Quan hệ xã hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội và luôn hiện hữu trong đời sống thường ngày. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ “quan hệ xã hội là gì?”, “quan hệ xã hội có vai trò và thành phần như thế nào?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về quan hệ xã hội.
Mục lục
1. Quan hệ xã hội là gì?
Quan hệ xã hội là một hệ thống các tương tác xã hội. Quan hệ xã hội là nơi các hành động xã hội diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại, nhờ đó mà nó hình thành các mô hình, cấu trúc, tổ chức hay các thiết chế xã hội.
Nói một cách khác, quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở tương tác xã hội đã được điều chỉnh, có nghĩa là mối liên hệ giữa các thành viên thường xuyên được lặp lại để tạo thành các đường dẫn kết nối các chủ thể hành động với nhau, tạo thành các quan hệ xã hội.
2. Chủ thể của quan hệ xã hội là gì?
Chủ thể của quan hệ xã hội sẽ khác nhau phụ thuộc vào trường hợp được xét. Các chủ thể này thường được chia thành 2 cấp độ:
2.1. Cấp độ vĩ mô
- Các nhóm xã hội
Chủ thể các nhóm xã hội trong quan hệ xã hội là tập hợp nhiều người có chung mục đích, các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau, hoạt động cùng nhau để đạt mục đích.
Những vị trí xã hội, mục đích, phong cách sống khác nhau của các nhóm xã hội đôi khi lại là yếu tố tạo ra sự tương tác xã hội giữa các nhóm.
- Các tập đoàn, doanh nghiệp
Chủ thể của quan hệ xã hội bao gồm các tập đoàn và doanh nghiệp. Đây là những đối tượng quan trọng trong việc tạo ra giá trị, phát triển kinh tế của xã hội. Các tập đoàn và doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế, tạo việc làm cho người lao động, cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xã hội.
- Toàn thể xã hội
Toàn thể xã hội bao gồm tất cả mọi người sống chung trong cùng môi trường xã hội, học tập, phát triển vì lợi ích chung (ví dụ: phát triển đất nước, phát triển kinh tế, phát triển sức mạnh toàn dân tộc…)
Các nhóm, tập đoàn lớn, cũng như toàn toàn thể xã hội thường giữ những vị trí chủ thể khác nhau trong xã hội. Do đó chủ thể của quan hệ xã hội cũng có những quyền lực, cơ hội, lối sống khác nhau.
2.2. Cấp độ vi mô
Quan hệ xã hội của mỗi cá nhân là một phần quan trọng không thể thiếu trong hình thành toàn bộ mối quan hệ xã hội. Sự giao tiếp, trao đổi, sở thích, thói quen của mỗi cá nhân là tiền đề tạo nên những điểm khác nhau trong mỗi mối quan hệ xã hội.
Xem thêm: Quan hệ khách hàng là gì? Cách xây dựng và duy trì nó
3. Những loại hình của quan hệ xã hội
Loại hình của quan hệ xã hội tồn tại rất đa dạng dựa trên nhiều hình thức như: vị thế, tính chất quan hệ hoặc lĩnh vực xã hội.
3.1 Dựa vào vị thế trong xã hội
Quan hệ xã hội dựa vào vị thế của từng cá nhân, tổ chức… trong xã hội có thể xảy ra bình đẳng hoặc bất bình đẳng. Ví dụ: Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, trung ương với địa phương…
3.2 Dựa vào tính chất quan hệ
- Quan hệ vật chất
Quan hệ xã hội bị ảnh hưởng bởi quan hệ vật chất. Mối quan hệ tồn tại dưới dạng vật chất sẽ mang tính chất sòng phẳng hơn. Tuy nhiên nếu không xét đa dạng nhiều chiều thì mối quan hệ xã hội dễ dàng bị cứng nhắc.
- Quan hệ tinh thần
Quan hệ xã hội được thay đổi dựa trên quan hệ tinh thần như quan hệ huyết thống, sở thích, người quen, bạn bè, yêu quý, thù ghét… Đây là một yếu tố dễ dàng tác động vào mối quan hệ của một con người nhiều nhất.
3.3 Dựa vào lĩnh vực xã hội
Quan hệ xã hội tồn tại dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Các quan hệ xã hội dựa vào lĩnh vực xã hội có tác động lẫn nhau. Chẳng hạn, quan hệ kinh tế có tác động đến chính trị, văn hóa, xã hội và ngược lại.
4. Quan hệ xã hội có vai trò như thế nào?
Trong cuộc sống, các mối quan hệ xã hội xuất hiện ở nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau, từ quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức cho đến quốc gia. Những mối quan hệ này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn có tác động tới sự phát triển của xã hội.
4.1 Sự phát triển của xã hội
Mọi sự phát triển đều phụ thuộc vào những mối quan hệ xã hội xung quanh.
Đối với cá nhân, việc họ tận dụng các quan hệ xã hội giúp tăng cường hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng và các mối quan hệ với cộng đồng, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Ví dụ, chính trị gia muốn củng cố uy tín, tạo lòng tin, vị thế của mình trước toàn dân thì quan hệ xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Đối với các tập đoàn và doanh nghiệp, quan hệ xã hội đóng góp vào việc tạo dựng uy tín, khẳng định thương hiệu trên thị trường, phát triển doanh thu. Sự phát triển của các tập đoàn và doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo cơ hội việc làm, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của đời sống xã hội.
Sự phát triển cá nhân, tập thể hoặc tập đoàn và doanh nghiệp đóng góp cho sự ổn định, phát triển của mỗi lĩnh vực trong đời sống, chẳng hạn như kinh tế – chính trị – xã hội.
Xem thêm: Chúng ta học được gì từ mối quan hệ công sở?
4.2 Sức mạnh tinh thần
Nếu bạn đang trải qua tình trạng suy sụp tinh thần thì một mối quan hệ xã hội tích cực có thể giúp bạn vượt qua khó khăn và giải tỏa áp lực. Tuy nhiên, không phải lúc nào quan hệ xã hội cũng có tác động tích cực cho tinh thần của bạn, bởi nó còn tùy thuộc vào loại quan hệ xung quanh bạn.
4.3 Sự thỏa mãn
Các mối quan hệ xã hội còn giúp con người thỏa mãn về nhu cầu giao tiếp, trao đổi, thể hiện cảm xúc, giải tỏa tâm trạng,… Đây là một trong những nhu cầu vốn có ở trong bản thân mỗi con người.
Có thể thấy rằng những mối quan hệ bền vững, chất lượng đều đóng góp quan trọng đến hạnh phúc và sự thỏa mãn.
Qua đây, JobsGO đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “quan hệ xã hội là gì?”. Bên cạnh đó, bạn cũng có thêm góc nhìn về vai trò và thành phần của quan hệ xã hội. Mong rằng bạn sẽ tạo dựng những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tích cực để phát triển bản thân hơn, cũng như phát triển xã hội.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)