GPA là gì? Điểm GPA có thực sự quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng?

Đánh giá post

Bạn đang là sinh viên sắp ra trường? Bạn thắc mắc liệu điểm GPA có thực sự quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng? Làm sao để gây ấn tượng với các HR khi điểm GPA của bạn không cao? Đừng lo lắng, hãy để JobsGO giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này ở bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm GPA là gì?

Khái niệm GPA là gì?
Khái niệm GPA là gì?

GPA là viết tắt của cụm từ “Grade Point Average” trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “điểm trung bình các môn học”. Nói chung, GPA giống như một thông số để tính số điểm trung bình mà học sinh, sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập. 

Khi đi xin việc, GPA không phải là một tiêu chí có thể đánh giá toàn diện về ứng viên. Tuy nhiên, một điểm số GPA cao chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm và gây ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng.

👉 Xem thêm: Khám phá 5 chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả tuyển dụng

Điểm GPA được quy đổi như thế nào?

Nhìn chung, mỗi trường quốc gia đều có những thang điểm quy đổi riêng. Riêng Việt Nam, GPA sẽ được quy đổi như sau:

Dưới đây 4 mức điểm để xếp loại bằng tốt nghiệp:

  • Xuất sắc: 3.60 – 4.00
  • Giỏi: 3.20 – 3.59
  • Khá: 2.50 – 3.19
  • Trung bình: 2.00 – 2.49

Thông thường, GPA sẽ được tính theo công thức sau:

Điểm GPA được quy đổi như thế nào?
Điểm GPA được quy đổi như thế nào?

Điểm GPA có quan trọng khi đi xin việc không?

Câu trả lời là có. Điểm số phản ánh một phần năng lực của mỗi con người. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, GPA như một thông số giúp nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng. Và nó càng thể hiện rõ vai trò to lớn của mình đối với những ngành nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn cao như: tài chính, ngân hàng hay kế toán, kiểm toán,…

Bên cạnh đó, điểm GPA cao sẽ thể hiện bạn là một người có năng lực tư duy, chịu khó tìm tòi, học hỏi. Có lẽ cũng vì thế mà một số công ty vẫn để GPA là một tiêu chí cần trong JD công việc.

Và dù trong JD công việc có yêu cầu hay không thì GPA cao vẫn sẽ luôn tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng ngay từ lần đọc CV đầu tiên. Vì vậy nếu bạn vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng và nỗ lực để cải thiện điểm GPA của mình nhé!

👉 Xem thêm: Bí quyết xây dựng bố cục hút mắt cho mẫu CV xin việc đẹp

Điểm GPA có quan trọng khi đi xin việc không?
Điểm GPA có quan trọng khi đi xin việc không?

Liệu GPA có phải là tất cả?

Thực tế, GPA quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Hiện nay, ngoài điểm số, các nhà tuyển dụng còn đánh giá ứng viên dựa trên rất nhiều khía cạnh khác như: kinh nghiệm, kĩ năng và thái độ làm việc,… Nên những bạn có điểm GPA không quá cao cũng đừng vội mất niềm tin vào bản thân mình nhé!

Một dẫn chứng rõ ràng, vào những năm gần đây, Big4 đã loại bỏ yêu cầu GPA ra khỏi tiêu chí xét tuyển ứng viên. Vì họ cho rằng, điểm số không thể thể hiện được tất cả về năng lực của một người. GPA cao thể hiện bạn là người học giỏi, nhưng không có nghĩa bạn là một người làm giỏi.

Ngày nay, chúng ta vẫn thấy rất nhiều người làm trái ngành trái nghề nhưng vô cùng thành công. Tất cả còn phụ thuộc vào năng lực và mức độ cố gắng của mỗi người. Chỉ cần bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển cũng như mức độ phù hợp với vị trí công việc, thì dù điểm GPA không cao nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm được một vị trí công việc tốt.

Cách quản lý điểm GPA hiệu quả dành cho sinh viên

GPA không phải là điểm của một bài tập, bài thi riêng lẻ mà là điểm tích lũy của một quá trình học. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu học kỳ mới, bạn phải lên kế hoạch, thiết lập chiến lược học tập hiệu quả cho mình.

Cách quản lý điểm GPA hiệu quả dành cho sinh viên
Cách quản lý điểm GPA hiệu quả dành cho sinh viên

Ví dụ: Mục tiêu của bạn phải đạt GPA 3.2/4.0 khi ra trường thì bạn nên ước tính phải đạt được GPA bao nhiêu trong từng kỳ học. Từ đó có động lực hơn trong mỗi bài kiểm tra của mình. Việc lên kế hoạch ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Bên cạnh quản lý điểm GPA, các bạn cũng nên chăm chỉ tham gia những hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, chương trình giao lưu bên ngoài. Thông qua những hoạt động đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ, rèn luyện thêm kỹ năng mềm,…. Tất cả những điều này sẽ là điểm cộng rất lớn trong hồ sơ xin việc của bạn. Đồng thời, nó cũng góp phần quyết định liệu chủ nhân của những suất học bổng giá trị có phải là bạn hay không.

👉 Xem thêm: Sinh viên nên làm gì để có CV đẹp khi chưa có nhiều kinh nghiệm?

Hy vọng thông qua viết này, các bạn đã có thể tìm được câu trả lời cho riêng mình. Liệu GPA có thực sự quan trọng? Đâu là cách để quản lý điểm tích lũy hiệu quả. Hãy theo dõi JobsGO mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về học tập cũng như công việc nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: