Phía sau ánh hào quang của những ca sĩ, nghệ sĩ, không thể không kể tới những đóng góp của các Producer và đội ngũ sản xuất tài năng. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu Producer là gì? Công việc của họ ra sao không? Cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Producer Là Gì?
Producer (hay Record Producer) mang nghĩa tiếng Việt là nhà sản xuất âm nhạc hay nhà sản xuất bản thu. Về cơ bản, Producer chịu trách nhiệm giám sát, quản lý tất cả các khía cạnh của quá trình sáng tạo một bài hát hoặc album, bao gồm sáng tác, lựa chọn bài hát, nhạc cụ,…
Những năm gần đây, cụ thể vào khoảng năm 2019, ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam được ghi nhận là có sự phát triển tích cực, đổi mới một cách chuyên nghiệp, hiện đại. Chẳng hạn như xu hướng sản xuất kết hợp yếu tố dân gian, cổ trang với đương đại hay hợp tác cùng các nghệ sĩ nổi tiếng toàn cầu của các Producer tài năng, táo bạo.
JustaTee, ViruSs, DTAP, Hoàng Touliver, Tiên Cookie, Sơn Tùng M – TP,… là những Producer tiêu biểu của giới giải trí Việt Nam.
2. Công Việc Của Một Producer Như Thế Nào?
Nhiệm vụ chính của Producer là:
- Tạo tầm nhìn tiềm năng về bản nhạc hoặc album, truyền đạt làm động lực thúc đẩy ekip sản xuất, nghệ sĩ.
- Sáng tác âm nhạc hoặc phối hợp, định hướng chỉ đạo bản nhạc gốc.
- Cộng tác, làm việc cùng một nghệ sĩ để tạo ra phiên bản thu âm của bài hát.
- Theo dõi và hỗ trợ nghệ sĩ đưa ra những quyết định về bài hát.
- Phụ trách những khía cạnh kỹ thuật của việc ghi âm, hòa âm các bản nhạc.
- Quản lý việc biểu hiện phần nhạc cụ, giọng hát của bản nhạc.
- Đảm bảo việc sản xuất của bài hát, album được hoàn thành đúng hạn.
- Lên lịch những buổi ghi âm trong phạm vi ngân sách, điều phối, dẫn dắt ekip, nghệ sĩ thực hiện theo lịch trình được hiệu quả.
- Phụ trách mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Xem thêm: Việc làm cho người có thiên hướng sáng tạo?
3. Các Vị Trí Producer Hiện Nay
Hiện nay, có nhiều vị trí Producer khác nhau, mỗi vị trí đều đảm nhiệm vai trò và trách nhiệm riêng.
3.1 Executive Producer
Executive Producer chịu trách nhiệm quản lý tổng thể dự án sản xuất, bao gồm các khía cạnh về tài chính và hợp đồng kinh doanh. Họ thường tham gia vào việc quyết định ngân sách, tìm nguồn tài trợ, duy trì mối quan hệ với các đối tác, nhà đầu tư. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng ngày nhưng Executive Producer đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược và đảm bảo rằng dự án đi đúng hướng từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện.
3.2 Associate Producer
Associate Producer hỗ trợ Executive Producer cũng như các Producer khác trong nhiệm vụ quản lý và điều phối sản xuất. Vai trò của họ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cụ thể của từng dự án, bao gồm việc giám sát lịch trình, quản lý tài liệu sản xuất, phối hợp với các bộ phận khác nhau. Họ là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm, đảm bảo rằng mọi người đều có thông tin cần thiết để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
3.3 Creative Producer
Creative Producer tập trung vào khía cạnh sáng tạo của dự án, từ việc phát triển ý tưởng ban đầu đến việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Họ làm việc chặt chẽ với đạo diễn, biên kịch, các thành viên khác trong đội ngũ sáng tạo để đảm bảo rằng tầm nhìn nghệ thuật của dự án được thực hiện một cách nhất quán. Ngoài ra, họ còn tham gia vào việc lựa chọn diễn viên, thiết kế cảnh quay và các yếu tố nghệ thuật khác nhằm tạo ra một sản phẩm độc đáo, hấp dẫn.
3.4 Post Producer
Vị trí Post Producer chịu trách nhiệm quản lý quá trình hậu kỳ của dự án, bao gồm chỉnh sửa video, âm thanh, hiệu ứng hình ảnh và tất cả các công đoạn để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Post Producer cần phối hợp chặt chẽ với các biên tập viên, kỹ thuật viên âm thanh, đội ngũ hậu kỳ giúp cho sản phẩm đạt được chất lượng cao nhất trước khi ra mắt. Công việc của họ đòi hỏi sự tỉ mỉ và khả năng giải quyết vấn đề, vì họ phải xử lý nhiều yếu tố kỹ thuật khác nhau.
