Học bổ túc là một hình thức học không quá mới mẻ với các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh hiện nay. Tuy nhiên, số lượng người thực sự hiểu về học bổ túc lại không nhiều. Vậy trên thực tế, học bổ túc là gì? Có những thông tin gì đặc biệt xoay quanh hình thức học này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thông tin nhé.
Mục lục
1. Học Bổ Túc Là Gì?
Học bổ túc là hình thức học đặc biệt dành cho các đối tượng không có thời gian, điều kiện, tiêu chuẩn,… tham gia học tại các trường THPT công lập hoặc dân lập. Theo đó, tuy trường bổ túc là môi trường đào tạo khác nhưng người học vẫn được cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục. Thậm chí, sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc, các bạn hoàn toàn có thể học tiếp lên các hệ đào tạo cao hơn.
Tương tự với đó thì trường bổ túc là gì? Trường bổ túc là một hình thức giáo dục đặc biệt dành cho những người không có điều kiện hoặc thời gian để theo học tại các trường phổ thông chính quy. Chương trình học tại trường bổ túc được thiết kế để giúp học viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện chương trình học và có thể tiếp tục học lên cao hoặc tham gia vào thị trường lao động.
Xem thêm: Cao học là gì? Một số điều bạn nên cân nhắc trước khi học cao học
2. Học Bổ Túc Dành Cho Đối Tượng Nào?
Trên thực tế, muốn theo học tại các trường công lập, dân lập, các bạn học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển tương đối gắt gao. Điểm số tăng chóng mặt qua từng năm cũng là trở ngại lớn đối với các em. Tuy nhiên, với học bổ túc lại khác, các em có thể thi hoặc không thi kỳ thi tuyển chọn lớp 10. Cùng với đó, học bổ túc cũng là con lựa chọn dành cho các em không đủ điều kiện vào các trường có điểm chuẩn quá cao. Nhờ vậy, các bạn học sinh có thể tiết kiệm thời gian và tập trung vào các kỳ thi quan trọng tiếp theo.
Không chỉ dành cho học sinh, học bổ túc cũng dành cho người đi làm nhưng không có điều kiện, thời gian học, hoàn thành chương trình THPT,… Thời gian học tập dành cho những đối tượng này cũng linh hoạt nên có thể kết hợp song song vừa học, vừa làm.
Xem thêm: Học tại chức là gì? Những thông tin và kiến thức bạn cần biết
3. Sự Khác Biệt Giữa Học Bổ Túc Và Học Chính Quy
Để phân biệt sự khác nhau giữa chương trình học bổ túc và học chính quy, bạn có thể tham khảo qua bảng sau đây:
Tiêu chí | Học bổ túc | Học chính quy |
Về hình thức thi tuyển | Thường yêu cầu thi tuyển đầu vào khá nghiêm ngặt, với các kỳ thi tuyển sinh cuối cấp. Thí sinh phải đạt điểm chuẩn để được nhận vào các trường THPT chính quy. | Thường không yêu cầu thi tuyển đầu vào khắt khe như các trường chính quy. Các chương trình bổ túc có thể chấp nhận học sinh dựa trên việc xét tuyển học bạ hoặc các tiêu chí khác dễ dàng hơn. |
Về đối tượng theo học | Đối tượng chủ yếu là học sinh theo học liên tục từ cấp học dưới lên cấp học trên, tức là những người đang ở độ tuổi đi học chính thức. | Đối tượng theo học thường là người đã đi làm hoặc những người không có điều kiện hoàn thành chương trình học chính quy đúng thời hạn. Những người này thường muốn nâng cao trình độ học vấn hoặc học tập để có bằng cấp. |
Về chương trình đào tạo | Chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, theo chuẩn mực quốc gia và được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý giáo dục. Học sinh phải tuân thủ theo thời gian và kế hoạch học tập cố định. | Chương trình đào tạo thường linh hoạt hơn, có thể được thiết kế để phù hợp với người đi làm hoặc những người có thời gian hạn chế. Nội dung có thể được rút gọn hoặc điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và thời gian của học viên. |
Về học phí | Học phí thường được quy định và có thể được hỗ trợ bởi nhà nước hoặc các chính sách học bổng, đặc biệt là ở các trường công lập. | Học phí thường cao hơn học chính quy do tính linh hoạt và các dịch vụ đi kèm. Các chương trình này thường ít nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước. |
4. Thời Gian Học Hệ Bổ Túc Là Bao Lâu?
Thời gian học của hệ bổ túc thường rất linh hoạt và có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học. Nhìn chung, chương trình học thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, với các lớp học được tổ chức vào buổi tối hoặc cuối tuần để phù hợp với lịch trình của học viên.
Ngoài ra, các khóa học ngắn hạn hay chứng chỉ thường kéo dài từ vài tháng đến một năm, trong khi các chương trình đào tạo nghề có thể kéo dài từ vài tháng đến 2 năm. Các khóa học kỹ năng, bổ sung kiến thức lại có thời gian học rất đa dạng, từ vài tuần đến vài tháng. Sự linh hoạt này cho phép người học dễ dàng cân đối việc học với công việc cá nhân, làm cho hệ bổ túc trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người.
5. Đăng Ký Học Bổ Túc Ở Đâu?
Hiện nay, hầu như các địa phương đều có các trường Giáo dục thường xuyên đào tạo chương trình học bổ túc. Do vậy, phụ huynh cho con theo học có thể đến tận trường để đăng ký. Thủ tục đăng ký nhập học, học phí,… sẽ theo từng trường quy định nên các bậc phụ huynh chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn. Sau khi đăng ký, trường sẽ gửi giấy báo nhập học cho từng học sinh. Học sinh chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu trong giấy và bắt đầu năm học mới.
Xem thêm: Đại học & trường nghề: Đâu mới là lựa chọn đúng?
6. Giá Trị Của Tấm Bằng Bổ Túc
Tấm bằng bổ túc có giá trị nhất định và mang lại nhiều lợi ích cho người học:
- Được công nhận bởi nhà nước: Tại Việt Nam, bằng bổ túc được nhà nước công nhận. Điều này cho phép người học có thể sử dụng bằng bổ túc để đăng ký thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc tham gia các kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức.
- Cơ hội tiếp tục học tập: Tấm bằng bổ túc mở ra cơ hội tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn như Đại học hoặc Cao đẳng. Người học có thể đăng ký các chương trình học từ xa, tại chức hoặc thậm chí các chương trình chính quy nếu đáp ứng đủ điều kiện tuyển sinh.
- Cải thiện cơ hội nghề nghiệp: Với tấm bằng bổ túc, người học có thể nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, từ đó cải thiện cơ hội nghề nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận bằng bổ túc như một minh chứng cho nỗ lực học tập và khả năng của ứng viên, đặc biệt trong các ngành không yêu cầu cao về bằng cấp.
- Phát triển bản thân: Việc hoàn thành chương trình bổ túc thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của người học, giúp họ phát triển tư duy, kỹ năng quản lý thời gian và khả năng tự học. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.
- Linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng: Bằng bổ túc thường phù hợp với những người đã đi làm, người lớn tuổi hoặc những ai không có điều kiện học tập liên tục trong hệ chính quy. Sự linh hoạt về thời gian, hình thức học giúp nhiều người có thể hoàn thành chương trình học và sở hữu được tấm bằng cho bản thân.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết trên của JobsGO có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Học bổ túc là gì?” để có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp
1. Học Bổ Túc Gồm Những Môn Nào?
Học bổ túc thực chất chỉ là sự khác biệt về tên gọi với các hình thức đào tạo khác. Nói như vậy bởi các môn học trong hệ đào tạo bổ túc không phải các môn học xa lạ với tất cả chúng ta. Đó vẫn là các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sinh, Sử, Địa, Vật Lý, Hóa học,... Tuy nhiên, các môn học này sẽ được giảm tải một số kiến thức để phù hợp với các đối tượng học. Cùng với đó, thời gian học tập cũng được diễn ra linh hoạt phù hợp với thời gian của tất cả các đối tượng đăng ký tham gia.
2. Học Bổ Túc Có Thi Đại Học Được Không?
Học bổ túc có thi Đại học được không cũng là một trong câu hỏi nhận được nhiều băn khoăn của các bậc phụ huynh trước khi cho con theo học hệ bổ túc. Câu trả lời dành cho câu hỏi này là có. Theo đó, dù chỉ là hình thức đào tạo bổ túc, phổ cập kiến thức nhưng học sinh theo học vẫn có thể tham gia thi Đại học.
Thậm chí, nhiều em học sinh có mong muốn thi vào các trường Đại học top đầu cũng khá lo lắng trước khi quyết định học bổ túc. Ví dụ, có thể kể đến một thắc mắc tương đối phổ biến là: “Học bổ túc có được thi Công an không?” bởi các trường quân đội có quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Câu trả lời dành cho các em trong trường hợp này vẫn là có. Cụ thể, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA, có quy định đối tượng thi là người tốt nghiệp THPT hoặc giáo dục thường xuyên. Như vậy, các em hoàn toàn có thể tham gia tuyển chọn tại các trường Đại học top đầu sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc.
3. Học Bổ Túc Có Chế Độ Ưu Tiên Nào Không?
Học bổ túc không phải là hình thức học “định kiến” như nhiều phụ huynh vẫn nghĩ. Đây là hình thức đào tạo chuẩn theo chương trình của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, vì đối tượng học đa dạng nên chương trình học cũng phải giảm tải cho phù hợp. Các em học sinh có nguyện vọng thi Đại học sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc tự học kiến thức nâng cao. Vì vậy, Bộ Giáo dục cũng dành cho hệ bổ túc một số ưu tiên như cộng điểm tốt nghiệp khi có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề THPT,...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)