Chiến lược Marketing của Shopee giúp thống lĩnh thị trường Việt Nam

Đánh giá post

Sự phát triển lớn mạnh của các sàn thương mại điện tử đang dần “soán ngôi” thị trường mua sắm truyền thống. Nhắc đến các trang mua sắm online chiếm lĩnh thị trường, chắc chắn không thể bỏ qua các tên Shopee. Ngoài sự đầu tư toàn diện, thành công cũng đến từ chiến lược Marketing của Shopee. Chiến lược này có gì đặc biệt, hãy khám phá ngay cùng chúng tôi.

1. Đôi nét về Shopee Việt Nam

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á hiện nay. Được ra mắt vào 2015, Shopee gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng nhờ tính năng mua sắm trực tuyến, thanh toán dễ dàng phù hợp với người Châu Á.

Trình làng tại 7 thị trường bao gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Shopee nhanh chóng tạo nên “cơn địa chấn” với các tín đồ mua sắm. Thừa thắng xông lên, trang thương mại điện tử này tiếp tục mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh.

chiến lược marketing của shopee
Đôi nét về Shopee Việt Nam

1.1 Thị trường mục tiêu

Shopee là nền tảng thương mại điện tử được tạo ra nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất. Vận chuyển nhanh chóng và thanh toán siêu tốc là những ưu điểm vượt trội giúp Shopee ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khách hàng.

Trong chiến lược Marketing của Shopee, thương hiệu định vị thị trường mục tiêu là khu vực Đông Nam Á, tiếp đến là toàn bộ khu vực châu Á rộng lớn. Trong tương lai, “ông lớn” mơ mộng nhiều hơn, đó là đem sắc cam rực rỡ phủ khắp trời Âu.

1.2 Khách hàng mục tiêu

Về bản chất, Shopee là hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng, hoạt động như một mạng xã hội mua sắm trực tuyến. Khách hàng mục tiêu của sàn là tất cả người tiêu dùng không giới hạn thời gian, không gian.

Đặc biệt, Shopee Việt Nam tập trung vào những đối tượng có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ, làm đẹp trong độ tuổi 18 – 35. Bởi họ là những người có nhu cầu mua sắm lớn, lại am hiểu về mạng Internet.

Hiện nay, trang thương mại điện tử này đã mở rộng, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu đông đảo khách hàng hơn. Song song với đó là phát triển các nền tảng Shopee Mall chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, sản phẩm đến từ thương hiệu lớn phục vụ khách hàng có nhu cầu cao hơn.

Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về ngành Marketing

2. Chiến lược Marketing của Shopee

Như hầu hết các thương hiệu nổi tiếng hiện nay, Shopee áp dụng chiến lược Marketing kinh điển 4P Mix kết hợp Social và Viral Marketing. Vậy chiến lược Marketing của Shopee có điểm gì đặc biệt mà có thể giúp thương hiệu phát triển nhanh và mạnh đến vậy?

2.1. Chiến lược Marketing Mix của Shopee

Chiến lược Marketing Mix của Shopee tập trung vào 4 yếu tố sản phẩm, giá, điểm bán và quảng bá.

Chiến lượng Marketing về sản phẩm

Shopee là sàn thương mại điện tử tạo không gian để người mua, người bán dễ dàng tìm kiếm và thực hiện trao đổi thương mại. Theo đó, chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm là phát triển thật tốt các ứng dụng.

Không có sai sót nào được xảy ra gây bất tiện cho khách hàng. Trang Web, ngôn ngữ, giao diện,… theo đó được tập trung sáng tạo, tối ưu phù hợp với thói quen mua sắm và trải nghiệm người dùng.

chiến lược marketing shopee
Chiến lượng Marketing về sản phẩm

Chiến lược Marketing của Shopee về giá

Đây là một trong những chiến lược truyền thông được đánh giá là ấn tượng và hiệu quả bậc nhất của Shopee. Thấu hiểu sự cạnh tranh khốc liệt về giá trên thị trường, đội ngũ Marketing của thương hiệu đã lựa chọn lối đi vô cùng táo bạo. Đó là khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn bán sản phẩm với mức giá tốt.

Từ đó thu hút khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh. Không chỉ kêu gọi, Shopee thực hiện chính sách “người thật, việc thật” với các ưu đãi dành cho chủ shop đăng ký trở thành thành viên như hỗ trợ chi phí vận chuyển, tăng code Freeship,…

Chiến lược Marketing về điểm bán

Thương hiệu không đầu tư nhiều chi phí cho chiến lược Marketing về điểm bán mà tập trung phát triển ứng dụng dành riêng cho điện thoại, máy tính bảng,… để nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng mua sắm và thanh toán với các thao tác lướt, chạm, click trên thiết bị di động hay máy tính cá nhân.

Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Các bước triển khai chiến lược 4P

Chiến lược Marketing quảng bá

Ở góc độ quảng bá, tiếp thị, chiến lược Marketing của Shopee tập trung vào các hoạt động phủ sóng hình ảnh tích cực. Họ tạo ra hàng loạt nội dung viral để đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Cùng với đó, đơn vị liên tục thực hiện những chiến dịch giảm giá, khuyến mại, sale đồng giá, sale ngày đôi,… để thu hút khách hàng mua sắm với số lượng lớn.

phân tích chiến lược marketing của shopee
Chiến lược Marketing quảng bá

2.2. Chiến lược Social và Viral Marketing

Nhận thấy tiềm năng phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam, Shopee nhanh chóng chọn và biến chúng trở thành công cụ chính cho các chiến lược Marketing. Tính đến thời điểm hiện tại, trang thương mại điện tử này đã áp dụng chiến lược Marketing trên tất cả các nền tảng như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,…

Ngoài ra, thương hiệu cũng kết hợp quảng cáo trên Youtube, thông qua hiển thị áp phích. Chúng không xuất hiện ngẫu nhiên mà dựa trên độ nổi tiếng và phủ sóng của Youtuber ở thời điểm nhất định.

Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Thông tin cần biết về Social Media Marketing

chiến lược marketing của shopee việt nam
Chiến lược Social và Viral Marketing

3. Một số chiến lược Marketing nổi bật của Shopee

Hiểu các chiến lược Marketing của Shopee, chúng ta sẽ cùng khám phá những chiến dịch thành công rực rỡ của thương hiệu.

3.1. Bắt trend với các TVC

Cập nhật xu hướng là một trong những chiến lược Marketing được xác định lâu dài của thương hiệu này. Thông qua các trend gây sốt, Shopee sẽ thu hút lượng lớn người thảo luận trên mạng xã hội. “Nước đi” thông minh này đã đem đến cho “sàn S” tỷ lệ chuyển đổi cao đột biến ở một số thời điểm. Tiêu biểu phải kể đến các TVC triệu view như “Baby Shark” phiên bản Shopee với sự kết hợp của Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng. Hay cả bản remake “DDU-DU DDU-DU” kết hợp với hiện tượng toàn cầu Blackpink.

3.2. Nội địa hóa các nội dung Marketing

Ưu tiên tính nội địa hóa trong các chiến dịch Marketing là yếu tố quan trọng giúp Shopee thành công trong các chiến dịch Marketing. Điều này thể hiện rõ ràng ở việc lựa chọn người nổi tiếng, Influencers theo độ hot và sự yêu thích của khách hàng từng khu vực. Với chiến lược nội địa hóa thông minh, kết hợp mạng lưới vận chuyển nội địa tối ưu, Shopee đã chiếm trọn niềm tin và sự yêu thích của khách hàng.

3.3. Tận dụng Fluencers thông minh

shopee thống lĩnh thị trường việt nam
Tận dụng Fluencers thông minh

Mỗi chiến dịch Marketing Shopee đều tạo nên cơn sốt khi mời những thần tượng có lượng fan khủng như Ronaldo, Blackpink, Sơn Tùng MTP,… Sự hào hứng khi được mua sắm trên sàn thương mại điện tử có thần tượng quảng bá kích thích các fan trung thành không ngại “xuống tiền”.

Không chỉ gia tăng doanh thu, độ phủ của Shopee sau mỗi chiến dịch Marketing kết hợp cùng thần tượng lại ngày một lớn hơn. Từ đó tạo đà cho hàng loạt đợt sale quy mô lớn tiếp theo.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm Affiliate Marketing Shopee từ A – Z

Như vậy, chúng tôi đã cùng bạn khám phá chiến lược Marketing của Shopee. Để có được thành công như hôm nay, thương hiệu đã vận dụng thành công thế mạnh và kết hợp linh hoạt chiến lược truyền thông. Chúng ta hãy cùng đợi chờ và khám phá các chiến dịch Marketing bùng nổ và ấn tượng của Shopee trong tương lai. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi JobsGO để không bỏ qua các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: