Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Thông tin từ A – Z về hợp đồng này

Đánh giá post

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giữa các bên cần phải thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Đặc điểm của hợp đồng này như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung dưới đây các bạn nhé.

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại hợp đồng được ký kết giữa các đơn vị, tổ chức có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau. Theo đó, đối tượng – hàng hóa của hợp đồng sẽ được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hay hiểu theo cách khác thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết khi có sự trao đổi, dịch chuyển hàng hóa giữa các biên giới của các quốc gia. Trong đó, biên giới có thể liên quan đến địa lý hoặc pháp lý.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Và theo quy định của luật thương mại, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các đơn vị, tổ chức sẽ cần thiết lập bằng văn bản hoặc hình thức khác nhưng phải có giá trị tương đương. Quá trình mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có thể diễn ra qua nhiều hình thức như:

  • Xuất – nhập khẩu hàng hóa.
  • Tạm nhập – tái xuất/ tạm xuất – tái nhập khẩu hàng hóa.
  • Chuyển khẩu hàng hóa.

👉 Xem thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Những vấn đề xoay quanh hợp đồng này

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

So với các loại hợp đồng thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có những đặc điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Chủ thể của hợp đồng

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường thì chủ thể sẽ có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bên giao kết hợp đồng vẫn có thể có trụ sở ở cùng 1 quốc gia/lãnh thổ.

Chủ thể của hợp đồng này hầu hết là các thương nhân, có thể bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Để hoạt động kinh doanh, họ sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về thương mại quốc tế. 

Tùy vào từng quốc gia/lãnh thổ mà quy định về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có sự khác biệt. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng, các bên sẽ cần tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng các vấn đề, điều kiện ở quốc gia đăng ký hoạt động rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là hàng hóa. Song, các loại hàng hóa này sẽ phải đảm bảo điều kiện là động sản, có thể di chuyển qua biên giới của các quốc gia/lãnh thổ.

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tùy vào từng quốc gia/lãnh thổ mà quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có sự khác nhau. Một số nước yêu cầu hình thức hợp đồng phải lập thành văn bản nhưng cũng có một số nước lại không đưa ra bất kỳ quy định nào. 

Mặt khác, ngay cả khái niệm về văn bản giữa các quốc gia cũng sẽ có sự khác biệt. Vậy nên, theo quy định chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngôn ngữ hợp đồng

Ngôn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được áp dụng thoải mái, tự do, tùy vào thỏa thuận của các chủ thể. Tuy nhiên, hầu hết các thương nhân sẽ sử dụng tiếng Anh trong hợp đồng, đảm bảo các bên đều có thể hiểu được thông tin trong hợp đồng.

Đồng tiền thanh toán của hợp đồng

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đồng tiền được sử dụng có thể là nội tệ với 1 trong 2 bên hoặc là ngoại tệ với cả 2. Điều này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng với nhau, làm sao để lựa chọn được đồng tiền phù hợp, dễ giao dịch nhất. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với các hợp đồng mua bán thông thường trong nước.

Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu như có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, xảy ra tranh chấp thì cơ quan được phép giải quyết sẽ là tòa án của 1 trong 2 quốc gia. Cụ thể đó là nơi mà các bên giao kết hợp đồng đặt trụ sở hoặc là cơ quan trọng tài quốc tế.

Luật điều chỉnh hợp đồng

Vấn đề điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do các bên giao kết lựa chọn. Các chủ thể có thể chọn làm theo luật quốc gia của 1 trong 2 bên hoặc cũng có thể chọn pháp luật của quốc gia thứ 3. Điều này sẽ đảm bảo được sự khách quan, công bằng cho quá trình hợp tác giữa 2 bên.

👉 Xem thêm: [Cập nhật] Mẫu hợp đồng mua bán chính xác nhất năm 2021

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiệu quả, các cá nhân, đơn vị, tổ chức sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Các bên cần điền đầy đủ, chính xác thông tin cơ bản trong hợp đồng.
  • Trong hợp đồng, các bên cần xác định được rõ đối tượng là loại hàng hóa nào, số lượng, chất lượng, người thực hiện,…
  • Lưu ý về các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như là đảm bảo chất lượng hàng hóa, điều khoản thanh toán (giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán), điều khoản về hủy hợp đồng, giải quyết tranh chấp, phí vận chuyển,…

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm rõ được khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì cùng các vấn đề xoay quanh loại hợp đồng này. Đừng quên truy cập vào jobsgo.vn thường xuyên để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác nhé.

👉 Xem thêm: Kinh doanh thương mại là gì? Tổng quan về ngành kinh doanh thương mại

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: