Sếp đánh giá kết quả công việc kém, bạn nên làm gì?

Đánh giá post

Trong công việc hay cuộc sống, chắc chắn ai cũng mong muốn được công nhận, đánh giá cao từ mọi người. Thế nhưng, “đời không như mơ”, đâu phải cứ muốn điều gì là bạn sẽ đạt được? Thậm chí, bạn đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng vẫn bị sếp đánh giá kết quả công việc kém. Trong trường hợp này, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Thực tế, khi bị nhận những lời phê bình, chỉ trích, đánh giá không tốt từ cấp trên, bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy buồn, thất vọng, đôi khi sinh ra tâm lý khó chịu, không kiềm chế được cảm xúc mà có hành động không hay. Tuy nhiên, các bạn cần hiểu rằng, trong môi trường công sở, mọi sự khiển trách, phê bình đều hướng đến mục đích cuối cùng là hiệu quả công việc. Dù đó là những lời nói tiêu cực, gay gắt thì sếp cũng chỉ muốn bạn cải thiện kỹ năng, nâng cao hiệu suất mà thôi. Vậy nên, nếu gặp phải trường hợp này, các bạn hãy lưu ý một số cách giải quyết sau:

Hít thở sâu, giữ bình tĩnh

Trước hết, khi nhận được những lời nhận xét, đánh giá kết quả công việc kém từ sếp, bạn cần phải làm chủ được cảm xúc của bản thân. Bạn nên bình tĩnh ngồi xuống, hít thở thật sâu nhiều lần, đừng làm bất kỳ hành động gì. Những lời nói ra khi tức giận, bị cảm xúc chi phối chắc chắn sẽ khiến bạn phải hối hận về sau.

Bạn luôn phải giữ bình tĩnh trước sếp
Bạn luôn phải giữ bình tĩnh trước sếp

Nếu sau khi được đánh giá, sếp đưa ra yêu cầu khác, bạn không nhất thiết phải đồng ý ngay, hãy tập trung lắng nghe, ghi chép lại mọi thứ để xem xét, cân nhắc thực hiện. Bất kể những yêu cầu đó có hợp lý hay không, bạn vẫn cần giữ một cái đầu lạnh để xử lý, giải quyết vấn đề ổn thỏa.

👉 Xem thêm: Bật mí 7 cách khống chế cảm xúc tại nơi làm việc bạn nên biết!

Nếu không thỏa đáng, hãy trao đổi thẳng thắn

Không phải điều gì sếp nói, sếp nhận xét cũng đúng hoàn toàn, do đó, nếu bạn cảm thấy chưa thỏa đáng, bản thân mình đã làm khá tốt thì đừng ngần ngại, hãy trao đổi thẳng thắn. Bạn có quyền được tranh luận, đưa ra lý lẽ để chứng minh năng lực, thành quả bản thân đạt được. Tuy nhiên, hãy thể hiện điều đó với thái độ lịch sự, tôn trọng nhé.

Rút ra bài học sau sai lầm

Đằng sau những sai lầm là bài học quý giá dành cho bạn
Đằng sau những sai lầm là bài học quý giá dành cho bạn

Trong trường hợp bạn thực sự làm chưa tốt, hiệu quả công việc không đảm bảo như yêu cầu, mong muốn từ sếp, đừng cố đổ lỗi, biện hộ, hãy chấp nhận những lời đánh giá, nhận xét đó.

Ví dụ, bạn thường xuyên chậm deadline, bạn làm việc riêng trong giờ,.. Tất cả những điều đó đều là không đúng, bạn cần phải khắc phục. Thay vì cố gắng phủ nhận, bạn hãy học cách tiếp thu, rút ra những bài học, từ bỏ thói quen xấu để công việc sau này đạt được hiệu quả tốt hơn.

👉 Xem thêm: [Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

Lên kế hoạch để hoàn thiện bản thân hơn

Kết quả công việc kém, phần lớn là do bản thân bạn còn nhiều thiếu sót. Tất nhiên, không ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, chưa hoàn thiện kỹ năng, trình độ. Sếp phê bình bạn không hẳn là điều xấu, qua đó bạn sẽ nhận ra vấn đề và lên kế hoạch để hoàn thiện hơn.

Cụ thể, bạn cần nắm rõ được những lỗi sai của bản thân, từng bước cải thiện để không mắc thêm lần nữa. Chẳng hạn như bạn không đảm bảo kịp deadline, hãy vạch ra thời gian biểu rõ ràng, chi tiết, thực hiện lần lượt các nhiệm vụ. Hay bạn thiếu kỹ năng văn phòng, hãy dành thời gian để học tập, rèn luyện thêm,… 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các ý tưởng, xin ý kiến của sếp xem có hợp lý không? Điều này cũng cho thấy bạn là người chủ động, có sự cầu tiến, muốn được phát triển bản thân.

Đề nghị sếp có phản hồi thường xuyên

Đề nghị sếp có những phản hồi thường xuyên dành cho bạn
Đề nghị sếp có những phản hồi thường xuyên dành cho bạn

Để có thể đánh giá được sự tiến bộ của mình, bạn có thể đề nghị với sếp về việc cập nhật các ý kiến, phản hồi thường xuyên. Đây là một phương pháp khá hay để sếp có thể nắm bắt được quá trình, tiến độ làm việc của bạn, đồng thời họ cũng sẽ đưa ra nhận xét phù hợp, kịp thời cho các dự án.

👉 Xem thêm: 6 cách phản hồi mang tính xây dựng kèm ví dụ cụ thể

Xây dựng lại các mối quan hệ

Xây dựng, phát triển các mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở là điều cần thiết, giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc. Đơn giản như những người đồng nghiệp, họ có thể mang đến ảnh hưởng tích cực, hỗ trợ bạn sửa chữa sai lầm, lấy lại danh tiếng, ấn tượng tốt trong mắt sếp. Do đó, bạn cũng nên trao đổi với các đồng nghiệp thân thiết, đáng tin cậy để nhận về phản hồi, đóng góp ý kiến. Đặc biệt, với những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm, họ còn có thể đưa ra định hướng tốt cho bạn đấy nhé.

Ngoài ra, bạn cần thiết lập thêm các mối quan hệ với khách hàng. Đây là những đối tượng quan trọng để bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc, nhất là với các vị trí liên quan đến kinh doanh, chăm sóc khách hàng,…

Xây dựng, phát triển các mối quan hệ tốt nơi công sở
Xây dựng, phát triển các mối quan hệ tốt nơi công sở

Có thể bạn chưa biết nhưng nhiều người từng bị đánh giá thấp, chê trách trong công việc lại rất phát triển, thành công về sau. Điều đó có nghĩa là, bị sếp đánh giá kết quả công việc kém không phải là điều gì quá to tát, đáng xấu hổ. Quan trọng là những lúc như thế, bạn xử lý, giải quyết vấn đề ra sao? Mong rằng những bí quyết mà JobsGO chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn nhé.

👉 Xem thêm: Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: