Trở thành người tử tế: Liệu có thực sự khó như bạn nghĩ?

Đánh giá post

Trở thành người tử tế là vấn đề khiến nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ và trăn trở. Theo đó, đa phần mọi người đều cho rằng đây là việc làm khó bởi bản thân sự tử tế đã là một khái niệm trừu tượng. Hiểu đã khó, làm theo lại càng khó hơn. Vậy trở thành một người tử tế có thực sự khó như bạn vẫn thường nghĩ, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Định nghĩa về người tử tế

Định nghĩa về người tử tế
Định nghĩa về người tử tế

Tử tế, một cụm từ được nghe nhiều, nhắc nhiều nhưng không nhiều người thực sự. “Anh ta tử tế lắm” hay “Chị ấy sống tử tế từ xưa đến giờ rồi?” có thể là những câu nói ta nghe nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi hỏi anh, chị ấy tử tế như thế nào và tại sao lại nói họ tử tế thì ít ai trả lời được. Theo đó, câu trả lời chúng ta thường nhận được là họ tự tế vì làm việc tốt, giúp người này, người kia,… Đây là câu trả lời đúng nhưng chưa đủ. 

Người tử tế không chỉ làm việc tốt mà việc làm của họ đã lan tỏa được năng lượng, tình yêu thương và sự đồng cảm giữa người với người. Không những vậy, khi hành động, họ ít khi đặt lợi ích bản thân hay tính toán thiệt hơn. “Cứ thấy việc trong khả năng là làm, không làm được thì vận động anh em, bạn bè cùng chung tay” cũng là câu khẩu hiệu của những người tử tế – “Những anh hùng thầm lặng trong đời sống”.

Tại sao làm người tử tế lại quan trọng và cần thiết?

Sự tử tế, thứ tưởng chừng vô hình và khó định nghĩa bậc nhất luôn quan trọng và cần thiết với mỗi người. Dù không xuất phát từ mục đích vụ lợi nhưng làm một người tử tế cũng mang lại cho bạn những điều tuyệt vời bất ngờ trong cả công việc và cuộc sống:

Trong cuộc sống

Tại sao làm người tử tế lại quan trọng và cần thiết?
Tại sao làm người tử tế lại quan trọng và cần thiết?

Cuộc sống bộn bề lo toan ngoài kia khiến con người ta đôi khi quên đi sự tử tế. Sự khốc liệt của xã hội, “cơm áo, gạo tiền” làm cho chúng ta vội vã hơn, tất bật hơn và đôi khi đề phòng lẫn nhau hơn. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm tính toán hơn thiệt thì cuộc sống sẽ mệt mỏi biết bao. Vì vậy, không cần những việc quá lớn lao, bạn hãy làm một người tử tế theo cách riêng của mình như trồng thêm một vài cây xanh, tham gia các chiến dịch ủng hộ vùng dịch, làm những phần quà nho nhỏ tặng người vô gia cư,…

Đơn giản vậy thôi, nhưng bạn chắc chắn sẽ nhẹ lòng hơn rất nhiều sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ có thêm được năng lượng và động lực phấn đấu cho tương lai.

👉 Xem thêm: Cho đi là một niềm hạnh phúc

Trong công việc

Giúp bạn để lại ấn tượng đầu tiên

Những đánh giá ban đầu về một ứng viên thường được nhà tuyển dụng đưa ra trong bốn hoặc năm giây đầu tiên khi họ trực tiếp gặp gỡ ứng viên. Giữa một người quá quan tâm đến bản thân, tự tin thái quá và một người luôn cởi mở, lắng nghe với nụ cười thân thiện, bạn sẽ lựa chọn trở thành ai để ghi điểm với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Mang lại cho bạn sự yên tâm

Một trong những sai lầm tồi tệ nhất khi phỏng vấn xin việc là nói xấu các nhà tuyển dụng trước đây của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn có vấn đề trong cách ứng xử và khả năng tương tự có thể xảy ra với chính họ. Thể hiện sự tiêu cực trong các cuộc phỏng vấn xin việc hoặc trong quá trình làm việc hàng ngày của bạn có thể trở gây ra các tác động xấu về sau. 

Giúp bạn nhận được hỗ trợ khi cần thiết

Những người thường giúp đỡ người khác cũng chính là những người luôn nhận được sự trợ giúp khi cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn giúp đỡ những người luôn sẵn sàng ở bên bạn. Với những người từng trao cơ hội cho bạn, nên cân nhắc kỹ càng. Có lẽ lý do tốt nhất để trở nên tử tế là vì điều đó là cần thiết. Một cá nhân cư xử tốt đẹp cũng sẽ lan tỏa giá trị tích cực đến những ngày xung quanh. Điều này góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực hơn.

👉 Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Sự khác biệt giữa lòng tốt và sự tử tế?

Sự khác biệt giữa lòng tốt và sự tử tế? 
Sự khác biệt giữa lòng tốt và sự tử tế? 

Có sự khác biệt giữa động lực cho lòng tốt và sự tử tế. Lòng tốt ngụ ý mong muốn mang lại lợi ích cho người khác, trong khi tử tế ngụ ý mong muốn có được cảm giác tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể và nên cố gắng làm được cả hai điều trong sự nghiệp của mình.  

Ví dụ: Bạn có thể cung cấp thông tin tham khảo cho một đồng nghiệp vì bạn thực sự muốn giúp đỡ và vì bạn muốn họ nghĩ tốt về bạn. Cả hai không loại trừ lẫn nhau và cả hai động lực đều mang lại lợi ích cho nhiều bên, cụ thể là bạn, đồng nghiệp của bạn và người quản lý, những người sẽ đánh giá cao phẩm chất tốt đẹp của nhân viên. Lòng tốt và sự tử tế mang lại lợi ích cho bạn cũng như những người bạn chọn để giúp đỡ. Có những lợi ích có thể đo lường được về mặt tinh thần và thể chất, giúp bạn trở thành một người hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn. 

Làm thế nào để trở thành một người tử tế?

Trở thành một người tử tế thực sự không khó như bạn vẫn thường nghĩ. Hãy bắt đầu từ những việc làm đơn giản như:

Giúp đỡ người khác khi có thể

Đừng đợi cho đến khi nhận được yêu cầu, hãy luôn tình nguyện giúp đỡ. Sự giúp đỡ của bạn đôi khi không quá lớn lao nhưng lại có thể giúp một người vượt qua khoảng thời gian đen tối nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc giữ khả năng của bản thân và hoàn cảnh của người cần giúp đỡ. Nếu việc đó vượt ra khỏi khả năng của mình, bạn nên dừng lại hoặc tìm một giải pháp tốt hơn thay vì làm tình trạng của họ trở nên rắc rối hơn. 

Quan tâm chân thành 

Làm thế nào để trở thành một người tử tế?
Làm thế nào để trở thành một người tử tế?

Đôi khi làm người tử tế không phải là việc làm đao to búa lớn hay phức tạp gì cả. Quan tâm chân thành, thấu hiểu những người thân yêu xung quanh mình đã là một sự tử tế tuyệt vời nhất. Việc này không khó, bạn chỉ cần quan sát tinh tế một chút là đã có thể nhận ra và làm được. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng bằng sự chân thành trong trái tim chứ không phải bất kỳ lý do nào khác, bạn sẽ dễ dàng hơn. Cùng với đó, bớt đi một chút ngượng ngùng, xóa tan đi những khoảng cách cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc bắt đầu trở thành một người tử tế đích thực.

👉 Xem thêm: Rèn luyện tư duy tích cực

Học hỏi sự tử tế của người khác

Nếu bạn muốn trở thành một người tử tế nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu thì cách đơn giản nhất chính là học hỏi từ người khác. Theo đó, hãy nhớ lại cảm giác vui vẻ của bản thân khi nhận được sự giúp đỡ để bắt đầu thấu hiểu và cảm nhận. Khi thực sự hiểu, bạn sẽ có cách riêng để làm một người tử tế cũng như lan tỏa sự tử tế đó. 

Yêu thương bản thân

Tử tế với người khác là điều tuyệt vời ai cũng mong muốn có thể làm và lan tỏa đến người khác. Tuy nhiên, nếu chỉ vì người khác mà quên đi bản thân mình thì đôi khi chữ “người tử tế” lại chưa được tròn đầy. Khi hiểu về bản thân, yêu thương chính mình bạn sẽ nhận ra điều gì đem đến nỗi đau và sự mâu thuẫn, đồng thời chấp nhận sự đối lập và thiếu nhất quán của mình. Khi đó, bạn cũng sẽ tìm ra những cách để làm bản thân hài lòng ngay cả khi cân đối lợi ích của bản thân và những người xung quanh.

Vì vậy, thương yêu người xung quanh nhưng cũng đừng bao giờ bỏ qua việc yêu thương chính bản thân mình bạn nhé.

Sự tử tế xuất phát từ tự nhiên, nhưng bạn cũng cần luyện tập để phát huy cho một sự nghiệp thành công hơn. Hãy cố gắng trở thành người tử tế và lan tỏa giá trị tích cực đến mọi người xung quanh.

👉 Xem thêm: Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: