Ngành kinh tế là một trong TOP những khối ngành hot nhất trong những năm qua bởi tiềm năng đem đến cơ hội việc làm rộng mở cho người học sau khi tốt nghiệp. “Học kinh tế ngành nào tốt nhất?” là chủ đề những ai sắp bước chân vào cánh cổng trường đại học nhiều sự quan tâm.
Mục lục
1. Các ngành học khối kinh tế
Ngành kinh tế hay kinh tế học đào tạo nhân lực có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực kinh tế. Từ đó sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học có thể ứng tuyển vào làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Ngành kinh tế bao quát khá nhiều kiến thức sâu rộng, có ý nghĩa trực tiếp đối với đời sống xã hội nên được chia thành một số ngành như sau:
- Tài chính: Đào tạo và bồi dưỡng cho sinh viên những nội dung liên quan đến tài chính doanh nghiệp, quốc tế và cách thức quản trị tài chính,…
- Quản trị kinh doanh: Khi theo học ngành này, các bạn trẻ sẽ được tìm hiểu và đào tạo chuyên sâu những kiến thức thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, thương mại, quản trị nguồn nhân lực, kế toán, marketing,…
- Ngân hàng: Cung cấp cho người học toàn bộ kiến thức liên quan đến vấn đề về đầu tư, bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng.
- Kế toán: Ngành kế toán yêu cầu các sinh viên, học viên phải nắm bắt được kiến thức liên quan đến thống kê dữ liệu, kế toán – kiểm toán, dự đoán kinh tế,…
2. Học kinh tế ngành nào tốt nhất?
Ngành kinh tế luôn có mức độ liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì vậy sức hút của nó vẫn không hề thuyên giảm đối với các bạn trẻ. Học kinh tế ngành nào tốt nhất luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của những ai đang mong muốn tìm hiểu về ngành học này.
Dựa trên những thông tin dưới đây về ngành đó sẽ học gì, cơ hội công việc ra sao sẽ giúp bạn có được đáp án phù hợp với bản thân.
2.1 Quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh có mặt tại chương trình đào tạo của nhiều trường đại học, cao đẳng về kinh tế. Khi lựa chọn ngành học này, các bạn sinh viên sẽ được học hỏi, nghiên cứu kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế nói chung và mọi vấn đề trong hoạt động doanh nghiệp nói riêng. Nói một cách dễ hiểu, ngành quản trị kinh doanh có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cung ứng cho thị trường lao động những cá nhân giải quyết các vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm dành cho các bạn theo học ngành này khá rộng mở bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tuyển dụng vị trí có kiến thức trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Cử nhân tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau từ nhân viên kinh doanh, chuyên viên tài chính đến những người có chức vụ cao hơn là nhà hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
Một trong những “cái nôi” hàng đầu về đào tạo ngành quản trị kinh doanh có thể kể đến như:
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM
2.2 Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng bao gồm các hoạt động giao dịch tiền tệ và hoạt động kinh doanh thương mại qua ngân hàng.
Sinh viên theo học ngành này được trau dồi khả năng phân tích tài chính, đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ. Đồng thời chương trình học cũng đem đến khả năng thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng thương mại cho sinh viên. Ngoài ra, người học cũng được trau dồi kiến thức nhằm tạo ra khả năng quyết định tài chính, tiền tệ và ứng biến khi có rủi ro liên quan đến vấn đề kể trên.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng cho xã hội, hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo nổi bật trong ngành này như:
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, TP. HCM
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM
- Trường Đại học Kinh tế – Luật TP. HCM
2.3 Luật kinh tế
Luật kinh tế là ngành có sự cạnh tranh cao trong những năm tuyển sinh đại học vừa qua do nhu cầu cần tuyển dụng nhân lực là các cử nhân kinh tế luật.
Không giống như những ngành Luật thông thường, Luật kinh tế đòi hỏi sinh viên phải học tập, nghiên cứu và rèn luyện chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý và vấn đề pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, cử nhân luật có thể ứng dụng kiến thức được học để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp.
Các trường thuộc TOP những trường đại học đào tạo uy tín về Luật kinh tế gồm có:
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Kinh tế – Luật TP. HCM
- Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
2.4 Kinh tế quốc tế
Sinh viên lựa chọn ngành Kinh tế quốc tế được trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, thương mại quốc tế cùng các chính sách kinh tế đối ngoại. Những nội dung được đào tạo kể trên đều phục vụ cho việc phân tích, xây dựng chính sách thương mại quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu để đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với thế giới.
Danh sách những trường có chất lượng đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tốt nhất hiện nay đó là:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế tài chính TP. HCM
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM
2.5 Ngành kinh doanh quốc tế
Đối với sinh viên đến với ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được truyền đạt toàn bộ kiến thức về hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại giữa các quốc gia. Đó có thể là lĩnh vực chuyển giao hàng hóa, công nghệ, dịch vụ hoặc tài nguyên trên trường quốc tế.
Hiện nay, một số ngôi trường đào tạo uy tín nhất trong ngành Kinh doanh quốc tế nên theo học đó là:
- Đại học Ngoại thương
- Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Kinh tế TP. HCM
2.6 Ngành ngoại thương
Ngành ngoại thương này đem đến cho sinh viên khối lượng kiến thức về kinh doanh quốc tế, tài chính, tiền tệ quốc tế, nghiệp vụ xuất – nhập khẩu,…để duy trì hoạt động kinh doanh giữa các nước khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn nên học ngành gì ở kinh tế quốc dân, ngành ngoại thương là một lựa chọn tuyệt vời.
Danh sách các trường đào tạo tốt nhất ngành Ngoại thương gồm có:
- Đại học Ngoại thương
- Học viện Ngoại giao
- Đại học Kinh tế quốc dân
2.7 Ngành Marketing
Ngành Marketing cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về marketing như nghiên cứu, phân tích thị trường, tạo dựng mối quan hệ khách hàng, xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm,…Mục tiêu cuối cùng ngành học này hướng đến đó là rèn luyện cho sinh viên khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nắm rõ thị trường kinh doanh để tạo ra chiến lược quảng bá thương hiệu phát triển nhất.
Đối với ngành Marketing cũng có nhiều trường đào tạo tốt để các bạn có thể chọn lựa, đó là:
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học RMIT
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét việc theo học ngành toán kinh tế, một lĩnh vực cung cấp nền tảng vững chắc cho các vấn đề về phân tích và ra quyết định trong kinh tế.
3. Học kinh tế ra làm gì?
Khi sở hữu tấm bằng ngành kinh tế sẽ đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người học, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cung ứng lao động ngành kinh tế ngày càng cao.
- Nhân viên kinh doanh: Có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đang bán trên thị trường.
- Kế toán viên/kiểm toán viên: Chịu nhiệm vụ thu thập và đối chiếu tình hình kinh tế, tài chính thông qua giá trị, sự vật, thời gian lao động.
- Nhân viên ngân hàng: Thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo sự vận hành của ngân hàng được diễn ra theo đúng kế hoạch, mục tiêu được đặt ra.
- Nhân viên bảo hiểm: Có chức năng giới thiệu, tư vấn và bán bảo hiểm cho khách hàng.
- Cố vấn kinh tế – tài chính: Giúp cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ về tình trạng tài chính của họ từ đó đưa ra giải pháp để giúp khách hàng đạt được mục tiêu về tài chính.
- Nhà kinh tế học: Đảm nhiệm vai trò nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế để đưa ra dự đoán về diễn biến của nền kinh tế.
- Chuyên viên phân tích về dữ liệu và thẩm định rủi ro tài chính: Những người này sẽ thực hiện công việc tổng hợp, phân tích thông tin nhằm dữ liệu những xu hướng thị trường sẽ xảy ra để tư vấn phương án tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp.
4. Cơ hội và thách thức khi tìm việc làm ngành Kinh tế
4.1 Cơ hội
- Nhu cầu tuyển dụng cao: Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nước ta có nhiều bước tiến vượt bậc tạo ra cơ hội việc làm cao cho các sinh viên kinh tế. Hơn nữa, ngày nay kinh tế hiện đại đang có bước chuyển mình nhờ sự phát triển của công nghệ số nên nhu cầu của nhà tuyển dụng về nhóm ngành này rất lớn.
- Thu nhập hấp dẫn: Hòa nhập cùng sự nền kinh tế toàn cầu nên thị trường việc làm trong ngành kinh tế tại Việt Nam đón nhận nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là mức thu nhập hấp dẫn cho những người làm việc trong lĩnh vực này.
4.2 Thách thức
- Cạnh tranh lớn: Với sức nóng của ngành học này khiến lượng người đổ dồn thi ngành kinh tế rất cao. Điều này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt yêu cầu ứng viên phải cạnh tranh khốc liệt trong quá trình xin việc.
- Đào thải nhanh: Nếu không đáp ứng đủ yêu cầu công việc trong lĩnh vực này, tỷ lệ đào thải người lao động là nhanh chóng hơn các ngành khác.
5. Cần lưu ý gì khi chọn ngành học?
5.1 Đừng chạy theo xu hướng
Chạy theo xu hướng sẽ tạo ra sự bùng nổ về số lượng sinh viên theo học cùng một ngành. Đừng lựa chọn ngành học theo số đông bởi bạn còn cần cân nhắc các yếu tố khác như bạn có khả năng theo học ngành đó hay không, tiềm lực kinh tế gia đình có đủ đáp ứng hoặc liệu bạn có đam mê với nó. Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố trên mà chọn theo phong trào rất dễ gây ra tình trạng bỏ dở sự nghiệp học hành giữa chừng.
5.2 Chọn ngành, chọn trường phù hợp với bản thân
Như đã đề cập ở trên, mỗi chúng ta có ưu điểm, hạn chế riêng nên sự lựa chọn ngành học cần phù hợp với mỗi cá nhân. Để chọn ngành, chọn trường phù hợp cần xác định rõ trình độ học vấn của bạn có theo học được ngành học không, bạn có yêu thích công việc trên sau khi ra trường. Ngoài ra còn cần cân nhắc mức điểm thi vào đại học sẽ có khả năng đỗ vào trường nào để đưa ra quyết định đúng đắn.
“Học kinh tế ngành nào tốt nhất?” còn dựa trên năng lực và sự đam mê của bạn khi theo học ngành này. Thông qua những thông tin chi tiết trên đây của JobsGO chắc hẳn đã giúp các bạn học sinh lớp 12 định hướng rõ về ngành kinh tế và có được gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn ngành, trường trong tương lai.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)