7 tips chào đón nhân viên mới đơn giản giúp tăng khả năng giữ chân

5/5 - (1 vote)

Vào ngày nhận việc đầu tiên, nhân viên mới thường phải tham gia các khóa đào tạo, các cuộc họp và các thủ tục giấy tờ. Song, nếu chỉ chăm chăm vào việc cung cấp nội dung công việc và các tài liệu chính thức, bạn – người quản lý trực tiếp/ nhân viên hành chính nhân sự đang bỏ lỡ cơ hội thực sự để chào đón thành viên mới của team/ công ty mình.

7 tips chào đón nhân viên mới

Dưới đây là một số cách chào đón đơn giản để nhân viên mới cảm thấy họ được chào đón.

Giao tiếp sớm và thường xuyên

Thay vì chỉ liên hệ với nhân viên mới một ngày trước khi họ đến nhận việc, bạn nên giữ liên lạc với họ trong suốt khoảng thời gian từ khi gửi thư mời nhận việc đến ngày nhận việc chính thức. Điều đó giúp bạn tạo mối quan hệ mật thiết với nhân viên và tránh tình trạng nhân viên từ chối đi làm mặc dù đã đồng ý nhận việc.

Trong khoảng thời gian này, bạn nên gửi cho người nhân viên đó tất cả những thông tin cơ bản về công ty bao gồm:

  • Quy tắc trang phục
  • Giờ làm việc
  • Lịch trình dự kiến cho tuần đầu tiên làm việc
  • Danh sách các công việc mà họ cần đảm nhận
  • Kế hoạch trong tháng tới của công ty

Khi biết càng nhiều về công ty, nhân viên mới càng cảm thấy thoải mái và chờ đợi ngày nhận việc chính thức.

? Xem thêm: 5 việc cần làm khi nhận công việc mới

Chuẩn bị những món quà nhỏ để chào mừng

Chuẩn bị những món quà nhỏ để chào mừng
Hãy chuẩn bị cho nhân viên mới một vài món quà nhỏ

Sổ tay nhân viên, văn phòng phẩm, cốc uống nước,… mặc dù chỉ là những món quà nhỏ nhưng cực kỳ có giá trị. Chúng khiến thành viên mới của công ty cảm thấy được chào đón. Tại JobsGO, các thành viên mới của chúng tôi sẽ được nhận thêm một tấm thiệp nhỏ cực xinh xắn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí chỗ ngồi của nhân viên mới với một chậu cây hoặc một bình hoa nhỏ.

Để sẵn trên bàn làm việc của người đó một chiếc bánh ngọt cho bữa sáng ngày đầu tiên cũng là một cách chào mừng tuyệt vời mà bạn nên cân nhắc và áp dụng.

Gửi email giới thiệu

Không phải ai cũng đủ tự tin để giới thiệu bản thân và nói chuyện với đồng nghiệp tại công ty mới vào ngày đầu tiên. Chính vì thế, người quản lý nên gửi một tin nhắn vào group chung của công ty để giới thiệu một cách thân tình về sự có mặt của thành viên mới trong team mình. Và phòng hành chính nhân sự nên gửi một email để giới thiệu về sự hiện diện của nhân viên mới một cách chính thức.

? Xem thêm: Giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm: Làm thế nào để tạo ấn tượng tốt?

Chuẩn bị hồ sơ nhân viên công ty

Tại các công ty lớn với nhiều thành viên, nhân viên mới có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên và khuôn mặt của mọi người. Để giúp bạn mới không cảm thấy bối rối vì không nhớ tên, chức vụ của người ngồi xung quanh, phòng hành chính nhân sự nên chuẩn bị sẵn hồ sơ nhân viên công ty. Trong bộ hồ sơ này, bạn hãy cung cấp ảnh của từng người, đính kèm tên, chức danh, phòng ban của họ.

Thành viên mới sẽ rất biết ơn bạn khi được nhận bộ hồ sơ nhân viên công ty.

Giao nhiệm vụ hướng dẫn cho một nhân viên giàu kinh nghiệm

Người quản lý là người giám sát quá trình gia nhập của thành viên mới trong nhóm. Tuy nhiên, khi được hướng dẫn bởi một nhân sự trong team, bạn mới có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Được kết nối với một nhân viên giàu kinh nghiệm giúp bạn mới nhanh chóng hiểu về các phòng ban, văn hóa của công ty.

Có kế hoạch làm việc rõ ràng

Có kế hoạch làm việc rõ ràng là điều quan trọng
Có kế hoạch làm việc rõ ràng là điều quan trọng

Sau khi được giới thiệu và tham quan văn phòng, đã đến lúc bắt đầu làm việc. Người quản lý cần tổ chức một buổi trò chuyện đơn giản để giúp nhân viên mới hiểu về cách làm việc của nhóm. Tốt nhất, bạn không nên giao cho nhân sự mới quá nhiều công việc trong ngày đầu tiên; tuy nhiên, cũng đừng để họ tự hỏi họ cần làm gì tiếp theo.

Vào tuần đầu tiên, bạn nên giao cho nhân viên mới của mình những nhiệm vụ đơn giản cần hoàn thành. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên gửi kèm các tài liệu chuyên ngành cần đọc để họ “lấp đầy” thời gian trống có thể có trong quá trình hoàn thành công việc được giao. Bằng cách này, nhân viên mới sẽ tự làm quen với công việc mà không cảm thấy căng thẳng hoặc chán nản.

Lên lịch ăn trưa cùng đồng nghiệp mới

Quản lý trực tiếp, các thành viên trong nhóm và bộ phận hành chính nhân sự nên ăn trưa cùng nhân viên mới trong tuần đầu tiên. Điều này giúp bạn mới cảm thấy được chào đón và trở thành một phần của nơi làm việc.

Tuyệt đối đừng để thành viên mới tự đi ăn một mình vào ngày đầu tiên. Vì sau bữa trưa đó, họ có thể sẽ xin nghỉ việc vì cảm giác cô đơn.

? Xem thêm: 7 lời khuyên hữu ích cho ngày đầu tiên đi làm tuyệt vời

Kết luận

Cách bạn chào đón có thể tác động to lớn đến trải nghiệm của nhân viên mới. Và đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn giữ chân nhân viên. Chính vì vậy, bạn nên dành thời gian, cũng như sự chú ý của mình để mang đến cho thành viên mới những trải nghiệm đầu tiên đầy hào hứng và tích cực.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: