Hiện nay, không ít nhà quản lý, lãnh đạo mắc phải sai lầm trong quá trình nhìn nhận, đánh giá về nhân viên. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp. Và trong bài viết này, JobsGO sẽ chỉ ra 5 hậu quả của việc đánh giá sai nhân viên.
Mục lục
Giảm sự hài lòng, tin tưởng của nhân viên
Chắc chắn khi lãnh đạo đánh giá sai, người chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là nhân viên. Nếu họ có nền tảng tốt, kiến thức, chuyên môn sâu và đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong công việc nhưng bị quản lý, lãnh đạo đánh giá sai thì đúng là thật đáng tiếc. Lúc này, có lẽ doanh nghiệp đã từ bỏ một nhân viên tiềm năng và chính nhân viên đó cũng đã mất nhiều thời gian để cống hiến, nỗ lực làm việc cho đơn vị.
Ngược lại, nếu một người không có tài năng nhưng lại được đánh giá cao thì sẽ gây nên sự “ảo tưởng” trong nhân viên đó. Họ sẽ nghĩ rằng mình thực sự giỏi và không cố gắng, không định hướng đúng cho tương lai sau này.
Bên cạnh đó, việc đánh giá sai nhân viên cũng gây ra sự không hài lòng, giảm đi sự tin tưởng của nhân viên đối với quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho năng suất, chất lượng công việc bị giảm sút. Bởi khi nhân viên không tin, không có sự nể phục lãnh đạo, họ sẽ không dốc hết sức, cố gắng hết mình cho công việc, cho doanh nghiệp nữa.
👉 Xem thêm: Rủi ro trong quản lý nhân sự và các giải pháp khắc phục
Uy tín của công ty bị ảnh hưởng
Việc đánh giá sai nhân viên cũng khiến cho uy tín, thương hiệu của công ty bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, quá trình xây dựng thương hiệu đã tiêu tốn của công ty rất nhiều thời gian, nhân lực và tiền bạc. Đáng sợ nhất là khi nhà quản lý đánh giá sai nhân viên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, nó sẽ khiến cho công sức cố gắng của cả công ty tan biết trong “một nốt nhạc”.
Cụ thể là khi nhân viên bị đánh giá sai, họ sẽ cảm thấy bất mãn. Thái độ làm việc không còn chỉn chu, chuyên nghiệp và điều này khiến khách hàng không hài lòng. Họ sẽ cho rằng, công ty đang có những nhân viên yếu kém và đánh đồng chung với cả thương hiệu. Và khi đã bị tổn hại đến sự uy tín, thương hiệu thì việc doanh nghiệp thanh minh, lấy lại danh tiếng sẽ rất khó, không thể đạt được mong muốn như ban đầu.
Mất tinh thần làm việc của các nhân viên khác
Một nhân viên yếu kém nhưng lại được đánh giá quá cao, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn làm mất tinh thần làm việc của các nhân viên giỏi khác. Khi đó, các thành viên còn lại sẽ phải làm việc nhiều hơn, gánh thay cả việc của những người yếu kém để đạt được kết quả tốt nhất cho nhóm của mình. Cũng từ đây, sự bất mãn, khó chịu của nhân viên được sinh ra, họ không muốn cống hiến nữa.
Tệ hơn nữa, sự đánh giá sai nhân viên nếu kéo dài sẽ khiến cho nhân viên giỏi rời bỏ doanh nghiệp bởi khối lượng công việc của họ trở nên quá tải. Vậy nhà quản lý, lãnh đạo sẽ vừa phải tìm kiếm người thay thế, vừa phải giải quyết những tồn đọng mà nhân viên yếu kém gây ra.
👉 Xem thêm: Sếp đánh giá kết quả công việc kém, bạn nên làm gì?
Làm gián đoạn công việc
Những sai lầm khi đánh giá nhân viên có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng, làm gián đoạn công việc trong doanh nghiệp. Nhân viên giỏi bị đánh giá thấp không còn tinh thần để làm việc, thậm chí là nghỉ việc. Nhân viên kém được đánh giá cao thì không thể đủ năng lực để xử lý, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, kịp thời. Chính những điều này đã khiến cho nhà lãnh đạo trở nên quay cuồng, thay vì dành thời gian tập trung vào các vấn đề chính, họ lại phải đi “cầm tay, chỉ việc” cho những nhân viên không biết gì.
Như vậy, suy cho cùng, đến bản thân nhà quản lý, lãnh đạo cũng bị giảm năng suất công việc. Và điều đó chắc chắn cũng làm gián đoạn sự phát triển của cả công ty. Họ không thể điều hành hay thực hiện các kế hoạch theo dự định vì phải tốn thời gian đi giám sát, chỉ dẫn các nhân viên “tưởng giỏi mà không giỏi” hoặc đi tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, phù hợp để thay thế cho vị trí nhân viên giỏi đã nghỉ.
Tốn kém chi phí đào tạo nhân sự
Việc đánh giá sai năng lực của nhân viên cũng là nguyên nhân gây ra sự tốn kém chi phí đào tạo nhân sự. Chẳng hạn như công ty tuyển một nhân viên chưa có kinh nghiệm nhưng đánh giá người đó có tiềm năng, có thể đào tạo và phát triển tốt. Thế nhưng, sự đánh giá cảm tính dựa trên sự thể hiện bên ngoài đó là không đúng, nhân viên sau khi vào làm việc đã phải chật vật để học, tiếp thu kiến thức mà vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Vậy là, doanh nghiệp đã phải tốn kém chi phí đào tạo mà vẫn không mang lại được lợi ích gì. Chưa kể, hoạt động đào tạo này cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian của các nhân viên khác.
👉 Xem thêm: Những sai lầm thường mắc trong quy trình đào tạo nhân sự mới
Tóm lại, hậu quả của việc đánh giá sai nhân viên là rất nhiều. Các nhà lãnh đạo cần phải tìm hiểu thật kỹ, có phương pháp đánh giá phù hợp, khách quan để đưa ra nhận định chính xác nhất về nhân viên. Mong rằng những chia sẻ trên đây của JobsGO sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến vấn đề này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)