3.5 Line Producer
Line Producer quản lý chi tiết về ngân sách, lịch trình sản xuất hàng ngày, đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra theo kế hoạch, phù hợp với ngân sách cho phép. Họ làm việc trực tiếp trên hiện trường, giám sát các hoạt động hàng ngày và giải quyết các vấn đề phát sinh ngay lập tức. Vai trò của họ là đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời quá trình sản xuất diễn ra trơn tru từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
3.6 Marketing Producer
Marketing Producer chịu trách nhiệm về chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Nhiệm vụ của họ là làm việc chặt chẽ với các đội ngũ tiếp thị và truyền thông để đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả. Họ sẽ lập kế hoạch, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, sự kiện ra mắt cùng hoạt động PR để tạo sự chú ý, đồng thời tăng cường nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Ngoài ra, họ cần phải theo dõi, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị để điều chỉnh chiến lược kịp thời.
3.7 Media Producer
Media Producer phụ trách làm việc với các phương tiện truyền thông khác nhau để sản xuất nội dung, bao gồm báo chí, TV, radio, các nền tảng trực tuyến. Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải đúng mục tiêu, đạt hiệu quả cao. Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án tốt và khả năng làm việc với nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau.
3.8 Video Producer
Video Producer là những người quản lý quá trình sản xuất video, từ khâu tiền kỳ đến hậu kỳ. Họ làm việc với đội ngũ quay phim, chỉnh sửa và hiệu ứng hình ảnh để tạo ra sản phẩm video hoàn chỉnh. Vai trò của họ bao gồm lập kế hoạch sản xuất, giám sát quá trình quay phim, đảm bảo rằng mọi yếu tố kỹ thuật được thực hiện đúng yêu cầu. Họ cũng làm việc chặt chẽ với khách hàng hoặc đối tác nhằm cung cấp các sản phẩm đúng như mong đợi.
3.9 Producer Assistant
Producer Assistant hỗ trợ các Producer trong các nhiệm vụ hành chính, điều phối, bao gồm lên lịch họp, chuẩn bị tài liệu và quản lý giao tiếp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi hoạt động hàng ngày diễn ra trơn tru, hiệu quả. Công việc của họ yêu cầu khả năng tổ chức tốt,kỹ năng giao tiếp xuất sắc, vì họ thường phải làm việc với nhiều người, xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
3.10 Record Producer
Record Producer quản lý quá trình sản xuất âm nhạc, từ ghi âm đến chỉnh sửa và phối khí. Thông qua quá trình làm việc với nghệ sĩ, kỹ thuật viên âm thanh, họ sẽ tạo ra sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Vai trò của họ bao gồm lựa chọn bài hát, điều chỉnh âm thanh, đảm bảo rằng bản ghi âm cuối cùng đạt được chất lượng cao nhất. Vị trí này đòi hỏi ở người làm khả năng sáng tạo và kiến thức sâu rộng về âm nhạc.
4. Kỹ Năng Cần Có Của Một Producer
Để trở thành một Producer thành công, người làm cần có một bộ kỹ năng, cụ thể như:
4.1 Kỹ Năng Quản Lý Dự Án
Quản lý dự án là kỹ năng cốt lõi đối với bất kỳ Producer nào. Họ cần phải biết lập kế hoạch, tổ chức và giám sát tất cả các khía cạnh của dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành để giúp- tiến độ công việc diễn ra theo đúng kế hoạch đề ra.
4.2 Kỹ Năng Giao Tiếp
Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu đối với một Producer. Công việc này yêu cầu người làm phải tiếp xúc, phối hợp với nhiều người khác nhau, từ đội ngũ sáng tạo, kỹ thuật đến các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp Producer truyền đạt ý tưởng rõ ràng, giải quyết xung đột và tạo ra môi trường làm việc hợp tác. Ngoài ra, họ cần biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ các bên liên quan để cải thiện hiệu quả dự án.
4.3 Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh và những thách thức không mong muốn. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ hỗ trợ Producer nhanh chóng xác định nguyên nhân, tìm ra giải pháp hiệu quả và triển khai hành động khắc phục. Producer phải luôn sẵn sàng đối mặt và giải quyết mọi tình huống để đảm bảo dự án không bị gián đoạn.
4.4 Kỹ Năng Sáng Tạo
Sáng tạo là kỹ năng quan trọng để Producer phát triển những ý tưởng mới mẻ, độc đáo. Họ cần có trí tưởng tượng phong phú, tuy duy đổi mới để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, khác biệt. Kỹ năng này sẽ giúp Producer hợp tác hiệu quả với đội ngũ sáng tạo, từ đố đưa ra các giải pháp đột phá cho các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Họ cũng cần thường xuyên cập nhật các xu hướng mới và áp dụng chúng vào công việc.
4.5 Kỹ Năng Kỹ Thuật
Trong môi trường sản xuất hiện đại, kiến thức về các công nghệ và phần mềm liên quan là rất quan trọng đối với người làm Producer. Producer cần hiểu biết về các công cụ sản xuất, chỉnh sửa video, âm thanh và các phần mềm quản lý dự án. Kỹ năng kỹ thuật giúp họ làm việc hiệu quả hơn với đội ngũ kỹ thuật, giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng. Ngoài ra, việc cập nhật liên tục các công nghệ mới cũng là điều cần thiết để duy trì sự cạnh tranh trong ngành.
4.6 Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Quản lý thời gian hiệu quả giúp Producer đảm bảo rằng tất cả các công việc và hoạt động được hoàn thành đúng hạn. Họ phải biết cách lập kế hoạch, ưu tiên công việc và sử dụng thời gian một cách hợp lý. Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ giúp họ hoàn thành công việc của mình mà còn giúp cả nhóm duy trì tiến độ, đạt được các mục tiêu dự án. Sự kỷ luật, tự quản lý thời gian tốt là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
5. Mức Lương Của Producer
Mức lương của một Producer có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí địa lý, lĩnh vực hoạt động (âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, game, quảng cáo…) hay quy mô của dự án hoặc công ty. Nhưng nhìn chung, thu nhập của Producer sẽ rơi vào tầm khoảng 10.000.000 đồng/tháng đến 35.000.000 đồng/tháng.
6. Làm Thế Nào Để Trở Thành Producer?
Để trở thành một Producer, bạn cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
6.1 Đạt Được Bằng Cấp Chuyên Môn
Để nâng cao khả năng quản lý thành công một dự án sản xuất âm nhạc, các Producer nên học hỏi kiến thức, đạt được bằng cử nhân về lĩnh vực liên quan, như: điện ảnh, diễn xuất, báo chí truyền thông,… Bên cạnh đó, việc tham gia chương trình sản xuất phim ngắn, học đường sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, rèn kỹ năng giao tiếp.
Ngoài ra, đối với những bạn sinh viên trái ngành nhưng có đam mê với công việc này thì các bạn có thể tham gia các khóa đào tạo Producer ngắn hạn như:
- Khóa học producer core 3 tháng của Play Ground Studio
- Khoá học Music Producer – Hòa âm phối khí tại VProd Music
- Khóa học Producer Toàn Diện (Pro Producer) của HotDJ Academy
6.2 Thực Tập Tại Studio, Công Ty
Các công ty âm nhạc, sản xuất phim hay đài truyền hình địa phương có thể cung cấp những vị trí thực tập được trả lương. Việc thực tập trong quá trình học là phương thức lý tưởng giúp bạn được tiếp xúc trực tiếp với những công đoạn sản xuất, phân phối dự án, quảng bá, xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông, nghệ sĩ.
6.3 Tích Lũy Kinh Nghiệm Trong Ngành Giải Trí
Đa số các nhà sản xuất thường cần từ một đến năm năm để tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức trở thành một Producer toàn thời gian. Bạn có thể cân nhắc bắt đầu sự nghiệp bằng công việc diễn xuất, viết kịch bản hoặc hỗ trợ tuyển chọn cho quá trình sản xuất. Khoảng thời gian học hỏi kinh nghiệm giúp bạn nhận được cơ hội hỗ trợ, tư vấn và hiểu được sự phức tạp trong quản lý.
Xem thêm: Các công việc trong nghề Tổ chức sự kiện
6.4 Nhận Biết Xu Hướng Của Ngành
Những Producer thành công sẽ sở hữu tầm nhìn xa trông rộng, nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng phát triển của ngành, thấu hiểu thị hiếu của công chúng. Thông qua việc tìm hiểu những ấn phẩm xuất sắc, nổi tiếng hoặc tham dự hội thảo, sự kiện, liên hoan phim, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng quan trọng này và khám phá phương thức sản xuất mới mẻ, độc đáo.
Xem thêm: 6 bước tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Bạn đã hiểu Producer là gì chưa? Đây có phải công việc mà bạn muốn theo đuổi? Trở thành Producer không hề đơn giản, nhưng chỉ cần có đam mê, tôi tin bạn sẽ thành công.
Câu hỏi thường gặp
1. Film Producer Là Gì?
Film Producer (hay nhà sản xuất phim) là người lên kế hoạch điều phối, quản lý các khía cạnh khác nhau của quá trình sản xuất như: lựa chọn kịch bản, phối hợp viết lời thoại, lập kế hoạch tài chính cho quá trình quay phim,...
2. Media Producer Là Gì?
Media Producer (hay nhà sản xuất truyền thông) là người hợp tác tham gia trong một số khía cạnh của việc sản xuất nội dung âm thanh, video sử dụng cho quảng cáo, các kênh trực tuyến hay trên những phương tiện truyền thông. Công việc chính của Media Producer là: chỉnh sửa, sắp xếp video; phát triển tài liệu chương trình,...
3. Video Producer Là Gì?
Video Producer (hay nhà sản xuất video) là người phụ trách quá trình trước sản xuất, trong sản xuất, hậu sản xuất của video. Công việc của những nhà sản xuất video bao gồm: lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, chỉnh sửa và phân phối sản phẩm video cuối cùng.
4. Học Gì Để Trở Thành Producer?
Để trở thành một Producer, bạn có thể theo học một số ngành liên quan để xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết như Truyền thông đa phương tiện, Sản xuất âm nhạc, Sản xuất phim và truyền hình, Quản lý sự kiện, Công nghệ truyền thông…
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)