L&D là gì? Vai trò của L&D trong doanh nghiệp như thế nào?

4.5/5 - (1 vote)

L&D là một bộ phận rất quan trọng trong phòng nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay. Vậy hiểu cụ thể L&D là gì? Công việc của L&D như thế nào và có vai trò ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu chung về nghề L&D là gì?

Khái niệm L&D là gì?

Khái niệm L&D là gì?
Khái niệm L&D là gì?

L&D (Learning & Development) được hiểu đơn giản là học tập và phát triển. Đây là một bộ phận trực thuộc phòng nhân sự của các công ty. Khi nhân viên mới được tuyển dụng vào làm việc, bộ phận này sẽ có trách nhiệm hỗ trợ, đào tạo, làm sao để các nhân viên mới có thể làm quen, phát huy được tối đa năng lực của mình.

Nếu nghe qua thì L&D tương tự như hoạt động training, tuy nhiên nó sẽ có nghĩa rộng hơn. Bởi L&D không đơn thuần là đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho nhân viên mà còn phát triển cả yếu tố con người. Bộ phận L&D sẽ đảm nhiệm cả việc huấn luyện, chia sẻ, cố vấn cho nhân viên về mọi thứ liên quan đến công việc. Trong L&D, giữa nhân viên và người đào tạo sẽ có sự tương tác 2 chiều sâu rộng, thường xuyên hơn. Theo đó, các nhân viên mới cũng có cơ hội được chủ động trong học tập, cải thiện kỹ năng, kiến thức của bản thân.

👉 Xem thêm: HRBP là gì? Công việc thường ngày của HRBP?

Công việc của L&D gồm những gì?

Về công việc của L&D thì tùy vào từng doanh nghiệp mà khối lượng, tính chất sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì bộ phận này đều đảm nhiệm các công việc liên quan đến:

Công việc của L&D gồm những gì?
Công việc của L&D gồm những gì?
  • Tìm hiểu nhu cầu học tập của các nhân viên trong công ty thông qua các cuộc khảo sát, email hoặc phỏng vấn trực tiếp. Thường sẽ có 2 nhóm nhu cầu mà L&D cần biết đó là nhân viên muốn học gì và quản lý muốn phát triển kỹ năng gì cho nhân viên của mình.
  • Lập kế hoạch để đào tạo nhân viên trong công ty dựa theo nhu cầu học tập có được từ khảo sát cũng như ý kiến của ban lãnh đạo. Bộ phận L&D sẽ cần lên kế hoạch đào tạo cho 1 năm hoặc là phân chia theo từng giai đoạn. Cụ thể L&D Manager sẽ lên kế hoạch chung, các L&D Specialist sẽ thực hiện triển khai chi tiết.
  • Phân loại các chương trình đào tạo theo các nhóm phù hợp như là đào tạo bắt buộc, các kỹ năng đặc thù cho công việc, kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo,…
  • Triển khai các chương trình đào tạo theo kế hoạch đã đặt ra.
  • Một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo cũng như các vấn đề phát sinh.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên đào tạo

Phân biệt giữa L&D và HR

Phân biệt giữa L&D và HR
Phân biệt giữa L&D và HR

Mặc dù trực thuộc phòng nhân sự, song L&D có trách nhiệm riêng, khác với các HR. Cụ thể những điểm khác biệt đó là:

HR L&D
Quản lý nhân sự chung của công ty Đào tạo, phát triển nhân sự cho công ty
Hoạt động dựa trên mối quan hệ nhân sự Phát triển các kỹ năng của nhân viên
Liên quan đến các chính sách, thủ tục của công ty Liên quan đến các khóa học L&D
Tổ chức biên chế Đào tạo leader

Nhìn chung, các HR sẽ đóng vai trò là người giải quyết vấn đề, có trách nhiệm điều hành công việc của tổ chức như là tuyển dụng, quản lý nhân sự, biên chế,… Còn L&D thì sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng, nghề nghiệp cho nhân viên. Họ đóng vai trò lấp đầy lỗ hổng kiến thức, giúp nhân viên phát huy được giá trị, tiềm năng của bản thân.

L&D phù hợp với những doanh nghiệp nào?

L&D phù hợp với những doanh nghiệp nào?
L&D phù hợp với những doanh nghiệp nào?

Hiện nay, việc đào tạo, phát triển cho nhân viên là điều rất cần thiết, song không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận này. 

Với các công ty nhỏ, thường nhân sự/giám đốc/leader các team sẽ theo dõi, quan sát và hỗ trợ để đào tạo nhân viên mới. L&D thường sẽ được mở rộng phát triển, đẩy mạnh hơn tại các công ty lớn với các chương trình đào tạo bài bản cho nhân viên, quản lý cấp cao. Vậy nên, nếu bạn muốn theo đuổi và tìm kiếm công việc trong bộ phận L&D, hãy lựa chọn các công ty, tập đoàn lớn, phát triển mạnh nhé.

👉 Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới 4 bước: Hiệu quả & toàn diện

Vai trò của L&D trong doanh nghiệp hiện nay

Như đã đề cập ở trên, L&D đóng vai trò rất quan trọng, cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể vai trò đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

Tạo nên văn hóa làm việc tích cực

Việc đầu tư vào hoạt động đào tạo, phát triển của nhân viên thể hiện sự quan tâm cũng như cam kết của công ty với sự nghiệp của nhân viên. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy được trân trọng, được trao quyền và hỗ trợ nhiều hơn trong công việc.

Ngoài ra, L&D còn tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, hợp tác. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 64% nhân viên tin việc đào tạo giúp cho họ thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi, sự mới mẻ.

Thu hút, giữ chân nhiều nhân tài

Vai trò của L&D trong doanh nghiệp hiện nay
Vai trò của L&D trong doanh nghiệp hiện nay

Hầu hết các nhân viên lựa chọn nghỉ việc đều vì 1 trong 2 lý do, hoặc là lương thấp hoặc là không có cơ hội phát triển. Vậy nên, việc mở rộng hoạt động đào tạo sẽ giúp nhân viên nhận thấy giá trị, có cơ hội được phát huy năng lực của bản thân nhiều hơn. Khi đó, họ sẽ có xu hướng muốn được gắn bó với công ty lâu dài. Và hơn hết, việc đào tạo nhân viên hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc thuê nhân viên mới.

Tăng tương tác, tạo động lực cho nhân viên

Nhân viên thường sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng khi có cơ hội được học hỏi, phát triển thêm kiến thức, kỹ năng mới hay thăng tiến trong công việc. Ngược lại, nếu làm việc trong một môi trường nhàm chán, khó phát triển, nhân viên sẽ mất động lực, không còn muốn cố gắng, thậm chí là từ bỏ. Vậy nên, việc kết hợp các chiến lược L&D trong doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Việc đưa ra các kế hoạch L&D có thể giúp định vị cho công ty, xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao danh tiếng, sự uy tín của công ty. Như vậy, việc đầu tư vào nhân sự suy cho cùng cũng là bước đệm đưa công ty phát triển hơn trong tương lai.

👉 Xem thêm: Những sai lầm thường mắc trong quy trình đào tạo nhân sự mới

Góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ L&D là gì cũng các vấn đề xoay quanh công việc này, từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: