Mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự thu hút nhà tuyển dụng

Đánh giá post

Ngành nhân sự đòi hỏi ứng viên có nhiều tố chất, kỹ năng làm việc. Cũng bởi vậy mà khi chuẩn bị CV bạn nên có đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt là với mục tiêu việc làm. Đây sẽ là nội dung tạo ấn tượng mạnh với người đọc. Nếu như chưa biết làm cách nào để có nội dung hấp dẫn, hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự trong bài viết nhé.

1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự

Ngành nhân sự có rất nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực này. Mỗi bạn khi bắt đầu theo đuổi sẽ đều có định hướng nghề nhân sự ngay từ đầu. Cũng bởi vì thế mà mục tiêu việc làm là khác nhau. Tuy nhiên để có thể thu hút được mọi nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết cách viết CV đặc biệt là nội dung phần mục tiêu.

1.1. Hướng dẫn bạn viết mục tiêu ngắn hạn

mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự

Mục tiêu ngắn hạn là toàn bộ dự định và kế hoạch bạn cần thực hiện trong tương lai gần. Tất cả những dự định đó sẽ phải nằm trong tầm tay của bạn.

Trong trường hợp bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn ngành nhân sự của mình thì hãy dựa vào yêu cầu của vị trí tuyển dụng đó để viết. Bởi trong yêu cầu các doanh nghiệp cũng đã cho thấy họ cần gì ở bạn. Dựa trên điều đó hãy đưa ra cách bạn có thể đem lại lợi ích cho họ.

1.2. Hướng dẫn viết mục tiêu dài hạn

Có thể nói định hướng nghề nghiệp vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định lộ trình công việc của bạn trong tương lai. Đối với mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy động cơ ứng tuyển của bạn và đánh giá xem bạn có phải ứng viên có tầm nhìn xa hay không. Cũng chính vì điều đó mà ứng viên ngành nhân sự cần thể hiện mục tiêu phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra những điều có ích cho nhà tuyển dụng trong tương lai.

Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự không khó, cái quan trọng là bạn phải có định hướng và hiểu công việc ứng tuyển. Đặc biệt khi viết mục tiêu cần thật ngắn gọn, súc tích (dao động từ 3-4 gạch đầu dòng).

2. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ở các vị trí trong ngành nhân sự

2.1. Vị trí chuyên viên tuyển dụng

mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
Vị trí chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng là người xác định nhu cầu tuyển dụng và chịu trách nhiệm tìm kiếm ứng viên cho doanh nghiệp. Với vị trí này bạn có thể trình bày mục tiêu như sau:

“Với 2 năm đảm nhận vị trí quản lý nhân sự tại doanh nghiệp A, tôi có thể tự tin về khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong việc dự đoán nhu cầu nhân sự của công ty, kinh nghiệm tổ chức tuyển dụng, triển khai phỏng vấn hiệu quả. Chính vì thế mà tôi luôn mong muốn làm ở vị trí chuyên viên tuyển dụng tại công ty B để phát huy khả năng cũng như có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm”.

2.2. Vị trí chuyên viên chính sách tiền lương

Họ là người đảm nhận tất cả hoạt động tài chính của công ty, quyền lợi của nhân viên. Đây là vị trí quan trọng, bạn cần phải đầu tư nhiều vào mục tiêu để nhà tuyển dụng thấy được mức độ quan trọng, sự cống hiến của bạn. Ví dụ như:

“Tôi có thể hiểu và nắm chắc quy định về tiền lương, chính sách nhân sự. Đồng thời tôi có khả năng lập chỉ tiêu, đánh giá chất lượng công việc. Tôi mong muốn được trúng tuyển vị trí chuyên viên chính sách tiền lương tại công ty. Với công việc này có thể giúp tôi hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, trở thành chuyên gia nhân sự giỏi. Từ đó vươn lên vị trí quản lý nhân sự trong 2 năm tiếp theo”.

2.3. Vị trí chuyên viên quản lý đào tạo

mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
Vị trí chuyên viên quản lý đào tạo

Chuyên viên đào tạo sẽ thực hiện chương trình đào tạo nhân lực mà công ty đưa ra. Cung cấp nguồn nhân sự chất lượng phù hợp với các chức vụ công việc. Để thu hút nhà tuyển dụng với CV của mình, bạn có thể viết mục tiêu như sau:

“Tôi tốt nghiệp trường Học viện ngân hàng với ngành quản lý nhân lực. Với tính cách khá điềm tĩnh và có khả năng quản lý, giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong công ty. Tôi tin rằng với khả năng và kinh nghiệm mình đã tích lũy được trong những năm qua sẽ giúp cho công ty có nhiều chiến lược phát triển, đào tạo nhân lực hiệu quả.”

? Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Tuyển Dụng

3. Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh

Nếu như bạn ứng tuyển tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc đơn giản muốn chứng minh khả năng tiếng Anh thì nên chuẩn bị mục tiêu bằng tiếng Anh thật tốt. Bạn có thể xem thêm một vài ví dụ sau:

  • “With 2 years in the position of human resource manager at enterprise A, I can be confident in my expertise and experience in predicting the company’s human resource needs, experience in recruiting, implementing effective interview. That’s why I always want to work as a recruitment specialist at company B to promote my abilities and have the opportunity to learn more experience.”

    mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự
    Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh
  • “I can understand and firmly grasp the regulations on salary, personnel policy. At the same time, I also have the ability to set targets and evaluate work performance. I am looking forward to working as a salary policy specialist in the company. With this job, I can improve my professional skills and become a good human resource expert. From there, he rose to the position of human resource manager in the next 2 years”.
  • “I am a recent graduate from Banking Academy. I am a confident person in communication, able to listen, learn, and absorb. I hope that I can try my hand at a human resource position in the company so that I can promote my abilities and help the company to be effective in human resource management.”

Như vậy với toàn bộ thông tin trong bài viết trên bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm việc làm nhân sự, hãy truy cập ngay website Jobsgo.vn để có nhiều cơ hội hấp dẫn nhé.

? Xem thêm: Khối ngành Nhân sự có thể ứng tuyển những vị trí nào sau khi ra trường?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: