Ngành đầu bếp : Mức thu nhập và yêu cầu để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp

Đánh giá post

Với các bạn trẻ đam mê ẩm thực, ngành đầu bếp chính là một hướng đi lý tưởng. Bởi lĩnh vực này mang đến cơ hội việc làm cao cùng mức thu nhập ổn định.

Mô tả công việc đầu bếp

Dưới đây là những công việc chính mà một người đầu bếp cần thực hiện hàng ngày:

  • Thực hiện chế biến món ăn theo chuyên môn phụ trách.
  • Đảm bảo chất lượng món ăn.
  • Kiểm soát quá trình thực hiện món ăn của nhân viên để đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng món ăn.
  • Kiểm tra món ăn kỹ càng trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ.
  • Quản lý hàng hóa trong bếp theo khu vực phận công.
  • Giữ gìn khu vực bếp luôn sạch sẽ.

Thời gian làm việc của đầu bếp

Thời gian làm việc trung bình của đầu bếp là từ 9 – 14 tiếng mỗi ngày và thường xuyên phải tăng ca, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết khi nhu cầu ăn uống của khách hàng tăng cao. Đây là một trong những thách thức hàng đầu mà người làm nghề đầu bếp phải đối mặt. Chỉ khi vượt qua được khó khăn này, đầu bếp mới có thể đi lâu với nghề và đạt được thành công như mong đợi.

👉 Xem thêm: Tra cứu lương đầu bếp.

đầu bếp
Đầu bếp thường phải làm việc từ 9 – 14 tiếng mỗi ngày.

Con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp

Bạn muốn tìm việc làm đầu bếp trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp? Dưới đây là những điều bạn sẽ trải qua.

Lựa chọn nghề nghiệp đúng

Bạn thích món Âu hay món Á? Bạn thích làm bánh ngọt hay chế biến các món chính từ thịt/cá? Bằng cách đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể xác định được định hướng công việc của bạn trong tương lai. Qua đây bạn sẽ lựa chọn được khóa học phù hợp.

Theo học các lớp đào tạo nghề đầu bếp

Tham gia vào các lớp đào tạo nghề đầu bếp sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội nghiên cứu công thức nấu ăn, nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn từ những chuyên gia trong nghề. Không chỉ thế, tham gia vào các lớp học còn cho phép bạn làm quen với cách làm việc và tiêu chuẩn trong khu bếp của các nhà hàng lớn.

👉 Xem thêm: Top 5 trường dạy nấu ăn ở Hà Nội uy tín nhất

Bắt đầu công việc tại bếp nhà hàng

Nấu ăn tại nhà và nấu ăn trong bếp của nhà hàng là những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên, khi mới vào nghề, có thể bạn sẽ chưa lập tức được chế biến món ăn mà có thể bắt đầu với những công việc đơn giản hơn như rửa chén, nhặt rau, gọt hoa quả,… Tuy nhiên, việc làm quen sớm với hoạt động trong bếp của nhà hàng rất có giá trị. Bạn sẽ học được nhiều điều khi hỗ trợ và quan sát cách thức làm việc của các đầu bếp hàng đầu.

Ngoài ra, đi làm sớm cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người trong nghề. Việc mở rộng mối quan hệ sẽ giúp sự nghiệp của bạn nhanh chóng thăng tiến.

Kiên trì với công việc

Trong không gian bếp đầy nóng nực cùng sức ép của thời gian, các đầu bếp luôn trong tình trạng căng thẳng. Và hơn hết, 9 người có 10 ý, dù bạn chế biến món ăn ngon đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn không thể làm hài lòng tất cả khách hàng của mình. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với những lời chê bai, phàn nàn,… Nếu bạn không thể vượt qua những khó khăn này để kiên trì với ước mơ của mình, bạn sẽ không thể thành công.

Học thêm những chứng chỉ liên quan

Chứng chỉ không nói lên năng lực của bạn. Nhưng những văn bằng liên quan có thể giúp bạn thăng tiến và được nhiều người công nhận hơn.

Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu Chứng chỉ Bếp Quốc Tế (chứng chỉ xanh) được cấp bởi CSAI (Úc); thì bạn không chỉ có thể trở thành đầu bếp ở Việt Nam, mà còn có cơ hội trở thành đầu bếp chuyên nghiệp tại Úc.

Những kiến thức cơ bản của một đầu bếp

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần có những kiến thức sau:

  • Chuyên môn về dinh dưỡng, ẩm thực, chế biến món ăn.
  • Khả năng sử dụng thiết bị, vật dụng nhà bếp (nồi, niêu, xoong, chảo, dao, thớt,…).
  • Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cách sơ chế nguyên vật liệu (cắt, thái, làm sạch rau củ, thịt cá).
  • Cách lên thực đơn phù hợp với mùa vụ.
  • Cách trang trí món ăn.
ngành đầu bếp
Đầu bếp cần có tính sáng tạo.

Ngành đầu bếp đòi hỏi những tố chất gì?

Ngoài năng lực nghề nghiệp, đầu bếp còn được yêu cầu sở hữu các tố chất bao gồm:

  • Kiên trì, tâm huyết với nghề để có thể vượt qua áp lực thời gian và nhận xét của khách hàng.
  • Sạch sẽ, cẩn thận để làm ra những món ăn với chất lượng cao nhất.
  • Tinh thần đổi mới sáng tạo để có thể tạo ra những món ăn độc đáo, ấn tượng.
  • Lắng nghe ý kiến đóng góp để cải thiện chất lượng món ăn.
  • Vị giác nhạy bén để cảm thụ mùi vị chính xác, rõ ràng, qua đó kết hợp khéo léo hương vị để tạo nên món ăn hấp dẫn.
  • Đôi tay khéo léo, thao tác tỉ mỉ giúp tạo nên những món ăn với hình thức bắt mắt.

“Công thức chuẩn” để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp

Một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ luôn giữ dao kéo sắc bén, khu vực làm việc sạch sẽ và không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao tay nghề.

Giữ dao kéo luôn sắc bén

Người đầu bếp thường chuẩn bị cho mình một bộ dao riêng; họ không thích sử dụng dao của người khác, cũng không thích chia sẻ dao của mình với người xung quanh. Một bộ dao tốt thường được sử dụng trong rất nhiều năm; chính vì vậy, việc bảo quản, vệ sinh, giữ dao kéo luôn sắc bén là điều đặc biệt quan trọng.

Có 5 nguyên tắc bảo quản dao mà đầu bếp cần nhớ:

  • Chọn đúng loại dao để chế biến nguyên liệu.
  • Mài dao đúng kỹ thuật.
  • Không rửa dao bằng máy rửa chén.
  • Dùng dao với loại thớt phù hợp.
  • Sau khi sử dụng cần vệ sinh dao, lau sạch và bọc dao cẩn thận.

Vệ sinh không gian làm việc

Giữ không gian làm việc sạch sẽ là nhiệm vụ đầu tiên mà một người phải đảm nhiệm khi bước chân vào nghề bếp. Nếu khu vực bếp không được vệ sinh thường xuyên, dầu mỡ, vụn thức ăn, bụi bẩn sẽ dễ gây nấm mốc và vi khuẩn; từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và gây hại cho sức khỏe khách hàng.

Rèn luyện tay nghề nêm nếm

Khả năng nêm nếm là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên những món ăn ngon. Đầu bếp có vị giác nhạy bén có thể dễ dàng điều gia vị để thành phẩm có được hương vị như mong muốn.

Để cải thiện độ nhạy với hương vị thức ăn, đầu bếp cần từ bỏ hút thuốc, giữ vệ sinh mũi họng và tập luyện ngửi, nếm mỗi ngày.

nghề đầu bếp

Bồi dưỡng kiến thức ẩm thực

Thế giới ẩm thực rất rộng lớn, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật xu hướng thị trường là điều không thể thiếu. Bằng cách đọc sách, xem các chương trình nấu ăn, tham gia các cuộc thi ẩm thực, đầu bếp sẽ có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào công việc thực tế.

Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.

Kiểm soát nhiệt độ món ăn

Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ.

Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.

Không ngại những công việc liên quan đến bếp

Khi mới gia nhập ngành đầu bếp, bạn sẽ phải đi lên từ vị trí thấp nhất với công việc chính là rửa bát, lau nhà, nhặt rau,… Bạn có thể sẽ phải phụ trách những công việc này trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nản lòng nhé. Vì ai khi mới vào nghề cũng phải trải qua điều đó. Chỉ khi làm được những việc nhỏ, bạn mới có thể làm được những việc lớn.

Nghề đầu bếp – Nghề không ngừng học hỏi

Học đầu bếp là cả một quá trình dài, đòi hỏi tinh thần học hỏi và sáng tạo không ngừng. Học hỏi ở đồng nghiệp, từ thất bại của chính bản thân hoặc từ những người nổi tiếng… Bởi, hãy nhớ rằng, tài năng và kinh nghiệm chỉ là một phần, tính ham học, cầu tiến mới là “quân cờ” tốt để bạn tiến xa hơn.

Kỹ năng sáng tạo

Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết của người theo học ngành đầu bếp. Chỉ khi sở hữu sự sáng tạo, tinh tế cùng đôi tay khéo léo, bạn mới có thể tạo ra những món ăn vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Hãy luôn ý thức rằng, việc chế biến món ăn như trình bày một tác phẩm nghệ thuật. Càng đẹp, càng có giá!

Không chỉ mở ra nhiều cánh cửa cho các bạn trẻ, ngành đầu bếp còn là lĩnh vực thiết thực trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu bạn có niềm đam mê với công việc này, hãy rèn luyện và trang bị kiến thức chuyên môn thật tốt để có bước tiến xa trên hành trình của mình nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: