên không có cơ hội để phát triển
Không nhìn thấy được tương lai, không có cơ hội để phát triển cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên quyết định thôi việc. Con người, ai cũng muốn bản thân có thể thăng tiến, đạt được thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Do đó, nếu công ty cứ mãi “lợi dụng” sức lao động mà không mang lại cho nhân viên bất kỳ lợi ích, cơ hội nào thì họ cũng sẽ không muốn gắn bó lâu dài.
Điều kiện làm việc quá khắt khe, áp lực
Làm một công việc quá nhiều áp lực, quy định công ty quá khắt khe sẽ khiến nhân viên mệt mỏi, không có động lực để cố gắng. Lâu dần họ có thể bị stress, tinh thần không thoải mái, không thể làm việc hiệu quả. Do đó, sự lựa chọn tốt nhất là họ rời đi, làm một công việc khác, một công ty khác “dễ thở” hơn.
Nhân viên không thể hòa hợp với mọi người
Một lý do khiến môi trường công sở có nhiều drama chính là đồng nghiệp mâu thuẫn với nhau, nhân viên mâu thuẫn với sếp. Nếu không thể hòa hợp thì quá trình hợp tác, làm việc chung của mọi người sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều này vừa ảnh hưởng đến bản thân nhân viên mà doanh nghiệp lại khó phát triển. Do đó, nhân viên nhảy việc cũng là bởi họ không tìm được tiếng nói chung tại môi trường công sở.
👉 Xem thêm: Yếu tố nào giữ chân nhân viên?
Làm sao cân bằng nhân sự cho doanh nghiệp?
Có thể thấy, để xảy ra tình trạng thôi việc quá nhiều là báo động đỏ với các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động, phát triển. Do đó, bộ phận nhân sự nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung sẽ cần phải có phương pháp để cân bằng nhân sự như:
Chọn đúng người từ khâu tuyển dụng
Muốn giữ được nhân viên, trước hết bạn cần chọn đúng người ngay từ khâu tuyển dụng. Bạn có thể tuyển được người có kỹ năng tốt, phù hợp với vị trí việc làm, tuy nhiên chưa chắc họ đã hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Để đảm bảo “đúng người đúng việc”, bạn có thể hỏi ứng viên các câu hỏi hành vi để xem họ ứng xử như thế nào? Bên cạnh đó, trong lúc phỏng vấn, bạn hãy cho ứng viên xem một số thông tin về công ty, trao đổi về văn hóa làm việc,… Nếu cảm thấy bản thân không phù hợp, nhiều khả năng ứng viên sẽ tự động rút lui.
Xây dựng hoạt động tuyển dụng song song với phát triển doanh nghiệp
Nhân viên cũng là một yếu tố rất quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động tuyển dụng cũng cần được đưa vào chiến lược chung của công ty, là mục tiêu thiết yếu.
Ngoài ra, việc xây dựng hoạt động tuyển dụng đi đôi với chiến lược sẽ giúp cho quy mô, số lượng nhân viên gia tăng cùng sự phát triển của công ty. Hãy thử tưởng tượng, nếu công ty bạn có thêm 1000 khách hàng nhưng số lượng nhân viên không đủ đáp ứng thì điều gì sẽ xảy ra?
Vì vậy, hãy phát triển hoạt động tuyển dụng song song với chiến lược doanh nghiệp, bạn sẽ nhận thấy tình trạng nhảy việc giảm đi rất nhiều đó.
Tiến hành phỏng vấn nghỉ việc
Phỏng vấn nghỉ việc chính là một cuộc trò chuyện giữa quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp với nhân viên sắp nghỉ. Thông qua đây, bạn sẽ biết được lý do tại sao họ nghỉ việc, đồng thời tìm hiểu một số vấn đề khác như:
- Cách nhân viên nghĩ về văn hóa công ty, liệu họ có cảm thấy được đồng nghiệp/sếp tôn trọng hay không?
- Biết cách đánh giá nhân viên tốt hơn, tăng cường các mối quan hệ giữa nhân viên với nhau.
- Tìm hiểu xem nhân viên cần những cơ hội phát triển và đào tạo chuyên môn như thế nào?
- Thu thập thông tin về mức lương phù hợp cho vị trí (nếu nhân viên nghỉ việc vì tìm được công ty khác có mức lương hấp dẫn/chế độ đãi ngộ tốt hơn).
- Tìm ra được động lực thúc đẩy nhân viên ở lại công ty.
- Giúp bạn nâng cao uy tín bằng cách thể hiện sự quan tâm đến nhân viên dù đang làm việc hay sắp nghỉ việc.
- Tìm ra các vấn đề khiến nhân viên không thoải mái nói ra trước khi nghỉ việc (chẳng hạn như không được hướng dẫn, đối xử không tốt, bị đồng nghiệp ghen tị,…).
Một số câu hỏi nên sử dụng khi phỏng vấn nghỉ việc
Trước khi tiến hành phỏng vấn nghỉ việc, bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi cần đưa ra trong cuộc trò chuyện. Ví dụ như các câu sau:
- Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc ở công ty? Nếu có thể, hãy cho tôi biết tại sao bạn muốn nghỉ việc?
- Bạn cảm thấy hài lòng nhất về điều gì khi làm việc ở công ty?
- Nếu có thể thay đổi 3 điều, bạn sẽ chọn những điều gì?
- Bạn cảm thấy quản lý hay đồng nghiệp đối xử với mình có tốt không?
- Bạn thấy thành quả của mình đã được công nhận, trân trọng như thế nào?
- Bạn có được đào tạo, hỗ trợ đúng như mong muốn chưa?
- Có điều gì mà bạn ước mình đã biết sớm hơn?
- Bạn có thấy công việc của mình cũng gắn liền với mục tiêu sự nghiệp trong tương lai không?
- Chúng tôi có thể làm gì để công ty trở thành một môi trường làm việc lý tưởng?
- Có công cụ, nguồn lực nào mà đáng lẽ có thể giúp bạn làm việc tốt hơn không?
- Bạn có giới thiệu công ty chúng tôi đến bạn bè, những người đang tìm việc không? Tại sao có và tại sao không?
- …
Hiện nay, nhiều nhà quản trị nhân sự giỏi có thể nắm được mọi chuyện diễn ra trong công ty. Tuy nhiên, nếu không theo dõi kịp thời những yếu tố quan trọng thì ngay cả nhân viên tốt nhất cũng có thể rời bạn mà đi.
👉 Xem thêm: Tuyển mass là gì? 6 nguyên tắc tuyển mass giúp HR “săn đầu người” thành công
“Turnover rate là gì?” – chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời rồi phải không? Mong rằng những chia sẻ trên của JobsGO sẽ giúp cho các doanh nghiệp giải quyết, hạn chế được tỷ lệ nhân viên thôi việc, từ đó xây dựng đội ngũ nhân sự lớn mạnh, phát triển nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)