Spec là gì? Những quy định về chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng

Đánh giá post

Nếu bạn là sinh viên chuyên ngành xây dựng hoặc kỹ sư xây dựng thì chắc hẳn Spec là thuật ngữ thường hay được sử dụng. Vậy Spec là gì? Những quy định về Spec trong xây dựng? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!

1. Spec là gì?

bảng spec là gì
Spec là gì?

Mặc dù các thuật ngữ dùng trong xây dựng là vô cùng đa dạng nhưng trên thực tế, những kỹ sư chuyên ngành xây dựng đều biết spec là gì.

Spec là cách nói ngắn gọn của thuật ngữ tiếng Anh – Specification, nghĩa là “chỉ dẫn kỹ thuật”. Đây là tài liệu mô tả tất cả các yêu cầu kỹ thuật bao gồm kích thước, tiêu chuẩn, kỹ thuật, vật liệu,… của các hạng mục trong dự án công nghệ và dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy mỗi một dự án với quy mô khác nhau sẽ có một bảng Spec phù hợp đi kèm với dự án đó.

Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Những điều cần biết về kỹ sư xây dựng

2. Spec do ai lập?

Căn cứ vào quy mô của dự án xây dựng để tìm ra đâu là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện lập bảng Spec vật liệu. Cụ thể:

  • Đối với các dự án trong nước: Bảng chỉ dẫn kỹ thuật (Spec) sẽ do đơn vị tư vấn thiết kế cung cấp, cùng ᴠới bản ᴠẽ thi công.
  • Đối với các dự án tư nhân hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài: Đơn vị thi công sẽ là bên chịu trách nhiệm đưa ra bảng Spec cùng ᴠới bản ᴠẽ Shopdraᴡing để phục ᴠụ cho công tác báo giá ᴠà ký hợp đồng.

3. Vai trò của Spec là gì?

Spec có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong một dự án xây dựng, đặc biệt đối với phòng ban trong công ty xây dựng. Cụ thể:

  • Chỉ dẫn kỹ thuật Spec được các bên sử dụng để theo dõi chất lượng, đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật của từng công việc thực hiện trong dự án.
  • Chỉ dẫn kỹ thuật Spec là phần phải có để hoàn thiện hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, đáp ứng kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng.
  • Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu.
  • Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình.
  • Người giám sát công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật,… để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Xem thêm: Nghề xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp & Tố chất cần có

4. Quy định về chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng

Trong một dự án công trình хâу dựng, Spec là điều không thể thiếu nhưng quy định khi thực hiện Spec là gì? Đâу cũng là một câu hỏi được nhiều anh em quan tâm.

spec là gì
Quy định về chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng

Nghị định 46/2015/NĐ-CP điều 19 đã tuyên bố chính xác về quy định chỉ dẫn kỹ thuật trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các quy định đó được thể hiện như sau:

  • Thứ nhất, Spec là một phần quan trọng phải có trong hồ sơ mời thầu thi công xây dựng. Cần sử dụng Spec làm cơ sở quản lý, giám sát thi công và nghiệm thu công trình.
  • Thứ hai, bảng chỉ dẫn Spec phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng chứ không được tự ý vẽ theo ý thích của mình. Xây dựng bảng Spec phải bám sát theo bản vẽ cơ sở để đảm bảo không có hạng mục nào bị bỏ lỡ.
  • Thứ ba, các công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II bắt buộc phải có một Spec vật liệu đi kèm. Spec có thể được lập riêng nếu các công trình là di tích, tượng đài hoặc các công trình khác.
  • Thứ tư, trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện sai sót hoặc có nội dung không hợp lý thì cần xem xét điều chỉnh ngay các nội dung này. Việc điều chỉnh phải các yêu cầu về kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
  • Thứ năm, trong mỗi giai đoạn thực hiện, chỉ dẫn kỹ thuật Spec sẽ mang những nhiệm vụ khác nhau:
  • Giai đoạn lựa chọn nhà thầu: Bảng Spec hỗ trợ các nhà thầu trong việc thiết lập đề xuất kỹ thuật, tài chính và báo giá chào thầu gửi đến chủ đầu tư, từ đó có cái nhìn tổng thể cả dự án chuẩn bị thi công ra sao.
  • Giai đoạn chuẩn bị trước thi công: Spec có vai trò làm căn cứ để giám sát vật liệu đầu vào, tránh các rủi ro không mong muốn khi triển khai dự án, đảm bảo chất lượng công trình.
  • Giai đoạn thi công: Sử dụng bảng Spec để tính toán khối lượng, theo dõi các công trình xây dựng và nghiệm thu khi hoàn thành dự án.

Xem thêm: Giám sát công trình là gì? Công việc và quy trình

5. Tìm hiểu đặc điểm của bảng Spec vật liệu

Mặc dù hiểu Spec là gì nhưng nếu anh em không nắm được các đặc điểm về nó thì ᴠiệc ѕử dụng trong quá trình làm việc vẫn ѕẽ gặp khó khăn. Nội dung dưới đây sẽ giúp anh em có cái nhìn chính xác về bản mô tả thông số kỹ thuật này.

Thông tin về yêu cầu công việc

Bảng Spec vật liệu đáp ứng đầy đủ và chuẩn xác các thông số, yêu cầu công việc hoặc đặc điểm mà khách hàng yêu cầu. Chẳng hạn:

  • Nguyên liệu, phương pháp, quy trình, hệ thống, dịch vụ…
  • Tiêu chí hoạt động, chất lượng của sản phẩm, tiêu chuẩn khi thực hiện.
  • Loại nguyên vật liệu, số lượng cần sử dụng trong quá trình xây dựng.
  • vv,…

Cần có số liệu đo lường

Bảng Spec cần được thể hiện rõ ràng sao cho tất cả các bên đều nắm rõ. Các thông số kỹ thuật cần cụ thể hoá về số lượng để phục vụ cho việc tính toán. Tuy nhiên đây không phải là giới hạn để kiểm soát mà có thể thay đổi trong quá trình xây dựng.

Đi kèm với những loại hồ sơ khác

Các thông số trong bảng Spec là số liệu kỹ thuật, chúng không thể hiện đơn giá hay chi phí xây dựng. Do đó để đọc bảng Spec, anh em cần tìm kiếm thêm tài liệu về lịch trình hoặc số lượng các bản vẽ đi kèm.

Khác biệt tuỳ theo ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ

Mỗi công trình, dự án sẽ có những đòi hỏi về thông số kỹ thuật khác nhau. Thậm chí các sản phẩm trong cùng một ngành nghề cũng khác nhau về các thông số kỹ thuật.

Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn phát triển của thiết kế, các thông số kỹ thuật cũng thể hiện sự chênh lệch từ yêu cầu cho đến thông số quy định khi kết thúc dự án.

Xem thêm: Dự án là gì? Đặc điểm, phân loại và cách xây dựng dự án

6. Phân loại các thông số kỹ thuật trên bảng Spec

Các thông số kỹ thuật trên bảng Spec vật liệu được phân loại như sau:

spec trong xây dựng
Phân loại các thông số kỹ thuật trên bảng Spec

Thông số kỹ thuật đặc tả hiệu suất – Performance Specification

Performance Specification là những yêu cầu về hiệu suất thực hiện công việc trong khoảng thời gian cho phép. Với mỗi dự án xây dựng, các nhà thầu sẽ đòi hỏi thông tin về tiến độ thực hiện công việc, từ đó ước tính được thời gian hoàn thành dự án.

Trong thực tế, việc xác định những thông số kỹ thuật hiệu suất thường nhắm đến những mục tiêu được nêu dưới đây:

  • Đảm bảo hiệu suất đạt kết quả mong muốn.
  • Khách hàng có thể theo dõi phần trăm đã đạt được của hiệu suất.
  • Là minh chứng cho sự tuân thủ các thông số kỹ thuật khi nghiệm thu dự án.
  • Đảm bảo có thể thực hiện về định mức kinh tế kỹ thuật.
  • Đảm bảo có thể tích hợp chính xác các yếu tố của đặc tả kỹ thuật và hiệu suất vào phần công việc sau này.

>>> Đọc thêm: Kinh tế xây dựng ra làm gì?

Thông số kỹ thuật quy định – Prescriptive Specification

Tiếp theo, Prescriptive Specification là thông số thể hiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và hoạt động của các công ty thành viên tham gia. Các thông số kỹ thuật quy định thể hiện sự uy tín của sản phẩm và tiêu chuẩn đánh giá khi hoàn thiện dự án.

Thông thường, Prescriptive Specification sẽ đáp ứng:

  • Các mã sản phẩm và nguyên vật liệu cần thiết.
  • Yêu cầu về các quy định và tiêu chuẩn.
  • Các phương pháp thực hiện, thành phần tham gia và những giải pháp cần thiết.

Xem thêm: Xây dựng dân dụng là gì? Thông tin hữu ích bạn nên biết

Trên đây là một số thông tin JobsGO cung cấp để anh em xây dựng hiểu Spec là gì và các quy định liên quan tới chỉ dẫn kỹ thuật. Hãy chia sẻ và đăng ký nhận thông báo từ trang tin tuyển dụng uy tín JobsGO.vn để tiếp cận những nội dung giá trị liên quan nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: