Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, cách lưu trữ theo dạng file trên máy tính đã trở nên lỗi thời và không thể áp dụng được trong các tổ chức hay doanh nghiệp. Đó là lý do cơ sở dữ liệu được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu dữ liệu lớn của các tổ chức. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Khái niệm cơ sở dữ liệu
Trong các lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, website thường hay sử dụng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu (Database) có khá nhiều khái niệm được nhìn dưới góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu đơn giản, cơ sở dữ liệu chính là một dạng thông tin có hệ thống, có cấu trúc được lưu trữ trong một thiết bị nào đó nhằm để cho nhiều người có thể sử dụng đồng thời với cùng một mục đích hoặc một thời điểm nhất định. Đặc điểm chung của cơ sở dữ liệu là:
- Thu thập thông tin có cấu trúc, được quản lý, lưu trữ và khai thác.
- Được lưu trữ và duy trì phục vụ cho việc sử dụng thông tin.
- Cho phép người dùng có thể khai thác theo nhiều cách khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng.
- Có thể xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bằng nhiều phương pháp.
Một số khái niệm liên quan đến cơ sở dữ liệu
Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu
Nếu cơ sở dữ liệu là phần thông tin bên trong thì hệ cơ sở dữ liệu được hiểu đơn giản giống như những vỏ bọc cho thông tin. Hệ cơ sở dữ liệu là một tập hợp các phần mềm cho phép người dùng xác định cấu trúc, nhập dữ liệu và thao tác với dữ liệu để đảm bảo thông tin được bảo mật và an toàn. Trong đó:
- Cấu trúc bao gồm các nội dung như: xác định kiểu dữ liệu, xác định cấu trúc dữ liệu, xác định giới hạn dữ liệu.
- Nhập dữ liệu là một quá trình lưu trữ dữ liệu trên thiết bị lưu trữ. Dữ liệu sau đó được kiểm tra bởi hệ thống quản lý.
- Thao tác dữ liệu bao gồm những việc như lấy dữ liệu, cập nhật dữ liệu và tổng hợp dữ liệu để báo cáo.
👉 Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành Hệ thống thông tin
Khai thác cơ sở dữ liệu là gì?
Khai thác cơ sở dữ liệu là một quá trình sử dụng các mẫu phân tích từ các tệp dữ liệu lớn thông qua các các phương thức máy học, thống kê học và hệ thống cơ sở dữ liệu database. Quá trình này biến những loại dữ liệu ban đầu thành những thông tin có ích ích bằng thông qua các mối tương quan giữa các tập dữ liệu lớn.
Trong kinh doanh, khai thác dữ liệu là việc sử dụng thông tin dữ liệu lớn của doanh doanh nghiệp để tìm hiểu thêm về nhu cầu khách hàng. Trên cơ sở để xây dựng các chiến lược Marketing bán hàng có hiệu quả hơn, giúp tăng doanh số, hạn chế những chi phí không cần thiết.
Nghi vấn cơ sở dữ liệu là gì?
Nghi vấn cơ sở dữ liệu là một dạng bộ lọc có khả năng tổng hợp được các thông tin đến từ nhiều bảng trong một hệ cơ sở dữ liệu. Thông thường, nghi vấn phải được viết bằng ngôn ngữ mà cơ sở dữ liệu yêu cầu — thông thường, ngôn ngữ đó là SQL .
Thuộc tính trong cơ sở dữ liệu là gì?
Thuộc tính trong cơ sở dữ liệu là một miền giá trị có đặc điểm phù hợp với một kiểu thực thể hoặc một kiểu quan hệ. Các miền giá trị thuộc tính có thể thiết lập theo kiểu chuỗi, kiểu số nguyên, số thực,….
Loại thuộc tính trong cơ sở dữ liệu gồm: Thuộc tính đơn (không thể phân nhỏ ra được); Thuộc tính ghép (có thể chia nhỏ thành nhiều giá trị thuộc tính).
👉 Xem thêm: An toàn thông tin là gì? Tất tần tật những thông tin bạn cần biết!
Các loại cơ sở dữ liệu
Thực tế, cơ sở dữ liệu bao gồm rất nhiều dạng khác nhau và rất khó để phân loại chúng. Tuy nhiên, để có thể quản lý các dữ liệu một cách dễ dàng, cơ sở dữ liệu thường được phân loại như sau:
- Phân loại theo loại dữ liệu: Cơ sở dữ liệu có cấu trúc; Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc; Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc.
- Phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức: Cơ sở dữ liệu dạng tệp; Cơ sở dữ liệu quan hệ; Cơ sở dữ liệu phân cấp.
- Phân loại theo đặc tính sử dụng: Cơ sở dữ liệu kho; Cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa; Cơ sở dữ liệu hoạt động.
- Phân loại theo mô hình triển khai: Cơ sở dữ liệu tập trung; Cơ sở dữ liệu phân tán; Cơ sở dữ liệu tập trung có bản sao.
Như vậy, qua những thông tin trên bạn đã hiểu phần nào về khái niệm cơ sở dữ liệu là gì và cách phân loại của cơ sở dữ liệu. Đây chỉ là những cách phân loại dễ thấy nhất, còn tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà có thể phân loại cơ sở dữ liệu theo nhiều kiểu khác nhau. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Data Analyst – Chuyên viên phân tích dữ liệu
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)