Tuyển tập câu hỏi về Brand Communication thường gặp

Đánh giá post

Brand Communication đang là vị trí công việc hot thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Với đặc tính xu hướng, mới mẻ, sáng tạo và có tính cạnh tranh cao nên không quá khó hiểu khi các câu hỏi về Brand Communication trong vòng phỏng vấn tương đối “khó nhằn”. Không cần quá lo lắng, với bộ câu hỏi và gợi ý chi tiết dưới đây, JobsGO tin rằng bạn sẽ chinh phục thành công vị trí Brand Communication tại các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đa quốc gia.

1. Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn

câu hỏi về brand communication
Câu hỏi về Brand Communication nhà tuyển dụng thường hỏi

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Trước khi giới thiệu về bản thân, tôi/em xin gửi lời chào và cảm ơn chân thành tới quý công ty đã tạo điều kiện cho em trao đổi sâu hơn về vị trí Brand Communication. Em tên là …, cử nhân chuyên ngành … của Đại học … Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi/em đã tham gia thực tập và làm một số vị trí liên quan đến ngành học. Đây đều là những công việc tuyệt vời vì đã giúp tôi/em tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tôi/em mong muốn được học hỏi, nâng cao kỹ năng và tham gia những dự án lớn hơn. Đó chính là lý do tôi/em tham gia ứng tuyển tại vị trí Brand Communication của công ty. Cảm ơn anh/chị đã lắng nghe phần chia sẻ của em.

2. Bạn yêu thích phương pháp Marketing nào nhất?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Thưa anh/chị, phương pháp Marketing tôi/em yêu thích và sử dụng nhiều nhất trong công việc là … (phương pháp được liệt kê trong JD của công ty). Đây đều là các phương pháp kết hợp được giữa Marketing truyền thống và hiện đại nên sẽ đem đến hiệu quả tốt, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận được với đông đảo khách hàng mục tiêu.

các câu hỏi phỏng vấn Brand Marketing
Bạn yêu thích phương pháp Marketing nào nhất?

3. Trình bày cách thực hiện từ A đến Z của một chiến dịch truyền thông

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Một chiến dịch truyền thông dù lớn hay nhỏ cũng nên bắt đầu từ mục tiêu truyền thông gắn với yêu cầu kinh doanh mà thương hiệu muốn hướng tới. Mỗi mục tiêu sẽ có những định hướng và cách thức triển khai khác nhau nên không có bất kỳ công thức hay quy chuẩn chung nào cả.

Trước đây, tôi/em đã từng thực hiện chiến dịch khuyến mãi ngắn hạn để đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Với mục tiêu này, bước đầu tiên tôi/em thực hiện là tìm hiểu lý do đưa ra quyết định mua hàng của khách. Kế đến, tôi/em tiếp tục xác định điểm chạm online, offline và những tối tác có thể hỗ trợ truyền thông cho chương trình.

Sau khi xác định được những vấn đề cơ bản, tôi/em làm việc với các bộ phận liên quan để xây dựng nội dung, lên kế hoạch kinh phí, triển khai và theo dõi sát sao các chỉ số trong chiến dịch. Ngoài ra, tôi/em cũng lên kế hoạch dự phòng để kịp thời xử lý nếu có vấn đề phát sinh thêm.

4. Làm sao để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông đang triển khai?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Thưa anh/chị, theo cá nhân tôi/em, để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông, trước hết chúng ta cần xác định được mục tiêu thực sự của chiến dịch đó. Từ mục tiêu cụ thể chúng ta sẽ vạch ra những tiêu chí đánh giá cụ thể. Chẳng hạn, với chiến dịch truyền thông xây dựng lòng trung thành với thương hiệu thì các tiêu chí đánh giá không thể chỉ xoay quanh chỉ số hay doanh thu. Khi đó, tiêu chí đánh giá chuẩn xác phải dựa trên số lượng người tham gia chiến dịch, % khách hàng mới, khách hàng cũ, số người thảo luận, tương tác với chiến dịch, tính chất các cuộc thảo luận,… Để đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên các yếu tố này rất khó. Vì vậy, các thương hiệu nên đặt mục tiêu từ trước để có sự so sánh, phân tích và đối chiếu với kết quả thực tế trong quá trình triển khai.

5. Bạn tìm kiếm Insights khách hàng bằng cách nào?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Để tìm kiếm Insights khách hàng chuẩn xác nhất, tôi/em thường đặt mình vào vị trí của họ rồi xác định vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết được. Có nhiều cách xác định Insights khác nhau và tôi/em thường phỏng vấn hoặc thực hiện khảo sát. Bởi các phương pháp này giúp tôi/em xây dựng được tư 2 – 3 chân dung khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều chi phí. Bên cạnh những phương thức truyền thống này, tôi/em cũng đọc các tin bài liên quan, nghiên cứu thêm nhiều phương pháp xác định Insights mới mẻ, hiệu quả để kết hợp và sử dụng cho các chiến dịch truyền thông sau này.

brand Communication la gì
Bạn tìm kiếm Insights khách hàng bằng cách nào?

6. Bạn tối ưu SEO cho nội dung mình viết như thế nào?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Khi tối ưu SEO cho nội dung bài viết của mình, tôi/em thường tập trung vào một số tiêu chí quan trọng như sau:

  • Mật độ từ khóa: Dao động từ 2 – 5%, được lồng ghép vào các vị trí phù hợp, không bị nhồi nhét hoặc mất cân đối với dung lượng bài viết.
  • Thẻ tiêu đề: Kiểm tra đầy đủ các thẻ tiêu đề H2, H3, H4,… và đánh số thứ tự để tăng tính nhận diện của bài viết trên thanh công cụ tìm kiếm.
  • Hình ảnh: Lựa chọn hình ảnh rõ nét, có chú thích và sử dụng Alt tag để mô tả chi tiết thuộc tính của ảnh.
    URL: Sử dụng URL nhỏ cùng từ khóa nhằm giúp URL thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

7. Bạn hướng nội dung bài viết phù hợp với đối tượng tiếp nhận như thế nào?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Theo cá nhân tôi/em, để hướng nội dung bài viết phù hợp với đối tượng tiếp nhận, giai đoạn tìm hiểu ban đầu phải được thực hiện thật chuẩn chỉnh. Bởi khi thực hiện tốt bước này, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được đối tượng mục tiêu. Từ đó, việc sáng tạo nội dung, lựa chọn kênh phân phối cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc định hướng nội dung bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu chưa dừng lại ở đó. Chúng ta vẫn cần phân tích đối thủ cạnh tranh, thu thập phản hồi, đánh giá, tương tác,… của độc giả sau khi tiếp cận với nội dung để có được những định hướng ưu việt hơn trong tương lai.

8. Bạn làm gì để nâng cao nhận diện thương hiệu với công chúng?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Nhận diện thương hiệu là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu với mỗi doanh nghiệp và thương hiệu. Để tăng độ phủ cho một thương hiệu bất kỳ, theo tôi/em “chìa khóa” quan trọng nhất chính là Insights khách hàng. Bởi chi khi thực sự hiểu về những tâm tư, trạng thái tâm lý cũng như mong mỏi của họ chúng ta mới có thể sáng tạo nên những thông điệp, chiến dịch truyền thông có điểm chạm cao với độ phủ sóng rộng khắp.

9. Bạn sẽ làm thế nào nếu chiến dịch truyền thông hoạt động không tốt?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Không phải kế hoạch, chiến dịch truyền thông nào cũng diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch định sẵn. Với các chiến dịch hoạt động không tốt, theo tôi/em điều quan trọng nhất là xem xét lại mục tiêu ban đầu xem nó có phù hợp với tình hình doanh nghiệp ở thời điểm triển khai hay không. Kế đến, từng khâu nhỏ trong chiến dịch cũng cần được xem xét, điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.

10. Bạn xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Gợi ý trả lời câu hỏi về Brand Communication:

Theo tôi/em, xử lý khủng hoảng truyền thông không đơn thuần là ngăn chặn khủng hoảng khi nó diễn ra mà là cả quá trình xây dựng hình ảnh của thương hiệu. Tùy theo hình ảnh thương hiệu xây dựng trong mắt công chúng, chúng ta sẽ có hướng xử lý khéo léo để hạn chế tối đa ảnh hưởng về cả uy tín và tài chính.

Hy vọng bộ câu hỏi về Brand Communication trong bài viết hữu ích với bạn. Nếu đã có kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Brand Communication, bạn hãy để lại một vài tips hữu ích để mọi người cùng tham khảo nhé. Đừng quên theo dõi jobsgo.vn để nhận được những bài viết mới nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: