Database là khái niệm quen thuộc với những ai hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm trù công nghệ, kỹ thuật số. Nó đóng vai trò nắm giữ mọi thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình xây dựng, phát triển ứng dụng hay phần mềm. Nếu bạn muốn nắm được những thông tin cần biết về Database là gì thì hãy truy cập bài viết này của JobsGO để tìm hiểu!
1. Tìm hiểu chung về Database
Muốn hiểu sâu về Database, trước hết chúng ta cần làm rõ các khái niệm cơ bản về Database là gì?
1.1 Database là gì?
Database (Cơ sở dữ liệu) là một tập hợp các thông tin, dữ liệu được lưu dưới dạng tệp tin và được truy cập thông qua các hệ thống máy tính hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để phục vụ một mục đích cụ thể. Ngoài ra, Database cũng có thể được lưu trữ bằng ổ cứng, USB, đĩa CD,…
Một số Database thông dụng trong đời sống: Danh sách sinh viên, bảng điểm, bảng lương, bảng tồn kho,…
1.2 Các khái niệm liên quan đến Database
Dưới đây, JobsGO sẽ tổng hợp những khái niệm cơ bản nhất để bạn dễ dàng hiểu được Database là gì?
- Database Administrator: Là người chịu trách nhiệm quản trị và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn như: lập kế hoạch, cấu hình, tối ưu, backup, bảo mật… nhằm đảm bảo hệ thống sẵn sàng cho người dùng truy cập.
- Database Khách hàng: Là tập hợp thông tin khách hàng (bao gồm: họ tên, nhu cầu, phương thức liên hệ,…) mà họ cung cấp khi tương tác với doanh nghiệp. Dựa vào đó để doanh nghiệp tinh chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
- Relational Database: Là tập hợp các chương trình cho phép người dùng quản lý, thao tác, tạo và cập nhật dữ liệu dựa trên mô hình quan hệ. Nó là cơ sở cho các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu: SQL, MS SQL server, Oracle,…
- Realtime Database: Là cơ sở dữ liệu theo thời gian thực, cho phép bạn lưu trữ và đồng bộ dữ liệu trên nền tảng đám mây. Realtime Database được ưa chuộng bởi tính bảo mật cao.
- Database Server: Là một máy chủ dành riêng cho lưu trữ Website, các dữ liệu và thông tin. Dựa trên yêu cầu từ máy khách, Database Server sẽ tìm kiếm các bản ghi rồi chuyển lại chúng qua mạng.
- Oracle Database: Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa mô hình, thường được sử dụng cho điện toán lưới doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong công tác quản lý thông tin và ứng dụng.
Xem thêm: Big data là gì? Tổng hợp những thông tin cần thiết cho bạn
2. Database có vai trò như thế nào?
Sau khi đã nắm bắt được định nghĩa Database là gì, hãy cùng JobsGO tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của Database trong hầu hết các hoạt động của một tổ chức:
- Lưu trữ thông tin có hệ thống: Nhờ khả năng sắp xếp dữ liệu theo cấu trúc, có hệ thống của hệ quản trị Database mà người dùng có thể dễ dàng thiết lập và tìm kiếm thông tin một cách chính xác, nhanh chóng.
- Đảm bảo tính an toàn dữ liệu: Toàn bộ dữ liệu/thông tin không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ hoặc truyền tải.
- Khả năng truy xuất dữ liệu đồng thời: Dữ liệu được truy xuất mượt mà, không xuất hiện sự cố hoặc gián đoạn khi nhiều người truy cập cùng lúc.
- Linh hoạt theo nhu cầu sử dụng: Với database, người dùng có thể tự do thay đổi kích cỡ và độ phức tạp của nó, đáp ứng nhu cầu từ quản lý danh sách học sinh cho đến quản lý chuỗi hệ thống siêu thị,…
- Dễ dàng quản lý: Một database thường được hình thành, lưu trữ và thiết kế sao cho dễ dàng nhất trong việc tạo lập, cập nhật cũng như khai thác thông tin. Các thông tin được cập nhật thường xuyên và không trùng lặp.
3. Các loại hình Database phổ biến
Để hiểu rõ Database là gì, bạn cũng nên nắm bắt một ít kiến thức về các loại hình Database phổ biến hiện nay.
3.1 Database dạng File
Database dạng File là kiểu dữ liệu được lưu trữ bằng tệp tin. Một số định dạng File thường được sử dụng là: *.mdb Foxpro, *.txt, *.ascii, *.dbf,…
3.2 Database quan hệ
Đây là mô hình lưu trữ tập trung các nguồn dữ liệu có quan hệ với nhau cùng một bảng dữ liệu. Một vài hệ thống hỗ trợ Database quan hệ được sử dụng rộng rãi là: Oracle, MS SQL Server, MySQL…
3.3 Database hướng đối tượng
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng. Mô hình này cho phép định nghĩa các kiểu đối tượng phức tạp, thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao, có yêu cầu tính toán và kết quả nhanh.
3.4 Database bán cấu trúc
Loại Database này có thể lưu trữ được nhiều kiểu dữ liệu khác nhau thông qua định dạng XML. Ưu điểm của nó là khả năng mở rộng hệ cơ sở dữ liệu và hỗ trợ người dùng truy xuất thông tin một cách dễ dàng.
4. Ưu, nhược điểm của Database
Dưới đây là thông kê những ưu, nhược điểm mà bất cứ ai tìm hiểu về Database cũng có thể nhận ra.
4.1 Ưu điểm
Database sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
- Giảm thiểu tối đa tình trạng trùng lặp thông tin.
- Giúp thông tin, dữ liệu mang tính nhất quán và toàn vẹn.
- Khả năng truy xuất dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau.
- Một database có thể sử dụng với rất nhiều người dùng.
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì Database cũng còn những nhược điểm đáng kể dưới đây:
- Yêu cầu tính chủ quyền dữ liệu vì chúng được chia sẻ với tần suất lớn.
- Khá phức tạp trong cơ chế bảo mật và phân quyền khai thác thông tin người dùng.
- Cần cơ chế ưu tiên khi truy cập cơ sở dữ liệu để không xảy ra tranh chấp.
- Đòi hỏi tính an toàn dữ liệu cao bởi khả năng mất mát, rò rỉ khi một lượng lớn dữ liệu được quản lý tập trung.
Xem thêm: Data science là gì? Kỹ năng cần có để trở thành Data Scientist
5. Ứng dụng của Database hiện nay
Một vài ứng dụng nổi bật của Database trong thời đại thông tin – kỹ thuật số hiện nay:
5.1 Quản trị nhân sự
Các công ty/doanh nghiệp sở hữu hàng nghìn nhân sự thì không thể quản lý hồ sơ, chức vụ, mức lương, bảng chấm công,… bằng bảng tính hay giấy tờ. Do đó phòng quản lý nhân sự cần phải lưu giữ các dữ liệu cá nhân thông qua hệ thống quản trị Database.
Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của công việc quản lý nhân sự
5.2 Viễn thông
Đây là một ứng dụng điển hình của Database trong đời sống con người. Hệ cơ sở dữ liệu giúp các công ty viễn thông lưu trữ nguồn dữ liệu khổng lồ, từ dữ liệu cuộc gọi cho đến hóa đơn thanh toán hàng tháng,…
5.3 Y tế
Các bệnh viện, phòng khám sử dụng Database để lưu trữ bảo mật các dữ liệu liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân. Điều này giúp công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trước rất nhiều.
5.4 Mua sắm trực tuyến
Kể từ sau đại dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến đến nay đã trở thành một xu hướng tiêu dùng hàng đầu. Dĩ nhiên để có thể quản lý, thêm và bán các sản phẩm thì các sàn thương mại điện tử phải nhờ đến sự trợ giúp của Database. Thông tin mua hàng, hóa đơn và thanh toán,… tất cả đều được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
5.5 Lưu trữ dữ liệu cá nhân
Ngoài các ứng dụng kể trên, Database cũng được sử dụng làm kho lưu trữ thông tin cá nhân. Chẳng hạn như Cloud Storage giúp người dùng sao lưu ảnh và thoải mái truy nhập chúng từ mọi thiết bị, ở mọi nơi.
Như vậy JobsGO đã tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan Database là gì. Hy vọng chúng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích và hỗ trợ bạn trong công tác lưu trữ, quản lý dữ liệu hiệu quả!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)