Khách sạn là gì? Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn

Đánh giá post

Bạn muốn theo đuổi ngành nhà hàng – khách sạn? Vậy bạn đã thực sự hiểu khách sạn là gì chưa? Có các loại hình khách sạn nào ở Việt Nam? Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn ra sao? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!

1. Khách sạn là gì?

Khách sạn là khái niệm về bất kỳ một công trình kiến trúc hoặc không gian được thiết kế tiện nghi, sử dụng với mục đích kinh doanh các dịch vụ nghỉ ngơi, thư giãn, lưu trú,… Định nghĩa bao gồm các nhà trọ, khu du lịch sinh thái, cabin du lịch, nhà nghỉ,…

Hình thức kinh doanh khách sạn được ghi nhận phát triển từ thuở sơ khai, dưới đa dạng các phương thức và dịch vụ quy mô nhỏ. Ví dụ, người dân La Mã đã xây dựng những dinh thự cho các du khách công tác tại địa phương.

khách sạn là gì
Khách sạn là gì?

Thông tin thêm: Có thể bạn chưa biết nhưng khách sạn lâu đời nhất trên thế giới được thành lập vào năm 705 tại Yamanashi, Nhật Bạn, lưu truyền qua 53 thế hệ.

Xem thêm: Quản trị khách sạn – Nghề “hái ra tiền” cho các bạn trẻ năng động

2. Các loại hình khách sạn thường thấy tại Việt Nam

Dựa trên tiêu chuẩn sao, quy mô và đối tượng khách hàng đặc thù mà khách sạn sẽ được phân chia thành các loại hình khác nhau. Mời bạn đọc tham khảo cùng JobsGO về 6 loại hình khách sạn theo đối tượng khách hàng nhé.

2.1 Khách sạn thương mại (Commercial Hotel)

Đây là loại hình khách sạn phổ biến nhất, thường tập trung ở các thành phố lớn. Theo đó, khách sạn thương mại thường phục vụ các doanh nhân công tác, du khách trong thời gian ngắn.

2.2 Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)

khách sạn
Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)

Resort Hotel hướng tới nhóm khách hàng du lịch dài hạn, mong muốn nghỉ ngơi, thư giãn, khách sạn nghỉ dưỡng thường được xây dựng ven các bãi biển, cao nguyên núi rừng,…

2.3 Khách sạn sòng bài (Casino Hotel)

Đến với các khách sạn sòng bài, bạn đọc sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế quy mô rộng lớn, cơ sở nội thất cao cấp, có bố trí các sòng bài đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng. Casino Hồ Tràm – Hồ Tràm Resort, Vũng Tàu; Corona Resort & Casino Phú Quốc, Kiên Giang; Macau Club – khách sạn Crowne Plaza West Hanoi; Casino Đồ Sơn, Hải Phòng; Casino New World, Sài Gòn,… là các khách sạn Casino lớn hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2.4 Khách sạn bình dân (Hostel)

Với các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu cơ bản, quy mô nhỏ, khách sạn bình dân sẽ phù hợp với dân phượt hay khách du lịch cùng khả năng kinh tế mức trung bình.

chức năng của khách sạn
Khách sạn bình dân (Hostel)

2.5 Khách sạn căn hộ (Condotel)

Các nhóm bạn bè, gia đình nhu cầu lưu trú, du lịch dài hạn hẳn sẽ ưa thích loại hình khách sạn này với thiết kế dạng căn hộ đầy đủ tiện nghi, phòng chức năng.

2.6 Khách sạn “kén” (Pod hotel)

Khách sạn được thiết kế tập trung các “kén” ngủ đơn giản, nhỏ gọn. Các khách hàng thuê phòng thường du lịch, vui chơi vào ban ngày, sử dụng :kén” với mục đích ngủ duy nhất.

Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn học trường nào tốt nhất?

3. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn

Chức năng cơ bản của khách sạn là tạo không gian lưu trú tiện nghi, thoải mái, đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đa dạng theo khả năng tài chính của khách hàng.

Tuy nhiên, để mang lại trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất thì sự quản lý, phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn là yếu tố then chốt. Như vậy, nhiệm vụ của khách sạn sẽ được đa dạng hóa, riêng biệt theo từng phòng ban cụ thể.

4. Vai trò các bộ phận trong khách sạn

Đội ngũ nhân sự sẽ được chia thành nhiều phòng ban khác nhau tùy theo quy mô, kiểu hình khách sạn. Tuy nhiên, đối với loại hình phổ biến nhất, khách sạn sẽ bao gồm 11 bộ phận sau.

4.1 Bộ phận lễ tân

loại hình khách sạn
Lễ tân khách sạn có trách nhiệm chào đón, hướng dẫn,… khách

Bộ phận lễ tân đảm nhiệm những công việc như: đặt phòng, phân công phòng, trả lời câu hỏi, khiếu nại, giải quyết hóa đơn,… Nhiệm vụ chính của bộ phận lễ tân trong khách sạn là cầu nối liên hệ trực tiếp giữa khách hàng và khách sạn.

4.2 Bộ phận buồng phòng

Bộ phận này chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ, tính thẩm mỹ của các phòng, khu vực chung hay xung quanh khách sạn.

4.3 Bộ phận nhà hàng

Chức năng của bộ phận nhà hàng trong nhà hàng bao gồm việc chuẩn bị, phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng, nhân viên khách sạn. Bên cạnh đó, việc hạch toán chi phí trực tiếp cũng thuộc trách nhiệm của bộ phận này.

4.4 Bộ phận kỹ thuật và bảo trì

Bộ phận phụ trách giám sát, sửa chữa, duy trì hoạt động của hệ thống các thiết bị, đồ đạc lắp đặt trong khách sạn.

4.5 Bộ phận kế toán, tài chính

Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ, báo cáo tất cả các giao dịch tài chính và quyết định, lên kế hoạch các chiến lược tài chính.

4.6 Bộ phận an ninh

khái niệm khách sạn
Đội ngũ bảo vệ bảo đảm an ninh của khách sạn

Bộ phận quản lý an ninh chung của khách sạn, đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản của khách hàng hay khách sạn.

4.7 Bộ phận nhân sự

Bộ phận có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý, đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn.

Xem thêm: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn – Những kỹ năng đắt giá để “sống” với nghề

4.8 Bộ phận bán hàng và tiếp thị

Nhiệm vụ chính của bộ phận bán hàng và tiếp thị là tăng doanh số của khách sạn thông qua hoạt động giới thiệu, quảng bá,… sản phẩm, dịch vụ,…

4.9 Bộ phận lưu trữ hàng hóa

Bộ phận lưu trữ hàng hóa chịu trách nhiệm mua sắm hàng hóa, lưu trữ và cung cấp đến tất cả các bộ phận trong khách sạn.

4.10 Bộ phận công nghệ thông tin

Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, triển khai, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng máy tính, điện thoại, hệ thống công nghệ thông tin… cho tất cả các khách hàng, nhân viên trong khách sạn.

4.11 Bộ phận Spa trong khách sạn

nhiệm vụ của khách sạn
Bộ phận Spa thường có ở các khách sạn lớn

Trong khách sạn, bộ phận Spa đảm nhận các dịch vụ thư giãn, chăm sóc sức khỏe cơ thể khách hàng như: massage cơ thể, bấm huyệt,…

JobsGO hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “khách sạn là gì?”. Chúc các bạn học sinh, sinh viên đam mê ngành nghề khách sạn sớm đạt được ước mơ của bản thân.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: