Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Lợi Ích, Sự Khác Biệt Với Hợp Đồng Truyền Thống

Đánh giá post

Để đáp ứng thời đại công nghệ số hiện nay, nhu cầu làm việc, ký kết các thỏa thuận bằng hình thức trực tuyến ngày một tăng lên. Chính vì vậy, hợp đồng điện tử đã ra đời, giúp các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng thỏa thuận, hợp tác với nhau qua hình thức trực tuyến một cách thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nếu bạn cũng muốn biết hợp đồng điện tử là gì, lợi ích, sự khác biệt của nó với hợp đồng truyền thống thì hãy đọc bài viết dưới đây của JobsGO nhé!

Mục lục

1. Hợp Đồng Điện Tử Là Gì?

Hợp đồng điện tử là gì? Loại hợp đồng này được đề cập khái niệm rất chi tiết và cụ thể trong luật giao dịch điện tử ban hành năm 2005. Tại điều 33 có đưa ra: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.”

Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào? Dù nó là hợp đồng được ký kết dưới dạng điện tử nhưng giá trị pháp lý vẫn có và có hiệu lực ngay khi 1 trong 2 bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã thoả thuận. Để đảm bảo hiệu lực của bản hợp đồng theo quy định, nó cần đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất, nội dung còn giữ trọn vẹn và không có sự thay đổi thông tin trong quá trình chuyển đi và lưu trữ dữ liệu. Thứ hai, nội dung hợp đồng phải mở ra để đọc và xem được bằng mã hoá hợp pháp theo thoả thuận của 2 bên tham gia. Ví dụ về hợp đồng điện tử dễ hiểu như sau: Bạn tìm việc làm thêm tại nhà và có một công việc Des cho công ty nước ngoài, do không thể trực tiếp đến công ty ký kết hợp đồng, hay bên sẽ tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng điện tử. Theo đó bạn và phía công ty sẽ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm và những quyền lợi theo điều khoản đã được ký kết.

Xem thêm: Hợp Đồng Là Gì? Quy Định Mới Nhất 2024 Về Hợp Đồng

2. Đặc Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử

Hợp đồng điện tử được hình thành và truyền gửi qua Internet, mạng viễn thông. Chính vì vậy, nó có đặc điểm sau đây.

2.1 Thể Hiện Bằng Thông Điệp Dữ Liệu Điện Tử 

Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (thông điệp dữ liệu).

2.2 Có Sự Tham Gia Của Ít Nhất 3 Chủ Thể 

Ngoài bên bán và bên mua như khi ký kết hợp đồng thông thường, quá trình giao kết hợp đồng điện tử xuất hiện chủ thể thứ 3 là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Bên thứ 3 này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng. Họ đóng vai trò nhân chứng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho hợp đồng.

Hợp đồng điện tử có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể
Hợp đồng điện tử có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể

2.3 Cách Thức Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Điện Tử 

Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về phương tiện điện tử (điện thoại, máy tính, laptop,…) sẽ được sử dụng trong quá trình giao kết, thực hiện, lưu trữ hợp đồng điện tử.

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, cung như các điều kiện khác liên quan đến việc bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử.

2.4 Phạm Vi Áp Dụng Có Phần Bị Hạn Chế 

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, các giao dịch điện tử không áp dụng với việc:

  • Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Chứng nhận quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác.
  • Văn bản về thừa kế.
  • Giấy đăng ký kết hôn.
  • Quyết định ly hôn.
  • Giấy khai sinh.
  • Giấy khai tử.
  • Hối phiếu.
  • Các giấy tờ có giá khác.

Bên cạnh đó, hợp đồng học việc cũng là một loại hợp đồng quan trọng cần được lập thành văn bản, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên trong quá trình học tập và làm việc.

2.5 Tính Phi Biên Giới 

Trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng điện tử; mọi thông tin được truyền qua một hệ thống mạng mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử không bị hạn chế về mặt địa lý. Dù ở đâu các bên cũng có thể tham gia giao kết hợp đồng.

2.6 Tính Vô Hình, Phi Vật Chất 

Môi trường điện tử là môi trường “ảo”. Chính vì vậy, hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất. Hợp đồng điện tử tồn tại, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể cầm nắm hay sờ thấy.

2.7 Tính Nhanh Chóng, Tiện Lợi 

Chỉ cần có mạng internet, hợp đồng điện tử có thể được ký kết và chuyển giao trong vài giây. Các bên không cần tốn thời gian để gặp mặt, chuyển phát giấy tờ.

Xem thêm: Hợp Đồng Dịch Vụ Là Gì? Những Thông Tin Bạn Không Nên Bỏ Qua

3. Ưu Nhược Điểm Khi Sử Hợp Đồng Điện Tử

3.1 Ưu Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử

  • Tiện lợi và nhanh chóng: HĐĐT có thể ký kết ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào; ngay cả khi các bên không ở cùng thành phố/quốc gia.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Các bước trong quá trình ký kết, lưu trữ hợp đồng đều được thực hiện online. Vì vậy, doanh nghiệp không cần in ấn, chuyển phát, hay bố trí phòng tài liệu riêng chỉ để lưu trữ một lượng lớn giấy tờ.
  • Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Với hợp đồng điện tử, doanh nghiệp không cần mò mẫm tìm kiếm 1 hồ sơ nhỏ trong hàng “núi” giấy tờ. Thay vào đó, chỉ cần gõ từ khóa vào ô tìm kiếm là bạn đã ngay lập tức tìm được hồ sơ mà mình cần.
  • Có giá trị pháp lý: Hợp đồng điện tử cũng có giá trị pháp lý như hợp đồng thông thường.
Hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc
Hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc

3.2 Nhược Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử

  • Khó khăn trong việc xác nhận địa điểm ký kết: Do hợp đồng điện tử có tính phi biên giới. Điều này sẽ gây khó khăn khi có tranh chấp xảy ra.
  • Phạm vi áp dụng có phần hạn chế: Hợp đồng điện tử không được áp dụng trong một số trường hợp (đã được trình bày trong phần Đặc điểm của hợp đồng điện tử).
  • Nỗi lo về bảo mật: Vấn đề bảo mật ở Việt Nam vẫn còn rất đáng ngại; nếu hacker mạng tấn công, thông tin trong hợp đồng có thể bị lộ khiến doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại.

Xem thêm: Hợp Đồng Thương Mại Là Gì? Đặc Điểm Của Hợp Đồng Thương Mại

4. Giá Trị Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử

Điều 14 và điều 34 trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã khẳng định hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống như hợp đồng truyền thống. Cụ thể như sau:

Điều 34, Luật Giao dịch điện tử 2015 quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dàn thông điệp dữ liệu.”

Điều 14, Luật Giao dịch điện tử 2015 thừa nhận giá trị làm chứng cứ của thông điệp điện tử:

“Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.” 

Như vậy, các hợp đồng điện tử được thực hiện đúng quy định hoàn toàn có hiệu lực. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng loại hợp đồng này trong buôn bán, kinh doanh,…

Xem thêm: Phụ Lục Hợp Đồng Là Gì? 04 Quy Định Quan Trọng Bạn Cần Nhớ

5. Cơ Sở Xác Định Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử

5.1 Chữ Ký Số Của Các Bên Tham Gia Phải Đầy Đủ

Hợp đồng điện tử cũng phải đảm bảo có chữ ký của các bên tham gia cũng như các bên liên quan đầy đủ như hợp đồng truyền thống.

Nếu trường hợp mà hợp đồng điện tử được tổ chức ký kết với cá nhân thì cần có ít nhất 1 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số của cá nhân đó.

5.2 Đảm Bảo Tính Toàn Vẹn, Không Bị Chỉnh Sửa Kể Từ Thời Điểm Ký Số

Kể từ thời điểm ký số, hợp đồng điện tử cần phải đảm bảo rằng nội dung, điều khoản trong hợp đồng không bị chỉnh sửa.

Trong nền tảng ký số điện tử, mọi thay đổi của bất cứ chi tiết nào, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ được hệ thống ghi lại và lưu trữ.

File hợp đồng, tài liệu ký kết sau khi hoàn tất ký số sẽ là nội dung cuối cùng, không thể chỉnh sửa. Các nền tảng ký số được thiết kế bảo mật tối ưu, có nhiều biện pháp bảo vệ để ngăn chặn tấn công mạng, mất mát dữ liệu.

5.3 Người Ký Số Là Đại Diện Theo Pháp Luật Hoặc Được Ủy Quyền Hợp Pháp.

Chủ thể ký số là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xác thực hợp đồng điện tử được ký đúng pháp nhân. Các bên tham gia hợp đồng, các bên có liên quan đều phải ký điện tử trên hợp đồng đang giao kết.

Điểm cần phải lưu ý là trong ký số sẽ có hai chữ ký số: Chữ ký số của người ký hợp đồng (chữ ký trong hợp đồng truyền thống) và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức (con dấu trong hợp đồng truyền thống).

5.4 Chứng Thư Số Được Cấp Bởi Tổ Chức Được Cấp Phép Và Còn Hiệu Lực Tại Thời Điểm Ký Kết

Theo như khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử, gồm:

  • Bộ luật Dân sự 2015: điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng, bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử.
  • Luật Giao dịch điện tử 2005, các nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Chứng thư số trên hợp đồng phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và đảm bảo còn hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

6. Điều Kiện Để Hợp Đồng Điện Tử Có Hiệu Lực

Cần phải tuân thủ các cơ sở pháp lý và điều kiện sau để hợp đồng điện tử có hiệu lực theo quy định của pháp luật:

  • Chủ thể ký kết hợp đồng hợp pháp là cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi hành vi dân sự và đủ năng lực pháp luật dân sự.
  • Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thiện chí. Nếu phát hiện có sự ép buộc, lừa dối trong quá trình ký kết thì hợp đồng điện tử sẽ bị vô hiệu hóa.
  • Nội dung hợp đồng điện tử không được vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức giao dịch của hợp đồng điện tử phải tuân thủ pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Những quy định về hợp đồng thời vụ

7. Giao Kết Hợp Đồng Điện Tử Như Thế Nào?

7.1 Nguyên Tắc Giao Kết Hợp Đồng Điện Tử 

Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử được quy định tại Điều 5, Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Cụ thể như sau:

  • Các bên được tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
  • Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
  • Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
  • Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 40 của Luật Giao dịch điện tử 2005.

7.2 Quy Trình Ký Kết Hợp Đồng Điện Tử 

Quy trình ký kết hợp đồng điện tử diễn ra như sau:

  • Bước 1: Bên cần tiến hành ký hợp đồng sẽ phải truy cập vào hòm thư điện tử để xem hợp đồng được gửi đến.
  • Bước 2: Tiến hành đọc thật kỹ các thông tin và nội dung trên bản hợp đồng điện tử được gửi đến. Trong quá trình đọc, nếu chấp nhận điều khoản các bạn sẽ cần nhấn “Xác Nhận”, hoặc nhấn “Từ Chối” nếu không đồng ý với điều khoản nào đó.
  • Bước 3: Thực hiện ký kết hợp đồng điện tử bằng chữ ký điện tử. Sau khi bạn ký xong coi như bạn đã chấp nhận với các điều khoản được đưa ra trong hợp đồng.
  • Bước 4: Bên gửi hợp đồng sẽ thu về bản có đầy đủ chữ ký của bạn để lưu trữ ở dạng dữ liệu điện tử.

8. Phân Loại Hợp Đồng Điện Tử

Dựa vào hình thức hoặc mục đích sử dụng mà hợp đồng điện tử được chia thành các loại sau.

8.1 Phân Loại Hợp Đồng Điện Tử Theo Hình Thức Hợp Đồng

  • Hợp đồng giấy được một bên đưa lên website: Loại hợp đồng này được soạn trên giấy, sau đó chỉnh sửa và upload lên website. Nó thường có định dạng file PDF có 2 nút tick “Đồng ý” và “Từ chối” những điều khoản trong hợp đồng.
  • Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử: Loại hợp đồng này không được soạn sẵn mà được hình thành bởi giao dịch tự động. Nội dung hợp đồng được máy tính tổng hợp tự động và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên thông tin được nhập vào.
  • Hợp đồng hình thành qua email: Quy trình ký kết hợp đồng tương tự như hợp đồng truyền thống, tuy nhiên phương tiện để giao kết là email. Cách thức giao kết hợp đồng này nhanh chóng, tiết kiệm nhưng tính bảo mật thấp, dễ bị lộ thông tin, ràng buộc trách nhiệm giữa các bên cũng chưa được đảm bảo.
Có nhiều loại hợp đồng điện tử khác nhau
Có nhiều loại hợp đồng điện tử khác nhau

8.2 Chia Theo Mục Đích Hợp Đồng 

  • Hợp đồng kinh tế điện tử/ Hợp đồng thương mại điện tử: Hợp đồng có một bên chủ thể là thương nhân và một bên là chủ thể có tư cách pháp lý. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Mục đích chính của hợp đồng là lợi nhuận.
  • Hợp đồng kinh tế bao gồm hợp đồng mua bán và hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng lao động điện tử: Chủ thể của hợp đồng là người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng bao gồm các nội dung về tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,…
  • Hợp đồng dân sự điện tử: Hợp đồng được thực hiện để làm căn cứ cho việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự bao gồm mua bán, thuê, vay, mượn, làm hoặc không làm một việc,…

Xem thêm: Nội Quy Lao Động Là Gì? Thủ Tục Đăng Ký Nội Quy Lao Động Mới Nhất

9. So Sánh Hợp Đồng Điện Tử Và Hợp Đồng Truyền Thống

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng đều được dùng để ký kết các thỏa thuận. Dưới đây JobsGO sẽ chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 loại hợp đồng này bạn nhé

9.1 Điểm Giống Nhau

  • Đều là hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Cả 2 loại hợp đồng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng.
  • Các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc giao kết hợp đồng là “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “thiện trí, trung thực”.
  • Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ: (1) thực hiện hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức,…; (2) thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; (3) không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

9.2 Điểm Khác Nhau

Tiêu chí so sánh Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005 và Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
Chủ thể Tối thiểu 3 bên Tối thiểu 2 bên
Nội dung Ngoài những thông tin như hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có thêm các nội dung:

  • Địa chỉ pháp lý: địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ và ngày giờ gửi fax,… Quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử (chẳng hạn: thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng internet).
  • Quy định về chữ ký điện tử hoặc một cách thức khác (chẳng hạn mã số, mật khẩu,…) để xác định các thông tin có giá trị về chủ thể giao kết hợp đồng.
  • Đối tượng hợp đồng.
  • Số lượng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Giá cả, phương thức thanh toán.
  • Địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Cách xử lý khi vi phạm.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
Phương thức giao dịch
  • Phương tiện điện tử (điện thoại/ máy tính/ ipad/…).
  • Sử dụng chữ ký số USB Token, chữ ký số HSM, chữ ký điện tử.
Giao dịch bằng văn bản/ lời nói/ hành động/ các hình thức khác dựa trên thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp “hợp đồng điện tử là gì?” cùng những quy định liên quan đến loại hợp đồng này. Hy vọng rằng bài viết của JobsGO sẽ hữu ích với tất cả các bạn.

Câu hỏi thường gặp

1. Giao Kết Hợp Đồng Điện Tử Là Gì?

Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng dữ liệu, thông tin để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

2. Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng thương mại được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và xác lập qua phương tiện điện tử, căn cứ theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và Luật thương mại. Loại hợp đồng này được đánh giá cao vì có nhiều đặc điểm nổi bật, phù hợp với thị trường hiện nay.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: