Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán: Giống Và Khác Nhau Thế Nào?

Đánh giá post

Phân biệt kế toán và kiểm toán sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn công việc của 2 vị trí thường gặp trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Kiểm toán và kế toán có điểm gì giống nhau? Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé!

1. Kế Toán Là Gì? Kiểm Toán Là Gì?

Trước khi phân biệt kế toán và kiểm toán, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông tin sơ bộ về 2 vị trí công việc này. Nghề kế toán và kiểm toán đều thuộc lĩnh vực kinh tế tài chính và thường được đi cùng nhau để bổ trợ lẫn nhau trong công việc.

1.1. Kế Toán Là Gì?

Kế toán là người đảm nhận việc tìm hiểu, thu thập và ghi chép toàn bộ thông tin, dữ liệu, xử lý dữ liệu liên quan đến giao dịch tài chính, khoản thu – chi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toàn còn thực hiện nhiệm vụ lưu trữ các chứng từ, sổ sách, tài liệu quan trọng của công ty. Những thông tin của kế toán cung cấp cần sự trung thực, chính xác để có thể hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, công ty.

Xem thêm: Kế toán là gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán

1.2. Kiểm Toán Là Gì?

Nếu kế toán phụ trách tìm hiểu, thu thập, xử lý, lưu trữ sổ sách thì kiểm toán có nhiệm vụ kiểm tra tính xác thực, minh bạch của những số sách, tài liệu đó. Kiểm toán sẽ kiểm tra các tài liệu như hóa đơn chứng từ, sổ kế toán, báo cáo… đảm bảo những dữ liệu này tuân thủ đúng pháp luật. Bên cạnh đó, họ còn phân tích tình hình tài chính công ty.

Xem thêm: Kiểm toán là gì? Ý nghĩa và chức năng của kiểm toán

2. Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán

Phân biệt kế toán và kiểm toán
Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán

Để phân biệt kế toán và kiểm toán, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa 2 vị trí công việc này.

2.1. Điểm Giống Nhau Giữa Kiểm Toán Và Kế Toán

  • Thuộc lĩnh vực kế toán tài chính: Cả hai đều thuộc lĩnh vực kế toán tài chính, chú trọng vào việc thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  • Làm việc với con số và dữ liệu để tạo báo cáo tài chính: Cả kế toán và kiểm toán đều làm việc với dữ liệu tài chính, số liệu kế toán từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra báo cáo tài chính cuối cùng. Sau đó, báo cáo này được thuyết trình cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, hoặc cơ quan quản lý.
  • Cả hai đều yêu cầu sự chính xác và minh bạch: Kế toán và kiểm toán đều phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn kế toán để đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong quá trình thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính.
  • Đều có mục tiêu hỗ trợ quản lý và ra quyết định: Cả hai lĩnh vực đều cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ việc quản lý và ra quyết định liên quan đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức.

2.2. Phân Biệt Kế Toán Và Kiểm Toán: Điểm Khác Nhau

Tiêu chí Kế toán Kiểm toán
Chủ thể Bộ phận kế toán của doanh nghiệp Bộ phận kiểm toán hoặc công ty kiểm toán độc lập
Đối tượng làm việc Tài sản và sự thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thực trạng hoạt động tài chính, tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và hiệu quả tài chính.
Thời điểm bắt đầu công việc Thường xuyên, liên tục trong cả năm; ngay khi có giao dịch tài chính diễn ra. Thường thực hiện sau khi quá trình kế toán hoàn thành, thường là cuối mỗi kỳ kế toán hoặc cuối năm tài chính
Hệ thống phương pháp Tuân thủ các nguyên tắc kế toán.

4 phương pháp kế toán chính bao gồm:

  • Chứng từ kế toán;
  • Tài khoản kế toán;
  • Tính giá;
  • Tổng hợp cân đối kế toán.
Sử dụng các phương pháp kiểm toán để kiểm tra tính chính xác và công bằng của thông tin kế toán.

2 phương pháp kiểm toán chính là:

Kiểm toán chứng từ;

Kiểm toán ngoài chứng từ

Tính chất công việc Thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp Xác minh, đánh giá tính chính xác và công bằng của thông tin tài chính đã được báo cáo
Phạm vi Tập trung vào việc ghi chép và báo cáo thông tin tài chính Tập trung vào việc đánh giá và xác minh thông tin tài chính đã được báo cáo
Nhân sự Có thể bao gồm kế toán viên, kế toán trưởng, quản lý tài chính Thường là các kiểm toán viên hoặc đội kiểm toán của công ty kiểm toán
Báo cáo Tạo ra báo cáo tài chính.

Các báo cáo kế toán thường thực hiện gồm:

Bảng cân đối kế toán;

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Xác minh và đưa ra ý kiến về tính chính xác và công bằng của báo cáo tài chính.

2 loại báo cáo chính mà kiểm toán thường thực hiện gồm:

  • Báo cáo kiểm toán;
  • Biên bản kiểm toán.
Việc chuẩn bị báo cáo Phải thường xuyên và liên tục Thường chỉ diễn ra ở cuối mỗi kỳ kế toán hoặc cuối năm tài chính
Trách nhiệm Cung cấp thông tin tài chính chính xác và minh bạch Xác minh và đưa ra ý kiến về tính chính xác và công bằng của thông tin tài chính
Cơ hội việc làm Làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,… Kiểm toán nội bộ cho các công ty, tư vấn kiểm toán cho doanh nghiệp, làm kiểm toán độc lập cho công ty kinh doanh dịch vụ,…

3. Ưu – Nhược Điểm Của Kế Toán Và Kiểm Toán

kiểm toán và kế toán khác nhau thế nào
Ưu – Nhược Điểm Của Kế Toán Và Kiểm Toán

3.1. Ưu Điểm Của Kế Toán Và Kiểm Toán

Ưu Điểm Của Kế Toán

  • Công việc ổn định: Làm kế toán mang lại sự ổn định về công việc và thu nhập. Tất cả các doanh nghiệp đều cần người làm kế toán để quản lý tài chính, vì vậy luôn có việc làm cho người làm kế toán.
  • Cơ hội học hỏi và phát triển: Lĩnh vực kế toán luôn có sự thay đổi. Điều này tạo ra cơ hội học hỏi liên tục và phát triển kỹ năng mới.
  • Có thể làm việc ở nhiều ngành: Kỹ năng kế toán cần thiết trong mọi loại hình doanh nghiệp, từ cửa hàng nhỏ đến công ty lớn.
  • Cơ hội sự nghiệp: Với kinh nghiệm và chứng chỉ phù hợp, bạn có thể tiến xa trong sự nghiệp, từ làm kế toán viên đến vị trí quản lý hoặc chuyên gia tài chính.
  • Đóng góp vào quyết định kinh doanh: Kế toán không chỉ là việc ghi chép số liệu, mà còn là việc cung cấp thông tin để hỗ trợ quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn có cơ hội đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.

Ưu Điểm Của Kiểm Toán

  • Cơ hội học hỏi và phát triển: Làm kiểm toán đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng với sự thay đổi liên tục trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán.
  • Cơ hội sự nghiệp: Với kinh nghiệm và chứng chỉ phù hợp, bạn có thể tiến xa trong sự nghiệp của mình từ vị trí kiểm toán viên đến các vị trí quản lý cao cấp hoặc chuyên gia tư vấn tài chính.
  • Thu nhập hấp dẫn: Làm kiểm toán thường mang lại mức thu nhập khá cao, đặc biệt là với những dự án lớn hoặc khi bạn làm việc cho các công ty kiểm toán hàng đầu.
  • Tính linh hoạt: Một số dự án kiểm toán cho phép bạn làm việc từ xa hoặc có thời gian làm việc linh hoạt, giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc.
  • Mở rộng mạng lưới quan hệ: Làm kiểm toán đưa bạn vào môi trường làm việc chuyên nghiệp; đồng thời giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ trong lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp.

3.2. Nhược Điểm Của Kế Toán Và Kiểm Toán

Nhược Điểm Của Kế Toán

  • Công việc đơn điệu và lặp đi lặp lại: Công việc kế toán thường được đánh giá là khá nhàm chán, vì nghiệp vụ lặp đi lặp lại.
  • Công việc nhiều áp lực: Kế toán phải đối mặt với nhiều áp lực nhất là khi gần đến thời hạn báo cáo, kiểm toán hoặc khi phải đối mặt với các cuộc thanh tra từ cơ quan thuế.
  • Yêu cầu về sự chính xác và chi tiết: Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận, vì một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến thông tin tài chính, cũng như quyết định kinh doanh.
  • Thách thức từ sự thay đổi trong luật kế toán: Kế toán phải thường xuyên cập nhật các quy định mới liên quan đến hoạt động kế toán.

Nhược Điểm Của Kiểm Toán

  • Công việc áp lực: Thời hạn của một cuộc kiểm toán được quy định không quá 60 ngày. Điều đó có nghĩa là bạn phải hoàn thành một khối lượng lớn công việc phức tạp trong thời gian ngắn.
  • Thiếu kiến thức chuyên sâu về kế toán: Vì kiểm toán tập trung vào việc đánh giá tổng quan hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính, nên bạn có thể thiếu kiến thức chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể của kế toán. Điều này có thể là một bất lợi nếu sau này bạn muốn chuyển sang làm kế toán.
  • Công việc di chuyển nhiều: Một số dự án kiểm toán yêu cầu làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn phải có thể lực tốt.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn phân biệt kế toán và kiểm toán. Tuy hai công việc này không giống nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó, bổ trợ lẫn nhau. Nếu biết kết hợp giữa kế toán và kiểm toán, chắc chắn, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt.

Câu hỏi thường gặp

1. Kế Toán Hay Kiểm Toán Lương Cao Hơn?

Theo số liệu thống kê mới nhất từ JobsGO, kiểm toán có mức lương cao hơn kế toán. Cụ thể, kiểm toán có lương hàng tháng phổ biến từ 9-12 triệu đồng. Trong khi đó, mức lương của nhân viên kế toán dao động trong khoảng 7 - 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn làm kế toán và có kiến thức, kỹ năng xuất sắc; bạn sẽ có cơ hội trở thành kế toán trưởng với mức lương hấp dẫn từ 15 - 29 triệu đồng/tháng.

2. Kiểm Toán Có Làm Được Kế Toán Không?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kiểm toán có thể làm kế toán và ngược lại. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết mà vị trí công việc yêu cầu.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: