Đại học hay Gap year: Học nữa học mãi hay cho bản thân một khoảng nghỉ?

5/5 - (1 vote)

“Đỗ vào Đại học Ngoại thương, ai cũng mừng cho mình. Ừ, trường top cơ mà! Nhưng thực sự, bản thân mình luôn cảm thấy mình đứng rìa trường F. Chắc là mình không thuộc về những cá nhân xuất sắc. Mình không biết bản thân thuộc về đâu, ai cũng nổi bật, ai cũng có trong mình những ánh hào quang, còn mình thì chìm xuống. “Peer Pressure”- áp lực đồng lứa, là cụm từ phổ biến của Ngoại thương. Nếu được ai đó chỉ bảo hay cho lời khuyên về Gap year thì may mắn quá, hẳn mình sẽ biết bản thân thực sự thuộc về đâu, chứ không chạy theo số đông như trước để bản thân lạc lõng như bây giờ.”(C.N, sinh viên khoa TATM chia sẻ)

Gap year là gì?
Gap year là gì?

1. Gap year – Tạo khoảng trống hay lấp đầy bản thân?

“Gap year”, “gap” trong tiếng anh là khoảng trống, khoảng thời gian bị giãn cách. “year” là năm, hiểu đơn giản là kỳ nghỉ kéo dài một năm khi đang học tập hoặc làm việc. Gap year đã dần trở nên không còn xa lạ với học sinh, sinh viên hay những người đi làm ở Việt Nam. Gap year được coi là hướng đi mới, hay hành trình tìm kiếm chính mình cho những ai còn đang băn khoăn hay muốn khám phá những dấu hỏi trong bản thân.

2. Liệu có nên Gap year sau THPT?

Sau THPT, phần lớn phụ huynh sẽ kỳ vọng con mình vào đại học, nhưng liệu học đại học có phải con đường duy nhất không? 

Bước sang tuổi 18 sau 12 năm “mài dũa” trên ghế Nhà trường. Chúng ta băn khoăn trước những hướng đi mới. Định hướng Nhà trường, gia đình, đam mê, mong muốn xoay quanh chúng ta. Liệu con đường nào dẫn đến nơi chúng ta mong muốn quả là câu hỏi khó. Có lẽ, để bản thân một khoảng nghỉ không phải là lựa chọn tồi. Và lựa chọn Gap year thì đáng được xem xét như một cơ hội lý tưởng để bạn “F5” bản thân. Gap year giống như “nap time”(chợp mắt) sau khoảng thời gian dài lao động, học tập và làm việc. Nó giúp bạn tỉnh táo để bước tiếp những bước đi mới.

3. Gap year mang lại cho bạn những gì?

Thời gian cho chính bạn

Bạn nghĩ rằng 12 năm học tập thì đủ cho bạn để khám phá bạn muốn học gì và sẽ trở thành ai. Nhưng thực ra bạn vẫn cần thêm thời gian và không gian phù hợp để biết rõ chính mình. Khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, bạn luôn đáp ứng những mong đợi của bố mẹ, thầy cô. Nhưng liệu bạn thực sự có hài lòng và thỏa mãn với chính mình? Một năm gap year chính là khoảng thời gian cho bạn nghĩ và khám phá những điều bạn thực sự mong mỏi.

Tăng sự tự tin và độc lập của chính bạn

Gặp gỡ, làm quen những người bạn gặp chính là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện sự ti. Điều đó không chỉ giúp bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc mà còn tăng sự linh hoạt, cách xử lý tình huống của chính bạn. Đặc biệt, trong khoảng thời gian gap year, bạn sẽ tự mình làm mọi việc, từ những công việc dọn dẹp trong nhà đến kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Chắc chắn sau gap year, bạn sẽ là người độc lập, tự chủ với chính cuộc sống của mình. 

Để mở rộng mối quan hệ, cách tốt nhất là tham gia các tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ, những nơi bản thân bạn quan tâm, có hứng thú. Nhưng việc tìm kiếm CLB, tổ chức phù hợp với bản thân bạn quả thực không phải là điều dễ dàng. Bạn cần đặt câu hỏi kỹ lưỡng cho bản thân xem mình muốn gì, mong đợi gì, hay cần những kỹ năng gì cho tương lai. Xem xét cẩn thận và tìm kiếm thông tin kỹ lưỡng để không tốn thời gian quý báu nhé!

Mở rộng tầm nhìn

“Trải nghiệm, trải nghiệm và trải nghiệm” chính là lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn trong khoảng thời gian Gap year. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng đó là cách tốt nhất để mở rộng tầm nhìn, tư tưởng, hệ quy chiếu của bạn lên mọi sự vật, sự việc. Hãy thử bắt đầu bằng những điều bạn chưa từng làm, đi đến những vùng đất bạn chưa từng đến, nói chuyện với những người bạn còn e ngại, đọc một cuốn sách về lĩnh vực bạn chưa từng quan tâm, học cách nấu một món ăn hay nuôi một em thú cưng,… Có hàng ngàn điều mà bạn nên thử. Bất cứ điều gì mới lạ mà bạn chưa từng làm cũng khiến bạn phải “wow”.

Bạn có thể thành công, thất bại, vấp ngã và đôi lúc nản lòng. Nhưng đó chính là những kinh nghiệm quý báu cho bạn sau này.  Mỗi sự thay đổi nhỏ đều dần thay đổi bạn theo hướng tích cực hơn mà bạn chưa từng nghĩ đến.Bạn sẽ mang đầy “dấu dương” và những giá trị tốt đẹp. Gap year khiến bạn ra khỏi “safe zone” và cho bạn những cách nhìn khác theo những khía cạnh khác, nhưng chắc chắn nó đáng giá hơn bất cứ điều gì bạn học ở trường học. 

Tiết kiệm tiền

Bạn có thể tìm những công việc part-time, thời vụ cho khoảng thời gian “xả stress” của bạn. Điều đó khiến bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian rảnh rỗi vừa kiếm được một khoản để cho những dự định sau này. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, công việc part-time chỉ là tiền đề cho bản thân, đừng sa đà vào kiếm tiền mà quên đi mục tiêu thực sự của bạn.

Cho bạn thời gian để suy nghĩ về những kế hoạch trong tương lai

Sau một năm đắn đo suy nghĩ và trải nghiệm, hẳn bạn sẽ có những quyết định riêng, những kế hoạch lâu dài phù hợp với khả năng và mong muốn cho bản thân. Chọn Đại học hay tìm kiếm cho mình những hướng đi khác là lựa chọn của riêng bạn, nhưng hãy luôn tin rằng bạn sẽ tìm được cách của riêng bạn với những kinh nghiệm tích lũy 1 năm qua.

Gap year có thực sự là giải pháp
Gap year có thực sự là giải pháp

4. Tips quay trở lại guồng quay cuộc sống sau khi Gap year

Kết thúc gap year với những mục tiêu cụ thể

Hãy nhớ rằng Gap year chỉ kéo dài trong vòng một năm. Nếu bạn kéo dài thời gian thì đó không còn là thời gian dành cho Gap year nữa. Sau một năm dài “xả stress”, hãy nghiêm túc và kỷ luật hơn, đặt bản thân trong những mục tiêu cụ thể, những kế hoạch chi tiết, những bước tiến dài trong sự nghiệp của bạn. Những mục tiêu có thể là chuyên viên trong ngành/công việc mình yêu thích,  thành thạo một ngôn ngữ mới, đánh bại nỗi sợ của bản thân hay khám phá được nhiều vùng đất mới, nền văn hóa và con người nơi đó.

Duy trì sự cởi mở, thẳng thắn của bạn

Sau khoảng thời gian gap year, bạn đã có những cái nhìn mới, những thước đo giá trị mới. Bạn đánh giá vấn đề không chỉ gói gọn trong những thứ bạn biết. Bạn luôn tìm tòi, thích khám phá và đặt câu hỏi cho mọi thứ xung quanh. Hãy luôn giữ nó làm công cụ phát triển bản thân của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên luôn tích cực và sáng tạo.

Đăng ký một khóa học

Sau khi kết thúc Gap year, hay đăng ký cho bản thân về một khóa học theo những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Điều đó không chỉ giúp bạn học hỏi thêm những điều mới mà còn tạo động lực cho bạn phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.

>>> Xem thêm: Ưu đãi 40% các khóa học trên UNICA dành riêng cho người dùng JobsGO!

Thi vào đại học nếu bạn thấy phù hợp

Sau khoảng thời gian gap year, bạn sẽ biết thấy bản thân phù hợp nhất với điều gì. Nếu muốn tiến xa hơn và chuyên sâu trong lĩnh vực nào đó, hãy đăng ký trường đại học mà bạn yêu thích. Chắc chắn, khi bạn hiểu bản thân muốn và cần làm gì, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng với những gì bạn nỗ lực.

Gap year, học đại học hay đi làm đều là quyết định của bạn. Gap year hay đại học không phải là con đường duy nhất bạn có thể lựa chọn. Làm những thứ mình thích. Tự tin với những điều mình muốn. Mọi nỗ lực, chăm chỉ đều dẫn đến thành công. Thành công hay thất bại là định nghĩa của riêng bạn. Hãy tạo nên bản sắc riêng cho chính mình.  Luôn tìm hướng đi riêng cho chính bạn, app tìm việc JobsGO tin rằng với sự cầu tiến, nỗ lực bạn sẽ đến bất kỳ cái đích nào bạn kỳ vọng. Chia sẻ với JobsGO câu chuyện của bạn để chúng mình có thêm nhiều cái nhìn khác về Gap year, được không?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: